Thursday, February 21, 2019

Trọng: Anh lại đi trốn à?

Anh Trọng sẽ thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24-25/2 và thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia từ 25-26/2. Trong khi đó Kim Ủn sẽ đến Việt Nam ngày 25/2 để đi thăm thú một số nơi ở Việt Nam. Tại sao anh Trọng lại phải tránh mặt Kim Ủn như vậy? Mấy bài trước Nam cũng đã nói sơ sơ rồi. Giờ chém gió tiếp.
Anh Trọng với Kim Ủn là người đồng cấp. Lẽ ra khi Ủn sang thì anh Trọng sẽ là người đón tiếp với cương vị đầu đảng và chủ tiệm nước chứ không để anh Phúc lo hết được. Nhưng theo cá nhân Nam suy đoán từ trước là do anh Trọng sợ phật lòng bên Bắc Kinh vì nếu anh Trọng mà gặp Ủn xong mà Ủn và Ông Trump đạt được thỏa thuận thì khác gì anh Trọng chính là thằng tiếp tay cho Ủn thoát kiếp Chí Phèo của Tàu. Như thế thì ngang với phản chủ. Lý do nữa là Mỹ khả năng có hứa hẹn lợi ích gì đó với Việt Nam nếu thuyết phục được Ủn thuận theo ý Mỹ. Nếu anh Trọng mà gặp Ủn xong mà hai bên Mỹ-Triều đạt thỏa thuận nào đó thì anh Trọng cũng bị mang tiếng là ngả về Mỹ mà phản chủ vì bị dính vào vai trò thuyết khách.
Anh Trọng rất cáo già trong vụ này, kể cả vụ báo chí cả nước rầm rộ vụ kỷ niệm chiến tranh biên giới 17/2 nhưng anh Trọng im re và cho Trương Tấn Sang nguyên chủ tịch nước đi thay. Chứng tỏ anh Trọng rất sợ làm phật lòng Bắc Kinh. Chuyến thăm lần này không phải trong lịch trình định trước mà chỉ là lời mời của bên hai nước kia nhằm đối phó giúp anh Trọng tránh mặt Ủn cũng như cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên. Theo Nam thì vụ tránh mặt này không phải do bên Tàu chỉ đạo mà là anh Trọng dàn xếp để không làm mất lòng Bắc Kinh mà thôi. Nhìn lú lú thế mà cáo ra phết. Anh Trọng đi hết 26/2 là xong. Ngày 27/2 thì Ủn và ông Trump bước vào hội nghị. Thế là anh Trọng chẳng liên quan gì. Bắc Kinh có nổi giận hay đổ tội thì thằng Phúc với thằng Đam gánh vì là hai thằng hăng hái nhất trong vụ này, tao chẳng liên quan. Khôn bạc cả tóc.
Mà cũng chưa biết thế nào được. Khéo bên Mỹ lại nói gì đó với anh Phúc cùng phe cánh rằng: Tụi mày cứ dàn xếp xong vụ này ngon lành cho anh, anh bảo kê hết. Tụi thằng Trọng với bọn Trung Quốc anh không vướng. Anh treo bom thuế trên đầu chúng nó, bố nó cũng không dám làm gì chú đâu Phúc ạ. Còn cái thằng Trọng phận tôi mọi cho bọn Trung Quốc thì anh không để ý. Trung Quốc anh còn đánh cho bét nhè thì cỡ cu Trọng vướng gì đâu. Biết đâu được ấy nhỉ. Vụ này vớ vẩn anh Phúc lại lên Tổng Bí Thư như chơi. Khéo trong các điều kiện thỏa thuận chiến tranh thương mại Mỹ – Trung lại có điều kiện là Tập Cận Bình à mày phải cho Phúc thay thằng Trọng Lú thì sao. Chính trị thật là nhiều trò. Trước giờ anh Phúc chẳng nhắm cái ghế đó mãi còn gì. Biết đâu Phúc phản Dũng chỉ là khổ nhục kế để chờ cơ hội phục thù cho Dũng và phe cánh. Haizzz.
Nếu đúng là như thế thì vụ này anh Trọng cũng đái ra quần nhỉ. Biết đâu sang Lào hay Cam rồi bị Tập Cận Bình nó phím đàn em thịt đẹp thì sao nhỉ? Lại như anh Quang ấy thôi. Haizz. Tập nó mà đã quyết thì đến bố Tô Lâm sống lại cũng không dám đứng ra cứu anh Trọng. Eo ơi nghĩ mà sợ thế anh Trọng nhở.
P/s: Chém gió cho vui thế thôi chứ chưa biết sự thật là gì./.

Nuôi án, một trò khốn nạn của ngành công an


Đỗ Văn Ngà|

nh Trọng sẽ thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24-25/2 và thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia từ 25-26/2. Trong khi đó Kim Ủn sẽ đến Việt Nam ngày 25/2 để đi thăm thú một số nơi ở Việt Nam. Tại sao anh Trọng lại phải tránh mặt Kim Ủn như vậy? Mấy bài trước Nam cũng đã nói sơ sơ rồi. Giờ chém gió tiếp.
Anh Trọng với Kim Ủn là người đồng cấp. Lẽ ra khi Ủn sang thì anh Trọng sẽ là người đón tiếp với cương vị đầu đảng và chủ tiệm nước chứ không để anh Phúc lo hết được. Nhưng theo cá nhân Nam suy đoán từ trước là do anh Trọng sợ phật lòng bên Bắc Kinh vì nếu anh Trọng mà gặp Ủn xong mà Ủn và Ông Trump đạt được thỏa thuận thì khác gì anh Trọng chính là thằng tiếp tay cho Ủn thoát kiếp Chí Phèo của Tàu. Như thế thì ngang với phản chủ. Lý do nữa là Mỹ khả năng có hứa hẹn lợi ích gì đó với Việt Nam nếu thuyết phục được Ủn thuận theo ý Mỹ. Nếu anh Trọng mà gặp Ủn xong mà hai bên Mỹ-Triều đạt thỏa thuận nào đó thì anh Trọng cũng bị mang tiếng là ngả về Mỹ mà phản chủ vì bị dính vào vai trò thuyết khách.
Anh Trọng rất cáo già trong vụ này, kể cả vụ báo chí cả nước rầm rộ vụ kỷ niệm chiến tranh biên giới 17/2 nhưng anh Trọng im re và cho Trương Tấn Sang nguyên chủ tịch nước đi thay. Chứng tỏ anh Trọng rất sợ làm phật lòng Bắc Kinh. Chuyến thăm lần này không phải trong lịch trình định trước mà chỉ là lời mời của bên hai nước kia nhằm đối phó giúp anh Trọng tránh mặt Ủn cũng như cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên. Theo Nam thì vụ tránh mặt này không phải do bên Tàu chỉ đạo mà là anh Trọng dàn xếp để không làm mất lòng Bắc Kinh mà thôi. Nhìn lú lú thế mà cáo ra phết. Anh Trọng đi hết 26/2 là xong. Ngày 27/2 thì Ủn và ông Trump bước vào hội nghị. Thế là anh Trọng chẳng liên quan gì. Bắc Kinh có nổi giận hay đổ tội thì thằng Phúc với thằng Đam gánh vì là hai thằng hăng hái nhất trong vụ này, tao chẳng liên quan. Khôn bạc cả tóc.
Nếu đúng là như thế thì vụ này anh Trọng cũng đái ra quần nhỉ. Biết đâu sang Lào hay Cam rồi bị Tập Cận Bình nó phím đàn em thịt đẹp thì sao nhỉ? Lại như anh Quang ấy thôi. Haizz. Tập nó mà đã quyết thì đến bố Tô Lâm sống lại cũng không dám đứng ra cứu anh Trọng. Eo ơi nghĩ mà sợ thế anh Trọng nhở.Mà cũng chưa biết thế nào được. Khéo bên Mỹ lại nói gì đó với anh Phúc cùng phe cánh rằng: Tụi mày cứ dàn xếp xong vụ này ngon lành cho anh, anh bảo kê hết. Tụi thằng Trọng với bọn Trung Quốc anh không vướng. Anh treo bom thuế trên đầu chúng nó, bố nó cũng không dám làm gì chú đâu Phúc ạ. Còn cái thằng Trọng phận tôi mọi cho bọn Trung Quốc thì anh không để ý. Trung Quốc anh còn đánh cho bét nhè thì cỡ cu Trọng vướng gì đâu. Biết đâu được ấy nhỉ. Vụ này vớ vẩn anh Phúc lại lên Tổng Bí Thư như chơi. Khéo trong các điều kiện thỏa thuận chiến tranh thương mại Mỹ – Trung lại có điều kiện là Tập Cận Bình à mày phải cho Phúc thay thằng Trọng Lú thì sao. Chính trị thật là nhiều trò. Trước giờ anh Phúc chẳng nhắm cái ghế đó mãi còn gì. Biết đâu Phúc phản Dũng chỉ là khổ nhục kế để chờ cơ hội phục thù cho Dũng và phe cánh. Haizzz.
P/s: Chém gió cho vui thế thôi chứ chưa biết sự thật là gì./.

