Friday, February 28, 2014

Thương lái Trung Quốc tiếp tục lũng đoạn thị trường nông sản Việt

NV- 28/02/2014    -Sau hàng loạt những ‘thương vụ’ bất thường trong mua bán nông sản gây khốn đốn cho nông dân VN, mới đây, thương lái Trung Quốc lại làm điều không bình thường khi đi thu mua lá khoai lang non, đậu bắp xanh với giá cao.

Tại Vĩnh Long, theo báo Vĩnh Long, một nhóm thương lái Trung Quốc 2 người tìm mua lá khoai lang, mua đậu bắp xanh số lượng lớn, không biết để làm gì, và “không chịu làm hợp đồng”. Giá thu mua ‘cao bất thường’: 20,000 đồng/kg (gần bằng $1), và mua tới 20 tấn lá. 

Theo các chuyên gia về nông nghiệp, dây và lá khoa lang sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi củ trong suốt một quá trình. Nếu cắt lá khoai lang có thể giảm 50% năng suất, thậm chí không có củ. Việc thương lái Trung Quốc chỉ mua lá khoa lang thật sự là mối lo ngại không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân, mà có thể phá vỡ quy hoạch trồng trọt của cả vùng, nếu nông dân thiếu hiểu biết, chỉ lo cắt lá đem bán, hoặc dung đất để chỉ trồng khoa lang.

Trước và sau Tết Nguyên đán, cũng có 4 đoàn thương lái Trung Quốc đến Vĩnh Long đặt vấn đề mua đậu bắp xanh với giá cao hơn thị trường từ 2.000- 3.000 đ/kg, nhưng chỉ… hợp đồng miệng. Nông dân tại đây đã được khuyến cáo không mở rộng diện tích trồng đậu bắp, để phải chịu hậu quả nếu thương lái...bỏ chạy, như rất nhiều trường hợp đã xảy ra.


Người trồng, chính quyền địa phương đều không hiểu thương lái mua lá khoai lang để làm gì. Nguồn: baovinhlong.com.vn

Trước đây, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộ lên tình trạng người dân tranh nhau bắt ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc. Ốc bươu vàng phá hoại mùa màng, thay vì tận diệt để bảo vệ đồng lúa. Khi thương lái Trung Quốc thu mua, nông dân ham lợi trước mắt mà đua nhau đi bắt, thậm chí thả nuôi. Sau đó khi thương lái Trung Quốc tháo chạy, để lại hậu quả khôn lường mà mãi sau này, con ốc bươu vàng trở thành ‘gánh nợ’của bà con nông dân.



Nhiều hộ dân ở ĐBSCL bắt ốc bươu vàng để cung cấp cho các thương lái Trung Quốc. Nguồn hình: nld.com.vn

Cuối vụ đông xuân 2012, thương lái Trung Quốc đổ xô đến ĐBSCL tìm mua lúa với giá cao, nhưng lại “xúi” doanh nghiệp trộn gạo thường và gạo thơm để bán cho họ với giá gạo thơm…Thương lái Trung Quốc cũng đã từng ‘thôn tính’ dừa khô tại Bến Tre. Việc thu mua ồ ạt dừa khô của thương lái Trung Quốc khiến một dạo giá dừa khô tăng đột biến. Trên sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre) mỗi ngày có khoảng 10 tàu sắt neo đậu thu mua dừa chở đi Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan… tiêu thụ. Thế nhưng, khi sản lượng dừa trái của tỉnh Bến Tre tăng từ 20 - 40% thì nhưng thương lái này bắt đầu thu mua nhỏ giọt, khiến người dân xứ dừa...lao đao vì dừa.

Cách đây 2 năm, nhiều thương lái người Trung Quốc lũng đoạn vùng Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) khi thu mua trái thơm (hay còn gọi là khóm, hoặc dứa). Họ chỉ chọn những trái thơm lớn và còn xanh để mua với giá cao. Do trong tình cảnh nghèo khó, nhiều người vô tư thu hái những trái xanh bán cho họ. Việc thương lái Trung Quốc nhảy vào mua ngang loại to, đẹp, khiến các nhà máy chế biến nước trái cây xuất khẩu của VN bị thiếu hụt nguồn nghuyên liệu, ảnh hưởng tới việc sản xuất của nhà máy.


Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch thơm. Hình minh hoạ. Nguồn: VEF

Thương lái Trung Quốc còn mua nhiều ‘thứ lạ trên đời’ khác, từ sừng, móng trâu bò, gỗ sưa, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè,... đến đuôi trâu, và ...phân trâu, họ cũng mua. Thương lái Trung Quốc còn mua cả đỉa với giá rất cao lên tới vài trăm nghìn/kg khiến không ít người dân đã bỏ công bỏ việc để đi săn đỉa. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi không một lời từ biệt. Việc nông dân bỏ đồng áng đi thu gom đỉa diễn ra rất nhiều ở nhiều tỉnh, để lại những cánh đồng đầy đỉa và hệ sinh thái ở đó bị ảnh hưởng nặng nề vì đỉa xâm nhập.

Còn tại Lạng Sơn, đầu tháng 9/2012, rất đông người dân bất ngờ đổ xô lên rừng đào rễ cây sim về bán “giá cao” cho thương lái Trung Quốc.  Việc thu mua rễ sim chưa được xác định rõ mục đích, nhưng hậu quả là rừng sim bị phá hoại do gốc bị đào lên trên diện rộng dẫn đến tình trạng xói mòn đất, giảm khả năng ngăn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét. 

Ở vùng biển, thương lái Trung Quốc đặt một số lượng lớn cây phong ba. Trừ mọi chi phí, người dân được lãi 8.000-10.000 đồng/kg. Thấy có lời, nhiều ngư dân bỏ hẳn việc đánh bắt hải sản vượt biển tìm đến những hòn đảo như hòn Mỹ, hòn Miễu, hòn Ton... thuộc 2 xã Quảng Điền và Quảng Phong ngoài biển quyết tìm bằng được loại cây này. Cây phong ba có khả năng làm sạch không khí. Việc thương lái Trung Quốc mua cây phong ba sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, cũng như giá trị kinh tế về lâu dài.

Việc thương lái Trung Quốc đi thu mua nông sản VN một cáh ồ ạt không ‘mờ ảo’, ‘không rõ mục đích’ như nhiều nhận định. Nguyên do rõ nhất có lẽ ai cũng biết, đó là phá hoại. Một sự phá hoại ranh ma, xảo quyệt. Sự lũng đoạn này đã và đang gây ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển nông nghiệp, làm mất an ninh trật tự trong xã hội, mà còn khiến nhiều nông dân vốn nghèo khó, nay càng thêm khốn cùng vì thương lái Trung Quốc thường “quỵt” tiền của nông dân, trốn biệt tăm chỉ sau một thời gian ngắn thu mua.

No comments:

Post a Comment