Các nước thành viên Trans-Pacific Partnership (TPP) trong lần gặp tại Chilê (Gobierno de Chile)
RFI- 13/02/2014
TPP là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình dương mà thỏa thuận đầu tiên được ký kết giữa bốn quốc gia thành viên sáng lập và Singapore, Chi lê, New Zealand và Brunei vào năm 2005. Đến năm 2010, năm nước khác gồm Mỹ, Việt Nam, Malaysia, Pêru và Úc tham gia vòng đàm phán và cuối năm 2011 ba quốc gia Nhật Bản, Mêhicô và Canada nhập cuộc. Danh sách không dừng lại ở đây nhưng điều chắc chắn là Trung Quốc không gia nhập ít ra là không có dấu hiệu tích cực nào từ Bắc Kinh.
Hiệp định ký kết lần đầu vào năm 2005 dự kiến xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các thành viên kể từ 2015. Qua rò rỉ thông tin, giới quan sát biết được từ khi Hoa Kỳ nhập cuộc đàm phán thì có thêm lãnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được nổi cộm lên làm những quốc gia có tiếng đánh cấp tác quyền của người khác khó mà chấp thuận.
Vì tất cả các đợt thương lượng kể cả vòng cuối cùng hồi tháng 12 năm 2013 đều được giữ kín nên khó thể dự đoán, nhưng theo tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura vào thời điểm đó thì Nhật mong nhanh chóng đạt được thỏa thuận.
Trong khi chờ đợi vòng đám phán Singapore, Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu Quốc hội Mỹ cho phép thông qua hiệp định TPP « bằng thủ tục nhanh chóng ». Từ Hà Nội, truyền thông Việt Nam (Vietnamplus) ngày 12/02/2013 dự báo nông phẩm Việt Nam sẽ được nhiều lợi thế để xuất khẩu trong vùng tự do mậu dịch trải dài trên 12 nước ở hai bờ Thái Bình Dương.
Tháng 12 năm ngoái, một đại biểu quốc hội Việt Nam là ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban pháp luật thông báo là sẽ ra luật về lập hội và về biểu tình để hội nhập vào TPP. Như vậy, tôn trọng nhân quyền cũng là điều kiện mà mọi thành viên TPP phải tuân thủ. Trên bàn cờ địa lý chiến lược này, ngoài « tự do thương mại » TPP còn có vai trò tiềm ẩn nào khác ?
Theo nhiều nhà phân tích, TPP còn là một vũ khí chiến lược trong chính sách « chuyển trục » đang được tiến hành, như tuyên bố của (cựu) Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước đây. Giáo sư Michael T. Klare, đại học New Hampshire nhận định « Lầu năm góc tiến về Thái bình dương với TPP để ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc ».
Theo phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang thì trong thế trận Châu Á Thái bình dương, Hoa Kỳ giữ vai trò chủ động : « Hoa Kỳ không vĩnh viễn cô lập hóa Trung Quốc ra khỏi tổ chức TPP nhưng đây là cơ hội làm áp lực để Trung Quốc cải tổ. Nếu Trung Quốc đứng ngoài TPP, thì Hoa Kỳ là cường quốc lớn nhất trong TPP còn nếu Trung Quốc gia nhập thì phải tuân thủ những điều kiện mà Hoa Kỳ đặt ra thì cũng có lợi cho Hoa Kỳ ».
Còn Việt Nam, một khi là thành viên TPP, chế độ hiện nay sẽ phải cải cách toàn diện để giành lợi thế cho đất nước và « để lại một di sản tích cực cho các thế hệ mai sau ». RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney :
Hiệp định ký kết lần đầu vào năm 2005 dự kiến xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các thành viên kể từ 2015. Qua rò rỉ thông tin, giới quan sát biết được từ khi Hoa Kỳ nhập cuộc đàm phán thì có thêm lãnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được nổi cộm lên làm những quốc gia có tiếng đánh cấp tác quyền của người khác khó mà chấp thuận.
Vì tất cả các đợt thương lượng kể cả vòng cuối cùng hồi tháng 12 năm 2013 đều được giữ kín nên khó thể dự đoán, nhưng theo tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura vào thời điểm đó thì Nhật mong nhanh chóng đạt được thỏa thuận.
Trong khi chờ đợi vòng đám phán Singapore, Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu Quốc hội Mỹ cho phép thông qua hiệp định TPP « bằng thủ tục nhanh chóng ». Từ Hà Nội, truyền thông Việt Nam (Vietnamplus) ngày 12/02/2013 dự báo nông phẩm Việt Nam sẽ được nhiều lợi thế để xuất khẩu trong vùng tự do mậu dịch trải dài trên 12 nước ở hai bờ Thái Bình Dương.
Tháng 12 năm ngoái, một đại biểu quốc hội Việt Nam là ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban pháp luật thông báo là sẽ ra luật về lập hội và về biểu tình để hội nhập vào TPP. Như vậy, tôn trọng nhân quyền cũng là điều kiện mà mọi thành viên TPP phải tuân thủ. Trên bàn cờ địa lý chiến lược này, ngoài « tự do thương mại » TPP còn có vai trò tiềm ẩn nào khác ?
Theo nhiều nhà phân tích, TPP còn là một vũ khí chiến lược trong chính sách « chuyển trục » đang được tiến hành, như tuyên bố của (cựu) Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước đây. Giáo sư Michael T. Klare, đại học New Hampshire nhận định « Lầu năm góc tiến về Thái bình dương với TPP để ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc ».
Theo phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang thì trong thế trận Châu Á Thái bình dương, Hoa Kỳ giữ vai trò chủ động : « Hoa Kỳ không vĩnh viễn cô lập hóa Trung Quốc ra khỏi tổ chức TPP nhưng đây là cơ hội làm áp lực để Trung Quốc cải tổ. Nếu Trung Quốc đứng ngoài TPP, thì Hoa Kỳ là cường quốc lớn nhất trong TPP còn nếu Trung Quốc gia nhập thì phải tuân thủ những điều kiện mà Hoa Kỳ đặt ra thì cũng có lợi cho Hoa Kỳ ».
Còn Việt Nam, một khi là thành viên TPP, chế độ hiện nay sẽ phải cải cách toàn diện để giành lợi thế cho đất nước và « để lại một di sản tích cực cho các thế hệ mai sau ». RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney :
No comments:
Post a Comment