Chính quyền Tp HCM phải trả lư hương về vị trí cũ


Nguyễn Tường Thụy|

hông phải ngẫu nhiên mà vào đúng ngày kỷ niệm 40 năm Trung Cộng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, Quận 1 Tp HCM cho xe rác vây quanh tượng đài Trần Hưng Đạo ở phường Bến Nghé, sực mùi xú uế, dùng vật chắn, dây dợ vây quanh tượng đài, đặt biển báo công trường đang thi công để ngăn chặn người dân đến thắp hương. Sự phẫn nộ của dư luận đang dâng lên từng giờ thì táo tợn hơn, cùng ngày, quận này lại cho cẩu lư hương đi chỗ khác, đẩy sự giận dữ trong công chúng lên ngùn ngụt.
Mọi lời giải thích từ nhà chức trách Quận 1 không có lý do nào thuyết phục, rằng đặt lư hương ở nơi công cộng không phù hợp với tâm linh của người Việt, rằng cẩu đi để đặt lư hương vào đúng vị trí thờ phụng.
Ngay lập tức, cư dân mạng không khó để tìm ra rất nhiều tượng đài kèm lư hương đặt ở nhiều nơi. Đó là Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Nha Trang, Quy Nhơn, Vũng Tàu, đảo Nam Yết, đảo Song Tử Tây, Hải Dương. Tượng Hồ Chí Minh kèm lư hương còn nhiều hơn, hầu như tỉnh thành nào cũng có. Có người chỉ nhoằng một cái đã kê ra ảnh một loạt tượng đài Hồ Chí Minh kèm lư hương ở Công an tỉnh Ninh Bình, ở quảng trường TP. Cam Ranh, TP Vũng Tàu, ở khuôn viên Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, ở Kho 205 Bộ Quốc phòng…
-
Xin hỏi lãnh đạo Tp HCM và Quận 1, phải chăng, những lư hương kèm theo các tượng đài này đều đặt không phù hợp và cần di dời?
Phải chăng, lư hương trước những tượng đài như thế này đặt không đúng vị trí, cần phải di dời?
Từ khi xây dựng năm 1967 đến nay, tượng đài Trần Hưng Đạo nói trên đã trở thành thiêng liêng, gắn với tâm linh người dân Sài Gòn, là biểu tượng cho tinh thần chống ngoại xâm của cha ông ta. Thế mà chỉ có vài người mà dám bàn nhau cẩu lư hương đi như thể mang đi một thứ đồ gốm. Đây là một sự hỗn láo, xấc xược với tiền nhân, không thể dung thứ.
*
Có thật là tượng đài Trần Hưng Đạo đặt không đúng chỗ nên phải di dời cho đúng vị trí?
Trước ngày 17/2, Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng thông báo sẽ đến tượng đài Trần Hưng Đạo thắp hương tưởng niệm liệt sĩ đã hy sinh trong chiến đấu chống quân TQ xâm lược nhân kỷ niệm 40 năm chiến tranh Trung – Việt. Ngày 17/2, nhiều người trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng bị canh giữ không cho đến nơi tưởng niệm, một số người đến được tượng đài lập tức bị áp giải trở về.
Nơi đây cũng là địa điểm mà các tổ chức xã hội dân sự thường đến thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Cộng hàng năm hoặc làm nơi hẹn mỗi khi kêu gọi biểu tình. Vì vậy, có thể khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo có ấn tượng không thiện cảm đối với nhà cầm quyền.

Việc dỡ bỏ lư hương phải chăng xuất phát từ việc ngăn chặn bọn “phản động” đến thắp hương cho liệt sĩ chống Tàu và cha ông đã từng đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, làm mếch lòng anh bạn vàng Trung Quốc? Phải chăng, do Trần Hưng Đạo là vị tướng tài ba lỗi lạc, đã từng đánh cho quân Nguyên không còn mảnh giáp, Thoát Hoan phải chui ống đồng tháo chạy, để lại nỗi nhục nhã muôn đời cho kẻ thù xâm lược?
Luận điệu cẩu lư hương đi để đưa về đúng vị trí thờ phụng là không thể chấp nhận. Có phải hàng trăm lư hương đặt kèm tượng đài ở khắp nơi đều “không phù hợp” cần phải dỡ bỏ đưa về “đúng vị trí”?
Có người còn lo rồi đây, các quận huyện khác học theo quận 1, các tỉnh thành khác học theo Tp HCM dẫn đến một cuộc càn quét lư hương ở các tượng đài nơi công cộng.
Liên quan đến việc cẩu lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo, một trang báo cho biết, “ngày 15-1-2019, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu đã có văn bản giao UBND quận 1 thực hiện việc tu sửa, tôn tạo công trình tượng đài Trần Hưng Đạo và tượng đài Thánh Gióng”.
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM vừa qua đời
Hôm nay, sau 3 ngày văn bản này được thực thi, báo chí đồng loạt đưa tin bà Nguyễn Thị Thu từ trần. Dư luận đang xôn xao cho rằng 2 sự việc có liên quan đến nhau, là hậu quả của việc báng bổ thánh thần. Tôi không khẳng định trường hợp này nhưng tin rằng quả báo là có thật.
Lựa chọn khôn ngoan nhất cho chính quyền quận 1 và Tp HCM là xin lỗi nhân dân, trả lư hương về vị trí cũ và thắp hương ăn năn trước Đức Thánh Trần./.

Ai đánh?

(FB Ong Laido)
Có 3 cựu chiến binh ngồi nhậu cùng nhau.
Một cựu chiến binh trẻ thấy anh kế bên bị vết thương dài ở ổng quyển chân thì liền hỏi: Sao anh lại có vết thẹo to thế.
cựu chiến binh ấy liền nói: à thì, hồi xưa anh đi chống Pháp, bị Pháp nó bắn vào chân nên mới bị thế.
Cựu chiến binh trẻ hỏi anh còn lại: Còn anh, sao anh lại bị lặt lìa cánh tay ra ghê vậy?
Cựu chiến binh nói: Hồi xưa anh đi chống Mỹ , anh bị miểng bom Mỹ nó văng vào, mà chữa trị không tốt nên mới bị như thế đấy.
Hai anh cựu chiến binh thấy mặt anh cựu chiến binh trẻ có vết thẹo dài cả bên mặt liền hỏi: Thế chú em bị gì mà bị vết thẹo này thế. Kiểu này là bị bể cả xương mặt chứ không phải chơi.
Cựu chiến binh trẻ: Dạ cái này là do em đi chống Trung Quốc đó ạ.
Hai anh cựu chiến binh hỏi tiếp: Thế chú mày bị Trung Quốc nó đánh àh.
Cựu chiến binh trẻ: Dạ không phải. Em bị công an Hà Nội đánh đó ạ.

