Truyền thông Trung Quốc đưa tin, xe tự hành
trên mặt trăng có tên Thỏ Ngọc của nước này đã chết. Đây là bước lùi
trong chương trình không gian của Bắc Kinh.
Theo truyền thông Trung
Quốc, Thỏ Ngọc đã không thể khôi phục đầy đủ chức năng sau khi sứ mệnh
lịch sử này gặp trục trặc kỹ thuật hồi tháng trước.
Trước đó, xe tự hành Thỏ Ngọc tách tàu Hằng Nga 3 lúc 3h35 ngày 15/12/2013 (giờ Việt Nam), chỉ vài giờ sau khi tàu Hằng Nga 3 đáp xuống bề mặt mặt trăng một cách an toàn. Quá trình di chuyển của Thỏ Ngọc được máy quay đặt trên Hằng Nga 3 ghi lại và truyền hình ảnh về trái đất.
Nhiệm vụ của Thỏ Ngọc là khám phá bề mặt mặt trăng và tìm kiếm tài nguyên trong vòng 3 tháng. Còn tàu Hằng Nga 3 sẽ ở lại mặt trăng trong một năm. Con tàu này được phóng từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở Tứ Xuyên, miền nam Trung Quốc ngày 2/12/2013.
Quá trình đáp xuống mặt trăng được coi là công đoạn khó khăn nhất trong cả sứ mệnh. Theo số liệu, thế giới có 129 cuộc thăm dò mặt trăng trước Hằng Nga 3, nhưng chỉ một nửa thành công. Trong số đó, Mỹ và Liên Xô hoàn thành 13 lần hạ cánh an toàn.
Xe tự hành Thỏ Ngọc tách khỏi tàu Hằng Nga 3 ngày 15/12/2013. Ảnh: THX. |
Trước đó, xe tự hành Thỏ Ngọc tách tàu Hằng Nga 3 lúc 3h35 ngày 15/12/2013 (giờ Việt Nam), chỉ vài giờ sau khi tàu Hằng Nga 3 đáp xuống bề mặt mặt trăng một cách an toàn. Quá trình di chuyển của Thỏ Ngọc được máy quay đặt trên Hằng Nga 3 ghi lại và truyền hình ảnh về trái đất.
Nhiệm vụ của Thỏ Ngọc là khám phá bề mặt mặt trăng và tìm kiếm tài nguyên trong vòng 3 tháng. Còn tàu Hằng Nga 3 sẽ ở lại mặt trăng trong một năm. Con tàu này được phóng từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở Tứ Xuyên, miền nam Trung Quốc ngày 2/12/2013.
Quá trình đáp xuống mặt trăng được coi là công đoạn khó khăn nhất trong cả sứ mệnh. Theo số liệu, thế giới có 129 cuộc thăm dò mặt trăng trước Hằng Nga 3, nhưng chỉ một nửa thành công. Trong số đó, Mỹ và Liên Xô hoàn thành 13 lần hạ cánh an toàn.
Theo Báo Tin Tức
No comments:
Post a Comment