Thông cáo cho biết, đơn khiếu nại được các tổ chức Equitable Cambodia, Cambodian Indigenous Youth Association (CIYA), Indigenous Rights Active Members (IRAM), Highlanders Association and Inclusive Development International (IDI) đứng tên thay mặt cộng đồng bản địa, mô tả việc định chế này đã đầu tư vào các công ty vi phạm luật pháp cũng như chính sách xã hội và môi trường. Những người dân địa phương trong đó có người Jarai, Tampoun, Kachok và Kroeung bị mất đất khiến ảnh hưởng đến sinh kế, tập tục văn hóa và cách sống.
Lá đơn cũng nhắc đến báo cáo « Những ông trùm cao su » của Global Witness, trong đó nói đến những ảnh hưởng đối với dân địa phương ở Lào vì những hoạt động tại ba đồn điền cao su của HAGL.
Theo thông cáo trên, các khu rừng phong phú của Ratanakiri trong những năm gần đây đã bị tàn phá do đất đai được nhượng lại cho các công ty, chủ yếu để trồng cao su. Một trong số các công ty được hưởng lợi là HAGL nhờ sở hữu khoảng 5% diện tích đất đai. Trong số các nhà đầu tư vào HAGL có Dragon Capital, một quỹ đầu tư Việt Nam trong đó một phần vốn do International Finance Corporation (IFC) sở hữu.
RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với bà Megan McInnes, trưởng bộ phận phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness về vấn đề này.
RFI: Kính chào bà Megan McInnes. Thưa bà, Global Witness ủng hộ việc cộng đồng người Cam Bốt ở Ratanakiri khiếu nại IFC, phải chăng vì công ty này đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai - một tập đoàn bị cho là có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội tại Cam Bốt và Lào?
Bà Megan McInnes : Vâng. Global Witness hoàn toàn ủng hộ các cộng đồng bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai tại Cam Bốt đã đệ đơn kiện một trong những đơn vị đầu tư vào tập đoàn này là IFC. Các cộng đồng này đã cố gắng tìm công lý đối với việc họ bị mất đất cho HAGL và việc đền bù từ nhiều năm rồi, nhưng không hề có thay đổi. Do đó chúng tôi hiểu rằng họ thất vọng, đành tìm cơ hội ở cấp độ quốc tế.
RFI : Tổ chức Global Witness có những bằng chứng về việc IFC thường thiếu minh bạch trong việc đầu tư, đặc biệt là Dragon Capital Group?
Bà Megan McInnes : Có sự thiếu sót về tính minh bạch trong cách thức mà IFC theo dõi các đầu tư của mình vào Dragon Capital và sau đó đầu tư tài chính vào HAGL hay nói cách khác, các vấn đề liên quan đến các đồn điền cao su của tập đoàn này ở Cam Bốt và Lào đã được xác định trước đó.
Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Năm 2012, CAO (tức Compliance Advisor Ombudsman, đơn vị thanh tra việc tuân thủ của IFC) đã ra một báo cáo kiểm toán. Báo cáo chỉ trích rất dữ các “trung gian tài chính” trong các khoản đầu tư của IFC, chiếm gần một nửa danh mục và loại cơ cấu đầu tư mà qua đó HAGL đã nhận được vốn, cho thấy IFC không có phương tiện để biết được các tác động môi trường và xã hội của việc sử dụng quỹ này.
RFI : Bà có nghĩ rằng việc khiếu nại của các cộng đồng trên có thể dẫn đến kết quả là họ lấy lại được đất?
Bà Megan McInnes : Chúng tôi hy vọng khi nhận được khiếu nại này, IFC sẽ khởi động tiến trình hòa giải, với sự tôn trọng quyền của các cộng đồng bị ảnh hưởng và luật pháp Cam Bốt. Nếu HAGL muốn được coi là một công ty quốc tế có uy tín, thì sẽ phải tham gia và hỗ trợ cho tiến trình này.
RFI xin cám ơn bà Megan McInnes, trưởng bộ phận phụ trách vấn đề đất đai của tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Luân Đôn, đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ.
Lá đơn cũng nhắc đến báo cáo « Những ông trùm cao su » của Global Witness, trong đó nói đến những ảnh hưởng đối với dân địa phương ở Lào vì những hoạt động tại ba đồn điền cao su của HAGL.
Theo thông cáo trên, các khu rừng phong phú của Ratanakiri trong những năm gần đây đã bị tàn phá do đất đai được nhượng lại cho các công ty, chủ yếu để trồng cao su. Một trong số các công ty được hưởng lợi là HAGL nhờ sở hữu khoảng 5% diện tích đất đai. Trong số các nhà đầu tư vào HAGL có Dragon Capital, một quỹ đầu tư Việt Nam trong đó một phần vốn do International Finance Corporation (IFC) sở hữu.
RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với bà Megan McInnes, trưởng bộ phận phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness về vấn đề này.
Bà Megan McInnes : Vâng. Global Witness hoàn toàn ủng hộ các cộng đồng bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai tại Cam Bốt đã đệ đơn kiện một trong những đơn vị đầu tư vào tập đoàn này là IFC. Các cộng đồng này đã cố gắng tìm công lý đối với việc họ bị mất đất cho HAGL và việc đền bù từ nhiều năm rồi, nhưng không hề có thay đổi. Do đó chúng tôi hiểu rằng họ thất vọng, đành tìm cơ hội ở cấp độ quốc tế.
RFI : Tổ chức Global Witness có những bằng chứng về việc IFC thường thiếu minh bạch trong việc đầu tư, đặc biệt là Dragon Capital Group?
Bà Megan McInnes : Có sự thiếu sót về tính minh bạch trong cách thức mà IFC theo dõi các đầu tư của mình vào Dragon Capital và sau đó đầu tư tài chính vào HAGL hay nói cách khác, các vấn đề liên quan đến các đồn điền cao su của tập đoàn này ở Cam Bốt và Lào đã được xác định trước đó.
Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Năm 2012, CAO (tức Compliance Advisor Ombudsman, đơn vị thanh tra việc tuân thủ của IFC) đã ra một báo cáo kiểm toán. Báo cáo chỉ trích rất dữ các “trung gian tài chính” trong các khoản đầu tư của IFC, chiếm gần một nửa danh mục và loại cơ cấu đầu tư mà qua đó HAGL đã nhận được vốn, cho thấy IFC không có phương tiện để biết được các tác động môi trường và xã hội của việc sử dụng quỹ này.
RFI : Bà có nghĩ rằng việc khiếu nại của các cộng đồng trên có thể dẫn đến kết quả là họ lấy lại được đất?
Bà Megan McInnes : Chúng tôi hy vọng khi nhận được khiếu nại này, IFC sẽ khởi động tiến trình hòa giải, với sự tôn trọng quyền của các cộng đồng bị ảnh hưởng và luật pháp Cam Bốt. Nếu HAGL muốn được coi là một công ty quốc tế có uy tín, thì sẽ phải tham gia và hỗ trợ cho tiến trình này.
RFI xin cám ơn bà Megan McInnes, trưởng bộ phận phụ trách vấn đề đất đai của tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Luân Đôn, đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ.
No comments:
Post a Comment