Cướp ấn đền Trần và cẩu lư hương Thánh Trần

Những năm 2000, đền Trần ở Lào Cai, ngay thị xã Lào Cai, bên bờ sông Nậm Thi có bức tượng Đức Thánh Trần oai nghi đứng chống gươm nhìn sang phía Trung Quốc, đền thờ của Ngài ngự trên ngọn đồi cao, tượng của Ngài đứng trước đền. Sau 20 năm, quay trở lại Lào Cai, điều làm tôi hãi hùng nhất là đền Mẫu và Đền Trần – hai ngôi đền lớn nhất Lào Cai đã hoàn toàn thay đổi, tượng Đức Thánh Trần bị bứng đi mất, thay vào đó là một tiểu viên với 12 con giáp Tí Sửu Dần Mão Thìn…, nền chân tượng đã bị ủi thấp xuống chừng 20 mét so với nền cũ. Tiểu viên 12 con giáp cũng là nơi các đôi nam nữ du khách Trung Quốc cõng nhau, ôm nhau chụp hình nhiều nhất…
Trong lúc du lịch khai thác triệt để vào các ngôi đền liên quan đến Trần Hưng Đạo, như lễ khai ấn đền Trần ở Nam Định, lễ phát lộc đền Trần ở Lào Cai và Hưng Yên, lễ khai lộc đền Trần ở các quận trong thành phố Sài Gòn và hầu hết các đền Trần ở các tỉnh trên cả nước. Đùng một cái, câu chuyện cẩu bát nhang trước tượng Trần Hưng Đạo ở quận 1, Sài Gòn khiến tôi nghĩ đến ngay hai vấn đề: Trung Quốc đã thao túng Sài Gòn và; Kĩ nghệ du lịch bẩn đã vào tận đền thờ.
Ở vấn đề thứ nhất, Trung Quốc đã thao túng Sài Gòn. Sở dĩ tôi đặt câu hỏi như vậy bởi tôi liên tưởng đến đền Trần Lào Cai. Thời bức tượng Thánh Trần bị bứng đi ở đến Trần Lào Cai là thời ông Giàng Seo Phử làm Bí thư tỉnh ủy Lào Cai. Thời đó, ông Phử còn hơn cả một ông vua xứ Lào Cai. Ông xây biệt thự trong khu phố khá yên tĩnh nhưng phồn thịnh của Lào Cai. Nhà ông Phử xây trong khuôn viên một khu vườn cổ, bên hông trường trung học Lào Cai, diện tích chừng 1500 mét vuông, được “dồn điền đổi thửa” từ rất nhiều ngôi nhà trên phố. Cái giếng cổ đóng ngay vị trí phòng khách của ông Phử, ông cho lấp và mời một thầy địa lý bên Tàu sang bấm độn, giếng phải lấp 2 lần, lấp xong, lại đào lên và trục sạch đất đen sau đó yểm châu sa thần sa lại lấp thêm lần nữa. (Tôi biết chuyện này vì lúc đó tôi lang thang ra Lào Cai, làm thợ hồ ngay trong công trình này).
Chợ và cửa khẩu xây xong thì tượng Đức Thánh Trần trên đền Trần Lào Cai bị biến mất và thay vào đó là tiểu viên 12 con giáp. Cũng từ đó đến nay, trên đất Lào Cai, nói đến đền Trần, người ta nghĩ ngay đến chuyện một ông thánh cho lộc và đến xin lộc chứ chẳng mấy ai quan tâm đến yếu tố lịch sử hay giá trị lịch sử của ngôi đền. Đền được hoạt động như một điện thờ và có một nhóm hầu đồng phía sau đền. Cũng sau vụ tượng Thánh Trần biến mất, ông Phử được điều ra trung ương và tiếp tục thăng quan tiến chức như diều gặp gió… Cho đến ngày ông chết!Nhưng vấn đề không phải là lấp giếng mà cửa chính phòng khách nhà ông Phử nhìn sang ngọn đồi có đài truyền hình Lào Cai đặt angten, ông thầy địa lý người Trung Quốc cầm la bàn nhắm hướng, thấy cột angten (cách nhà ông Phử chừng 3km nằm ngay tim phòng khách, vậy là ông Phử bốc điện thoại, gọi một cú, đài truyền hình Lào Cai phải dời cột ang ten sang quả đồi khác. Cùng lúc ông Phử xây nhà thì khu chợ quốc tế và cửa khẩu quốc tế Việt – Trung đang được xây dựng, mối quan hệ Việt – Trung đang rất gần gũi trên đất Lào Cai nhờ sự chỉ đạo và hợp tác với Trung Quốc của ông Phử.
Và nói một cách nghiêm túc thì dường như việc làm cho tượng Thánh Trần biến mất cũng đồng nghĩa với một mốc thời gian mới, người Trung Quốc có mặt, mua bán, hoạt động kinh doanh và thao túng toàn bộ thành phố Lào Cai, có vẻ như họ mới là chủ nhân thật sự của thành phố này. Và điều đó cũng cho thấy rằng cái mốc thời gian tượng thánh Trần bị bứng đi như một tín hiệu rằng người Trung Quốc đã chính thức làm bá chủ từ đó.
Và kéo theo sau việc di dời tượng là việc mở rộng du lịch “tâm linh” bằng cách biến các điểm thờ phụng thiêng liêng về Đức Thánh Trần thành nơi cho lộc, ban lộc và nhanh chóng đẩy những điểm thờ phụng thành chỗ ồn ào, nhặng xị, lộn xộn, bừa bãi, phức tạp… Phong trào xin lộc đền Trần đến thời điểm này đã mở rộng qui mô trên cả nước. Xét về mặt ngoại giao và sử chính trị, có chiến thắng nào dành cho người Trung Quốc lớn hơn việc biến nơi thờ phụng một vị anh hùng đánh đuổi giặc Tàu thành nơi hoạt động mê tín di đoan và lộn xộn?!
Gần đây, việc cẩu bát nhang ở trước tượng đài Trần Hưng Đạo tại quận 1, Sài Gòn lại một lần nữa khiến tôi sởn gai ốc vì một Lào Cai khác đang hiện hình ở Sài Gòn! Việc chiêm bái và hầu hết những buổi tưởng niệm Trường Sa – Hoàng Sa hay chiến tranh biên giới 1979 của giới trí thức, văn nghệ sĩ Sài Gòn đều diễn ra trước chân tượng đài Trần Hưng Đạo là dễ hiểu, bởi có ai chống Tàu, đánh Tàu và nuôi tinh thần, ý chí chống ngoại xâm phương Bắc cho hậu thế một cách sâu sắc như ngài?!
Nhìn bên ngoài, người ta dể nhầm tưởng rằng việc di dời lư hương từ chân tượng về đền Trần ở quận 1 chỉ đơn giản là nhằm tránh các nhóm biểu tình tụ tập trước tượng đài và là hành vi chính trị bẩn của phía nhà cầm quyền đối với giới hoạt động dân chủ, hoạt động chống Trung Quốc xâm lược… Nhằm dễ quản lý hơn và đưa vào chương trình du lịch tâm linh tại ngôi đền này… Nhưng thực chất, việc biến nơi từng nghi ngút hương khói trở thành công viên đi dạo và các đôi nam nữ cũng có thể ngồi tình tứ trước bức tượng không nhang cũng là một kiểu hô biến bức tượng để thay vào đó một tiểu viên 12 con giáp như Lào Cai từng làm. Một khi bứng lư hương được để mở công viên, thì người ta cũng có thể nói rằng nơi công viên có một bức tượng sẽ làm giảm đi vẻ thơ mộng của công viên và mất đi vẻ tôn nghiêm của tượng đài, thôi thì qui về một mối ở sân đền, coi như xong.
Nhưng, có một vấn đề khác, đó là ai đã đứng sau những cái quyết định bứng lư hương? Và một khi nơi thờ phụng, không khí thiêng liêng của thần tượng chống Tàu, đánh Tàu bị hô biến thành chỗ hoạt động công cộng, điều đó cũng đồng nghĩa với ý nghĩa lịch sử của thần tượng bị xóa mất. Bài học Lào Cai là một điển hình. Và mối nguy xin lộc, cầu lộc đền Trần đang hình thành tại thành phố Sài Gòn, thay vì Thánh Trần là biểu tượng của lòng yêu nước và giữ nước thì bây giờ Thánh Trần lại trở thành một ông thần cho lộc, chuyên đáp ứng tâm lý tham lam và ham hố, bất chấp và giành giật của con dân Việt. Thánh trần bị hô biến từ biểu tượng yêu nước sang biểu tượng lòng tham./.

Những cái chết xôn xao dư luận xã hội


Trước đó, một cái chết trong vụ giết người dã man, tàn bạo mà nạn nhân là cô gái là sinh viên ở Điện Biên bị một toán 5 tên lừa mang gà đến bán rồi bắt giữ từ chiều 30 tết sau đó cưỡng hiếp suốt  mấy ngày cho đến đêm 02 tết thì bị giết chết và vứt xác vào một chiếc nhà hoang.
Điều oái oăm, là ngay sau khi con mình bị mất tích, gia đình đã báo ngay cho cảnh sát và kêu cứu trên mạng xã hội. Thế nhưng phía cảnh sát đã không truy tìm hoặc có hành động nào nhằm cứu giúp cô gái. Cho đến khi một người dân phát hiện xác chết mới báo cho mọi người và cảnh sát mới vào cuộc khởi tố vụ án rồi tìm ra 5 hung thủ.
Oái oăm hơn, là nếu cảnh sát hành động kịp thời, thì cô gái đã thoát chết bởi địa bàn khu vực rất nhỏ, những đối tượng gây án là những kẻ nghiện hút đã có danh sách quản lý của cảnh sát. Những hình ảnh camera dọc đường đã ghi lại hình ảnh tên sát nhân chở lồng gà của cô gái đi rất rõ ràng.
Thế nhưng, nhà cầm quyền đã rầm rộ khen thưởng những cảnh sát tham gia vụ án.
Dư luận xã hội đặt ra câu hỏi: Nếu cảnh sát hành động kịp thời, cô gái đã không chết. Nhưng  họ đã không làm như vậy và cái chết đã xảy ra. Vậy thì cảnh sát được thưởng vì điều gì? Phải chăng việc cảnh sát điều tra tội phạm là việc làm “từ thiện”? Vì thế thích thì làm mà không thì thôi?
Dư luận xã hội lên án nặng nề những hành động của nhà cầm quyền và của cảnh sát CSVN trong việc coi tính mạng người dân như cỏ rác.
Một cái chết vừa xảy ra ngày 20/2/2019 cũng xôn xao mạng xã hội, đó là cái chết của bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Tp HCM.
Sở dĩ cái chết này được đem ra bàn tán, vì trước đó, nà Nguyễn Thị Thu là người đã ký văn bản “tu sửa lại Tượng đài Trần Hưng Đạo và Thánh Gióng” ở Sài Gòn, những tượng đài có từ lâu ở đây và là nơi người dân thường tập trung khi có các sự kiện tưởng nhớ đến tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.
Điều người ta chú ý, đó là nhằm ngăn cản những người dân có tinh thần quyết liệt chống hiểm họa Trung Cộng xâm lược thường ra đây dâng hương tưởng niệm. Đặc biệt là ngày 17/2/2019, để ngăn chặn người dân tập trung tại đây tưởng niệm 40 năm ngày Trung Cộng gây chiến tranh xâm lược trên biên giới phía Bắc gây cái chết cho hàng vạn đồng bào, chiến sĩ Việt Nam - mà mấy chục năm nay, nhà cầm quyền đã buộc người dân phải lãng quên vì Trung Cộng đã trở thành bạn vàng của Đảng Cộng sản – nhà cầm quyền Sài Gòn đã cho dùng xe rác chắn bức tượng Đức Thánh Trần, đồng thời cho máy cẩu đưa chiếc đỉnh hương trước bức tượng của ngài đi nơi khác.  
Hành động này của nhà cầm quyền được cho là hành động vô ơn, phản bội và báng bổ những tiền nhân đã có công lao với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm.
Và bà Nguyễn Thị Thu là người ký quyết định làm việc này trước đó.
Cái chết của bà Thu được nói đến nhiều như một sự trừng phạt đối với việc làm trên của đám tay chân của nhà cầm quyền.
Điều không bình thường, là sau khi cái chết này xảy ra, khắp mạng xã hội đã tỏ thái độ không đau buồn, ngược lại nhiều người còn phấn khích như một tội ác bị trả giá. Đến mức một Facebooker thốt lên rằng: “Xem những tin tức về cái chết của quan chức, thái độ người dân hình như không phải là con dân của nước Cộng sản Đông Lào nữa” ( Đông Lào: Cách nói chỉ Việt Nam).
Thái độ của người dân, đã nói lên một điều rất rõ ràng: Nhà cầm quyền mà đại diện là quan chức cộng sản, đã hoàn toàn không có vị trí trong trái tim và tình cảm của người dân, trái lại, đó là những sự căm hờn, khi bộ máy cộng sản hiện tại đã mang lại cho nhân dân, đất nước, dân tộc biết bao tai họa.
20/2/2019
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Phải chăng rủa sả là để tự vệ?

Image result for cau lu huong duc thanh tran hung dao

Tượng đài Đức thánh Trần những ngày này bỗng dưng được người dân quan tâm đặc biệt sau sự cố “cẩu lư” vào ngày 17 tháng 2 vừa qua. Chưa bao giờ không gian mạng lại bận rộn chỉ tập trung vào một đề tài như thế. Mở ra bất cứ trang nào cũng thấy người chủ trang chăm chú nhìn vào việc này, nhất là sau khi nghe tin bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND thành phố qua đời ba ngày sau khi chiếc lư trước tượng đài bị câu đi.
Trăm nơi như một, người ta hân hoan cho rằng bà Thu bị thánh thần xử phạt vì đã phạm vào tội bất kính với tiền nhân. Người ta vạch ra bằng chứng là trong tư cách là Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội bà Thu đã ký một văn bản “phạm thượng” cho phép di dời chiếc lư hương từ chỗ cũ của nó về đền thờ Đức Thánh Trần ở số 36 Võ Thị Sáu. Quyết định được bà Thu ký ngày 15 tháng 1 năm 2019 và một tháng sau thì bà qua đời.
Có hàng ngàn nhận xét về hiện tượng này nhưng chung quy nhắm tới luật nhân quả cho người nào xem việc tàn phá văn hóa tâm linh hay báng bổ thần thánh đều bị trừng phạt. Sự trừng phạt ấy nếu xảy ra nhanh chóng như trường hợp bà Thu có lẽ là điều hiếm khi xảy ra, nhưng khi nó xảy ra thì niềm tin vào sự trừng phạt của thánh thần được nhân lên gấp bội, bất kể việc này chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người ta không muốn nghe hai từ ngẫu nhiên bởi sự tin tưởng vào thế giới huyền bí khó giải thích hơn là sự giải thích theo cách khoa học.
Nhất là khi niềm tin ấy đính kèm lòng hả hê vì sự tàn bạo của một chính quyền chỉ biết tham lam phá hoại.
Rất nhiều người dân không biết tại sao chính quyền có quyết định “cưỡng chế” chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo tại sông Sài gòn. Họ không có khái niệm về việc chiếc lư hương được cho là vật giúp người có lòng dạ với đất nước trước họa diệt vong của Trung Quốc làm nơi lưu giữ chút hương khói dâng lên Đức Thánh Trần.
Sự căm giận của người dân trong vụ này được bộc lộ. Họ không thù oán hay có định kiến với bà Nguyễn Thị Thu nhưng khi nghe tin bà chết là họ ùn ùn reo hò bằng những từ ngữ xúc xiểm tệ hại nhất. Phải chăng đó là dịp để người dân đánh trả thói quen xem thường dân chúng của chính quyền các cấp? Họ đã sống dưới sự kềm kẹp, chà đạp lẫn khinh bỉ quá lâu đủ để lòng căm giận chế độ lên men sau nhiều năm được ủ. Tâm lý hả hê không giấu giếm đã làm một số người bất mãn, cho rằng như vậy là tàn ác đối với người đã mất.
Đáp lại sự lên án ấy là những câu chữ không kém phần thuyết phục. Bà Thu bị ghét bỏ như vậy vì chính tay bà đã ký một quyết định báng bổ thần thánh. Bất cứ vì lý do gì kể cả lý do chế độ lo sợ người biểu tình thì cũng phải suy xét cặn kẽ trước một quyết định mất lòng dân như vậy. Mạo phạm một hình tượng uy vũ như Trần Hưng Đạo không khác gì lấy cây thọc vào tượng Chúa hay bôi bẩn lên khuôn mặt Đức Phật Thích Ca. Nguồn cơn tại bà phụ trách văn hóa nhưng lại không hiều chút gì về văn hóa tâm linh của người dân nên bà bị rủa sả.
Nhưng xét cho cùng, văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa vốn hiền lành, tha thứ không chấp nê, sao lại đưa đẩy tới chốn thị phi nghiệt ngã như hôm nay, khi con người sẵn lòng nguyển rủa một người vừa nằm xuống chưa kịp tẩm liệm?
Đây là câu hỏi mà đảng Cộng sản Việt Nam phải ngồi lại với nhau tìm câu trả lời thỏa đáng. Có phải vì họ đã quá hà khắc với dân để lòng căm thù ngày một lớn và vô phương hóa giải? Có phải vì họ xem dân là cỏ rác khiến lòng tự trọng của dân bị thương tổn tạo ra phản ứng trả thù đối với người đã chết? Có phải cứ là đảng viên là bị người dân căm ghét vì đảng đã lợi dụng quyền lực của mình để bao che cho những thành phần này khiến người dân trở thành thứ phẩm, chỉ biết tuân lệnh và không được phản ứng?
Còn nhiều câu hỏi khác đề giải mã cho phản ứng trả thù với xác chết nhưng câu trả lời dễ chấp nhận nhất là người dân phản ứng vì tự vệ.
Họ đang dùng sự nguyền rủa đề cảnh tỉnh đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu còn tỉnh táo thì đảng phải ngay lập tức dừng lại mọi hành vi chà đạp người dân dưới bất cứ hình thức nào. Đừng nghĩ rằng họ không biết đảng đang đu giây với Trung Quốc nhằm tìm sự yên lành cho đảng bằng cách áp bức người yêu nước trước các hành vi sai trái, nhu nhược và hèn hạ mà đảng hành xử trong những năm qua.
Nếu còn những suy nghĩ là đảng đủ mạnh để có thể làm bất cứ việc gì đảng muốn thì người dân cũng sẽ còn nhiều cơ hội để rủa sả ngay cả những kẻ chưa chết nhưng trái tim thì đã héo khô hai chữ Việt Nam. Sự nguyền rủa ở số ít thì có thể cho là tàn nhẫn, nhưng khi cả nước đã nguyền rủa  thì đảng nào sống sót cho nổi trước lòng căm thù tập thể của những con người cơ cực chịu đựng sự giày vò của một đảng cầm quyền trong suốt gần một thế kỷ?

Nhiều người tố cáo những bê bối ở phi trường Tân Sơn Nhất

Hành lý của một Việt kiều trước khi đến Việt Nam và một vali bị phá để trộm đồ rồi dán lại bằng băng keo ở phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình: Người Đưa Tin)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sau khi ông đại sứ Việt Nam tại Indonesia lên tiếng tố cáo phi trường Tân Sơn Nhất liên tục làm hư hỏng hành lý, như được chạm đúng nỗi bất bình dồn nén, nhiều người dân đã cùng nhau tố thêm những bê bối ở phi trường này.
Sau khi ông Hoàng Anh Tuấn, đại sứ Việt Nam tại Indonesia, phó tổng thư ký Asean, tố với báo Thanh Niên về việc hành lý bị hư hỏng liên tục khi quá cảnh phi trường Tân Sơn Nhất, lập tức ngày 21 Tháng Hai, 2019 nhiều người dân tố thêm về những bê bối của phi trường này.
Anh Bùi Văn Long (ở Sài Gòn) cho hay, Tết Kỷ Hợi vừa rồi, anh bay từ Sài Gòn ra Nội Bài. Do hai vali đều có hàng dễ vỡ nên anh Long đã quấn nylon tại phi trường và khai báo khi gửi hành lý với Vietnam Airlines. Thế nhưng, khi về tới nhà mở ra thì mới biết một vali bị gãy và bung tay cầm ngang, mấy món đồ dễ vỡ bên trong cũng bị nứt, mẻ. Mà nhà lại cách phi trường 100 cây số nên không biết thông báo với ai và bằng cách nào…
Tương tự, anh Võ Công Lý cho biết: “Tôi đi từ phi trường Tân Sơn Nhất đến Đà Nẵng, vali tôi mới mua bị móp méo, trầy tùm lum. Lúc từ Đà Nẵng về Tân Sơn Nhất tôi có mua mấy chai rượu và gói kỹ lưỡng, có để chữ ‘hàng dễ bể’ nhưng đến khi nhận được hành lý thì rượu đã bể chảy nước, đành cắn răng chịu đựng.”
Còn chị Thúy Liễu nói với báo Thanh Niên: “Việt kiều về nước chơi sợ nhất là việc mất đồ trong vali. Nếu minh bạch, công khai như lắp camera quan sát cho hành khách vận chuyển hành lý từ máy bay đến băng chuyền thì thử xem tình hình có cải tiến không. Người nhà tôi đã bị mất trộm đồ trong vali vài lần, mà toàn ở những vali có đồ đắt tiền như đồng hồ Thụy Sĩ, thiết bị điện tử cầm tay như máy game, máy nghe nhạc, nước hoa xịn, giày xịn.”
Anh Minh (ở Sài Gòn) cũng kể câu chuyện của người nhà mình. Cháu anh Minh cùng với bạn bay từ Nhật Bản về Tân Sơn Nhất lúc rạng sáng. Do mệt mỏi nên lấy được hành lý là mau mau về nhà. Về đến nhà thì mới phát hiện ra vali bị cạy, kiểm hành lý thấy mất đôi giày mới mua (khoảng $300) và một vài thứ khác, vali thì gần như bị hỏng. Tương tự, bạn của cháu anh Minh cũng bị cạy vali và mất đồ. Vì ngay sáng hôm đó các cháu phải đi làm nên không có thời gian để khiếu nại với phi trường.
“Quy trình gì mà không kiểm soát thì lòng tham và sự gian dối sẽ gây hại khôn lường. Bị hoài mà không phát hiện ‘tiêu cực’ nghe lạ quá,” anh Minh kết.
Trong khi đó, ông Lê Văn Y (Việt kiều Canada) cũng cho hay, ông đáp chuyến bay NH834 của Nhật Bản từ Sài Gòn đi Tokyo sáng ngày 17 Tháng Hai. Vali lớn có khóa kềm giữ chặt hai móc nối với nhau, khi về đến chặng cuối cùng thì ổ khoá đã bị cắt bỏ, đồ đạc bên trong có dấu hiệu bị xáo trộn.
Đây là lần đầu ông Ý bị tai họa này, những lần quá cảnh đất Mỹ trước đây, nếu buộc phải hủy khóa để mở vali kiểm tra, nhân viên phi trường luôn luôn có đặt trong vali một giấy thông báo cùng lời cáo lỗi. Nhưng lần này thì ông không thấy giấy tờ gì.
Anh Châu Minh cũng cho biết, anh từ Thụy Điển về phi trường Tân Sơn Nhất. Khi nhận hành lý thì thấy vali bị móp và gãy cả chân. Đáng buồn hơn, khi anh quay sang khách ngoại quốc cũng thấy bị y chang nên đành ngậm ngùi vác vali về vì không thể lên tiếng “sợ mất mặt người Việt.”
Nói về giải thích của ông Phạm Phú Yên, phó giám đốc Công Ty Phục Vụ Mặt Đất Phi Trường Việt Nam, Chi Nhánh Tân Sơn Nhất, đơn vị phục vụ cho hãng Hàng Không Vietnam Airlines, cho biết về “quy trình gửi-nhận hành lý từ khi khách vào làm thủ tục đến khi lên máy bay và ngược lại” đồng thời khẳng định “không phát hiện trường hợp nào nhân viên ‘tác động’ tới hành lý của khách,” nhiều bạn đọc đã tức giận “ông Yên kể lể quy trình, quy định để làm gì, bởi đó là chuyện nội bộ công ty của ông.”
Bạn đọc có nickname Chú Ba Sàm cho rằng, cần làm rõ các tiêu cực có hoặc không xảy ra tại Tân Sơn Nhất được phản ánh đầy trên các diễn đàn, ông đại sứ chắc có lẽ là người phản ánh chính xác nhất tình trạng này mà ông Yên còn trả lời lòng vòng.
“Đối với mấy ông thì cái gì cũng đúng quy trình cả, nhưng việc mất cắp đồ trong vali, thất lạc hành lý có nằm trong quy trình đó đâu? Tôi có người thân từ nước ngoài về, đã từng bị mất dầu thơm. Mong quý ngài hãy khiêm tốn cầu thị, có hành động quyết liệt hơn nữa chứ đừng bao biện, lý do, lý chấu nữa!” ông viết.
“Nó có được tuân thủ nghiêm ngặt hay không thì chỉ có trời, đất và người của công ty ông Yên biết. Còn hành khách thì chỉ cần nhìn vào tình trạng hành lý khi vào và ra khỏi phi trường để đánh giá độ tin cậy của phi trường, của hãng bay mà thôi,” bạn đọc tên Ba Phi Sài Gòn tức giận bày tỏ.
Đồng quan điểm, bạn Danh (ngụ Hà Nội) cũng cho rằng “cái gì cũng được cho là đúng quy trình, nghiêm ngặt, không có người ngoài tác động và có camera an ninh. Vậy tại sao không trích camera thử xem một công đoạn nào đó thể hiện tính minh bạch. Cụ thể là hành lý của ông Tuấn. Hãy trích từ nguồn và chuỗi lại từng công đoạn. Có gì mà không dám minh bạch.”
Độc giả tên Chu Minh Tuyển (Quảng Ninh) ngao ngán rằng, một ông đại sứ của Việt Nam và cũng là phó tổng thư ký ASEAN mà còn bị liên tục hư hỏng hành lý thì thử hỏi đơn vị của hãng hàng không quốc gia còn uy tín gì để hành khách Việt Nam và quốc tế gửi mạng sống và tài sản vào họ. Hành khách thông minh hãy có lựa chọn thông minh.
“Còn việc camera của phi trường giám sát gì gì đó, thử hỏi: nhân viên của ông ở trên trời rơi xuống hay gì mà làm cái việc phạm pháp trước ống kính. Họ biết camera đặt ở đâu, góc quay thế nào, hoạt động ra để tránh lộ. Cứ ngồi văn phòng rồi nghe báo cáo như ông Yên thì chỉ khi bị hành khách kiện ra tòa may ra ông và bộ sậu mới kiểm tra,” anh Chinh (ở Cần Thơ) ngao ngán nói. (Tr.N)

Thêm 1 Facebooker Cần Thơ ra tòa vì "lợi dụng các quyền tự do dân chủ"

RFA-2019-02-21  
Công an đọc lệnh bắt ông Lê Minh Thể hôm 10/10/2018.
Công an đọc lệnh bắt ông Lê Minh Thể hôm 10/10/2018.Courtesy of Bộ Công an
Ông Lê Minh Thể, một Facebooker ở tỉnh Cần Thơ sẽ bị ra tòa vào ngày 6 tháng 3 năm 2019 tới đây với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân" theo khoản 1 điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015.
Quyết định của Tòa án Nhân dân Quận Bình Thủy ký hôm ngày 13 tháng 2 có nội dung vừa nêu.
Cô Lê Thị Bình, em gái của Ông Lê Minh Thể cho biết gia đình có nhận được giấy báo về phiên tòa xét xử vào ngày 6 tháng 3 tới đây.
“Chị dâu báo là họ gửi thư mời nói ngày 6 tháng 3 xét xử.”
Tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca, người bị xử 5 năm 6 tháng tù trong phiên tòa cuối năm 2018 cũng sẽ bị triệu tập đến phiên tòa với tư cách người làm chứng.
Cả 2 ông đều là thành viên của nhóm Hiến pháp, một tổ chức thành lập với mục đích giáo dục quần chúng về nhân quyền bằng cách phân phát văn bản Hiến Pháp Việt Nam 2013 cho người dân.
Ông Lê Minh Thể, sinh năm 1963, bị công an Cần Thơ bắt tạm giam 2 tháng vào ngày 10/10/2018.
Theo cơ quan chức năng, từ đầu năm 2017 đến tháng 10/2018, ông Thể lập nhiều tài khoản Facebook cá nhân để đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của đảng cộng sản và Nhà nước.
Ông Thể bị quy kết là thường xuyên lên Facebook kết nối với các phần tử phản động trong và ngoài nước, phát trực tiếp các video kêu gọi, kích động người dân tham gia biểu tình, phản đối dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.
Theo cảnh sát thì hành vi của công dân Cần Thơ này gây ảnh hưởng đến uy tín của đảng, Nhà nước, lãnh đạo trung ương và địa phương đồng thời gây hoài nghi trong người dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Việt Nam hiện đang giam giữ hàng chục người để chờ đem ra xét xử sau các cuộc biểu tình lớn của người dân phản đối 2 dự luật gây tranh cãi hồi tháng 6/2018.
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nhận xét cho rằng: "Nhà nước Việt Nam là vô pháp, đàn áp nhân quyền và một trong những nhà nước bị báo cáo có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Đông Nam Á."

Ông Nguyễn Phú Trọng ‘né’ khi Kim Jong Un đến Việt Nam?

Tư Ngộ/Người Việt
Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng tổng thống Argentina Mauricio Macri buổi tối 20/2/2019. (Hình: TTXVN)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng đi thăm hai nước Cambodia và Lào vào đúng dịp Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un thăm Việt Nam rồi sau đó họp thượng đỉnh với Tổng Thống Mỹ Donald Trump.
Người ta nhìn thấy đây là một diễn biến có vẻ “không bình thường” dễ dẫn tới nhiều suy đoán khác nhau trong mối quan hệ giữa hai nước Cộng Sản anh em, từ trước đến nay không lộ ra những bất đồng bên ngoài có thể nhìn thấy.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) hôm Thứ Tư, 20 Tháng Hai, 2019 đưa tin theo bản “Thông báo của Ban Đối Ngoại Trung Ương” nói “Tổng Bí thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm hữu nghị chính thức nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào từ 24 đến 25 Tháng Hai và thăm cấp nhà nước vương quốc Cambodia từ 25 đến 26 Tháng Hai.”
“Các chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Vorachith và lời mời của Quốc vương Cambodia Norodom Sihamoni.”
TTXVN viết: “Quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ đặc biệt, có một không hai đó, bắt nguồn từ sự gần gũi về địa lý, sự sẻ chia về lịch sử đấu tranh chống kẻ thù chung, đồng thời là sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay.”
Còn với Cambodia thì hai bên “duy trì thường xuyên các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và giao lưu nhân dân hai nước. Nhờ đó, đã góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Cambodia ngày càng phát triển đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực.”
Bộ Ngoại Giao Cambodia cũng đã ra một bản thông cáo báo chí xác định chuyến thăm xứ Chùa Tháp của ông Trọng với các chi tiết không những ông gặp Thủ Tướng Hun Sen, Chủ Tịch Nước Bounnhang Vorachith, Vua Norodom Sihamoni mà ông còn đến chào cả bà Hoàng Thái Hậu Monica, thăm viếng cả vị thủ lãnh Giáo Hội Phật Giáo Cambodia.
Hai cuộc thăm viếng vừa kể sắp diễn ra của ông Trọng, nếu ở một lúc nào khác thì không có đặc biệt. Điều tạo sự ngạc nhiên cho mọi người là ông ta tại sao lại bỏ đi thăm hai nước khác khi đúng ra phải có mặt ở Hà Nội để tiếp đón chủ tịch Bắc Hàn, thậm chí phải tiếp đón theo nghi lễ ngoại giao cao nhất và mời quốc yến mới đúng tinh thần hiếu khách và anh em Cộng Sản với nhau.
Kim Jong Un giúp ông Trọng nở mày nở mặt trên chính trường quốc tế trong khi có thể ông Trọng tưởng mình “tạo điều kiện” cho Bắc Hàn đàm phán với Mỹ, giúp họ thoát thiếu đói và đem lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Mỹ từng bắn tiếng khuyến khích Kim Jong Un theo gương cởi trói cơm áo cho dân của CSVN là gì!
Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng (phải) và Quốc Vương Cambodia Norodom Sihamoni. (Hình: TTXVN)
Theo tin tức, trước khi họp với Tổng Thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội vào các ngày 27 và 28 Tháng Hai, 2019, Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đến Việt Nam từ ngày 25 Tháng Hai để thăm viếng và đương nhiên phải chào xã giao với các lãnh tụ Hà Nội. Nhưng ông chủ nhà là Nguyễn Phú Trọng, nhân vật cao nhất vừa là tổng bí thư đảng vùa là chủ tịch nước “ngang cơ” với chủ tịch Bắc Hàn, lại đột ngột “đi tránh mặt.”
Ngay khi tổng thống Mỹ loan báo cuộc họp với chủ tịch Bắc Hàn diễn ra tại Hà Nội các ngày 27 và 28 Tháng Hai, Hà Nội liền cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao tuyên bố “Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực, phối hợp với các bên liên quan để cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai thành công, góp phần vào mục tiêu nói trên.”
Rồi chính ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ra chỉ thị cho các cấp phải chuẩn bị tiếp đón, tổ chức, an ninh mọi mặt để cuộc họp của hai ông khách đặc biệt được thành công tốt đẹp. Hà Nội cũng từng bắn tiếng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm “đổi mới” kinh tế với Bình Nhưỡng để họ thoát khỏi sự yếu kém, thiếu ăn như hiện nay.
Liệu có nên ngờ rằng có một cái gì đó lấn cấn trong mối quan hệ giữa hai nước Cộng Sản Việt Nam và Bắc Hàn?
Theo những tin tức được tiết lộ trong khi không có những tin chính thức, khi đến Việt Nam, ông Kim Jong Un đi thăm hai khu công nghệ ở Bắc Ninh và Hải Phòng. Bắc Ninh có cơ sở lắp ráp sản xuất điện tử Samsung tức đầu tư Nam Hàn. Không thấy có tiết lộ nào nói ông Kim Jong Un có họp riêng với ông Nguyễn Phú Trọng hay không.
Tuần trước, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng CSVN Phạm Bình Minh đến Bình Nhưỡng chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Bắc Hàn cũng như cuộc họp thượng đỉnh của Kim Jong Un với Tổng Thống Mỹ Donald Trump. Không thấy tin tức nào nói ông ta có đến gặp trực tiếp ông Kim Jong Un hay không, ngoài những cuộc họp với Ngoại Trưởng Ri Yong Ho.
Một phái đoàn Bắc Hàn đã đến Hà Nội từ mấy ngày qua để vừa họp với phía Hà Nội, vừa họp với phái đoàn Mỹ chuẩn bị mọi chuyện cho cả cuộc thăm viếng Việt Nam và cuộc họp với ông Trump của chủ tịch Bắc Hàn. Phái đoàn này còn đến cả ga Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn mà hãng tin Reuters nói rằng cũng rất có thể ông ta đến Việt Nam trên một đoàn xe lửa bọc thép chạy ngang Trung Quốc.
Giống như ông bố là Kim Yong Il (đã qua đời), ông Kim Jong Un cũng có những nỗi âu lo và ám ảnh có thể bị các kẻ thù ám sát hoặc tìm cách giết. Việc di chuyển bằng máy bay tuy nhanh chóng có vài giờ trong khi đi xe lửa mất đến hai ngày rưỡi, hiện vẫn không có tin tức chính thức nào nói ông ta muốn chọn đường nào.
Một nhà phân tích thời sự ở Hà Nội không muốn nêu tên nói rằng Bắc Hàn có bom nguyên tử, coi như ngang hàng với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Thống Nga Putin, Tổng Thống Mỹ Trump. Còn Việt Nam vẫn chỉ là một nước lẹt đẹt tuốt phía sau, chẳng có gì để dọa ai, thậm chí để tự bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng không nổi, dù kinh tế có khá hơn Bắc Hàn nhờ cởi trói cho dân về kinh tế.
Có thể khi đến Hà Nội, ông Kim Yong Un không gặp ông chủ nhà Nguyễn Phú Trọng nên ông phải “né đi chỗ khác” cho đỡ mất mặt không? Và rất có thể, ông Trọng chỉ gặp cả hai ông Trump và Kim sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn trong một bữa tiệc mừng của chủ nhà? (TN)

100 luật sư tham gia bảo vệ tài xế phản đối trạm BOT Bến Thủy

Tài xế Nguyễn Quang Tuy bị còng tay như tội phạm. (Hình: Báo Pháp Luật)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Mười ngày sau có tin Nguyễn Quang Tuy, tài xế phản đối trạm BOT Bến Thủy bị khởi tố bị can, Luật Sư Phạm Công Út ở Sài Gòn tiết lộ trên trang cá nhân hôm 21 Tháng Hai rằng khoảng 100 luật sư của cả ba miền tình nguyện tham gia bào chữa cho ông Tuy.
Ông Tuy đã bị bắt tạm giam 2 tháng để điều tra tội “chống người thi hành công vụ”.
Ông bị các báo nhà nước đồng loạt mô tả có hành vi “không đưa đủ tiền mặt mua vé qua trạm, xin nợ, quẹt thẻ… rồi lái xe vượt qua trạm thu phí BOT Bến Thủy” vào hôm 9 Tháng Hai.
“Khi được đưa về trụ sở công an huyện Hưng Nguyên, [ông] Tuy cố thủ nhiều giờ, nổ máy, chống người thi hành công vụ khiến công an phải khống chế và yêu cầu vào làm việc,” theo báo Pháp Luật TP.HCM.
Luật Sư Công Út viết: “Các luật sư đã xác định ông Tuy không hề có hành vi chống người thi hành công vụ. Các đoạn clip đã công bố và chưa công bố nằm trong gói hồ sơ vụ án của các luật sư, chờ ngày bóc trần vụ án có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp về hành vi “Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” của cơ quan hữu trách tại địa phương.”
Khi tường thuật vụ việc của ông Tuy, các báo ở Việt Nam chỉ dẫn lời công an và chủ đầu tư trạm BOT.
Theo báo Nhà Báo và Công Luận, tuyến đường tránh thành phố Vinh do tập đoàn CIENCO 4 đầu tư theo hình thức BOT dài 25.8 km, từ Bắc thị trấn Quán Hành đến cầu Bến Thủy cũ vào năm 2003, với tổng mức đầu tư 378 tỉ đồng ($16.2 triệu).
Trạm BOT Bến Thủy được giới hoạt động xã hội dân sự gọi thẳng là BOT “bẩn” và coi là hình mẫu của việc giới chức bắt tay với nhóm lợi ích để “hút máu” giới tài xế và doanh nghiệp.
Việc khởi tố bị can đối với một tài xế có hành vi phản đối BOT cho thấy giới chức Bộ Giao Thông-Vận Tải CSVN quyết làm mạnh tay để trấn áp các phong trào đòi dẹp BOT “bẩn”.
Trong một diễn biến khác, nhiều blogger đang bày tỏ bực tức trước tin nhà chức trách “đánh tráo khái niệm” khi xử vụ băng đảng côn đồ bịt mặt, mang kính đen dùng bình xịt hơi cay đập vỡ kính một chiếc xe phản đối trạm BOT Bắc Hải Vân hôm 15 Tháng Hai.
Theo báo điện tử Thừa Thiên Huế, công an tỉnh Thừa Thiên Huế và công an huyện Phú Lộc cho biết đã khởi tố vụ án gây rối, hủy hoại tài sản ở trạm BOT này. Tuy vậy, tờ báo dẫn lời Đại Tá Đặng Ngọc Sơn, phó giám đốc công an tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế: “Tinh thần của cơ quan chức năng là điều tra xử lý nghiêm, khách quan các đối tượng theo quy định của pháp luật, bất kể người đó là ai. Kể cả các đối tượng có biểu hiện gây rối trật tự cũng như các đối tượng gây cản trở, ùn tắc giao thông vi phạm các quy định của chính phủ về trật tự an toàn giao thông tại trạm thu phí.”
Một số blogger lý giải, lẽ ra trong vụ này, “đối tượng gây cản trở giao thông” chính là Công Ty Cổ phần Phước Tượng-Phú Gia BOT, doanh nghiệp bị cáo buộc đầu tư trạm thu phí “sai chỗ” nhưng họ lại được bảo kê trong lúc tài xế phản đối BOT “bẩn” có nguy cơ đối mặt với việc bị xử phạt hình sự. (T.K.)

Người ký văn bản ‘tu sửa, tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo’ qua đời

Bà Nguyễn Thị Thu. (Hình: VNExpress)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 20 Tháng Hai, bà Nguyễn Thị Thu, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn qua đời ở tuổi 53.
Bản tin của VNExpress cho biết, bà Thu là “phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn hóa-xã hội của thành phố qua đời tại nhà riêng ở quận 5, lúc 14 giờ 40 phút. Thời gian qua, bà thường xuyên vắng mặt tại các cuộc họp của thành phố do phải đi điều trị bệnh ở nước ngoài.”
Một nguồn tin khác, facebooker Lê Nguyễn Hương Trà viết trên trang cá nhân nói, bà Thu qua đời vì ‘sau mấy năm phát hiện ung thư cổ tử cung, đi Nhật bị trả về.”
Theo ấn bản online Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính của báo Sài Gòn Giải Phóng trong bài “Di dời lư hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo về nơi tôn nghiêm” số ra ngày 19 Tháng Hai, 2019, thì bà Nguyễn Thị Thu đã “có văn bản giao quận 1 thực hiện việc tu sửa, tôn tạo công trình tượng đài Trần Hưng Đạo và tượng đài Thánh Gióng…”
Tuy nhiên, báo này không cho biết chi tiết trong văn bản đó có việc yêu cầu di dời chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo hay không.
Ấn bản Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính viết: “Vào Tháng Bảy, 2018, Ủy Ban Nhân Dân quận 1 có văn bản xin chủ trương sửa chữa tượng đài Trần Hưng Đạo và tượng đài Thánh Gióng trên địa bàn quận 1. Sau khi có ý kiến tham mưu về chuyên môn, ngày 15 Tháng Giêng, 2019, Phó Chủ Tịch Nguyễn Thị Thu đã có văn bản giao quận 1 thực hiện việc tu sửa, tôn tạo công trình tượng đài Trần Hưng Đạo và tượng đài Thánh Gióng…”
Có lẽ vì chi tiết này mà cộng đồng mạng hôm 20 Tháng Hai xôn xao, bàn tán về cái chết của bà Thu, liên quan đến việc dời chiếc lư hương.
Chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo đã được cẩu đi đúng vào ngày 17 Tháng Hai 2019, cũng là ngày tưởng niệm 40 năm “quân Trung Quốc xâm lược” Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc (1979-2019).
Đền thờ Đức Thánh Trần ở Sài Gòn nay có đến hai chiếc lư hương. (Hình: Tuổi Trẻ)
Giải thích về việc này, truyền thông tại Việt Nam sáng 18 Tháng Hai, dẫn lời Bí Thư Quận Ủy Quận 1 Trần Kim Yến, nói: “Ngày 17 Tháng Hai, quận đã trang trí lại khu vực trước tượng đài để phục vụ việc người dân tham quan. Lư hương trước tượng đài được di dời về đền thờ Đức Thánh Trần trên đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1.”
“Đưa về đền thờ Đức Thánh Trần để việc thờ cúng, dâng hương dâng hoa được thực hiện trang nghiêm hơn, đúng vị trí hơn,” bà Yến nói thêm.
Cũng theo bà Yến, “Có thể một số người cho đây là vấn đề nhạy cảm nhưng quận thấy đây là việc bình thường. Việc đặt một lư hương giữa công viên là nơi công cộng để thờ phụng là không phù hợp lắm.”
Trong một diễn biến khác, báo Tuổi Trẻ cho biết: “Trưa 20 Tháng Hai, lễ an vị lư hương diễn ra tại đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại địa chỉ 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1. Trong khuôn viên đền thờ bây giờ có hai chiếc lư hương lớn, một chiếc đặt trước khu chánh điện và một chiếc đặt trước tượng đồng.”
Cùng thời điểm, Luật Sư Lê Công Định đưa ra lời kêu gọi trên trang cá nhân: “Do tượng Đức Thánh Trần đã hiện hữu trước khi nhà cầm quyền này hiện diện trên mảnh đất Sài Gòn; và do thờ phụng là vấn đề hoàn toàn cá nhân theo Hiến Pháp và luật pháp hiện hành, nên nếu muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với ngài như thế nào, thì nhân dân có thể tự ý làm mà không cần đến sự chấp thuận hay cho phép của nhà cầm quyền.”
“Nếu nhà cầm quyền vẫn dứt khoát đánh cướp lư hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần, thì các tổ chức xã hội dân sự nên quyên tiền và tổ chức đúc một lư hương khác đặt tại chỗ cũ, để nhân dân có thể tự do thực hiện việc thờ phụng cá nhân theo cách riêng của mình. Nếu nhà cầm quyền muốn đánh cướp một lần nữa, cứ để họ cướp, chúng ta sẽ lại đúc một lư hương mới. Lư hương sẽ trở thành một biểu tượng mang tinh thần hòa bình,” ông Định viết.
Ai ra lệnh cẩu chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo?
Hiện trên các báo tại Việt Nam đều không thấy nói ai là người trực tiếp ra lệnh cẩu chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo để mang đến đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo trên đường Võ Thị Sáu, mà chỉ thông tin về lời giải thích của Bí Thư Quận Ủy Quận 1 Trần Kim Yến về vụ này.
Tuy nhiên, theo facebooker Lê Nguyễn Hương Trà thì “cần nói thêm cho rõ hơn, theo tin từ quận 1, sáng 17 Tháng Hai, trực tiếp Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân ra xem xong thì chỉ đạo cho cẩu lư hương. Mấy anh em đi làm đã gọi cho bà Trần Kim Yến, bí thư Quận Ủy quận 1, hỏi có cúng kiếng gì trước khi dời không; còn bảo không có lư hương không thắp nhang được thì dâng hoa cũng thế!”
Tượng đài Trần Hưng Đạo là nơi trong nhiều năm qua người dân thành phố Sài Gòn thường đến thắp hương, đặc biệt đông đảo vào các ngày tưởng niệm những người hy sinh trong cuộc chiến “chống Trung Quốc xâm lược,” “Hải chiến Hoàng Sa,” và “Biên giới Tây Nam”… (TK-KN)