Những năm gần đây, cứ vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hằng năm, nhiều khu vực trên địa bàn P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, một số khu vực thuộc Q.12, thường xảy ra tình trạng ngập lụt hơn cả mét, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Tình trạng ngập lụt hơn cả mét, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Trao đổi với PV Lao Động, thạc sĩ Hồ Long Phi – Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia TPHCM – cho biết:
Khu vực P.Hiệp Bình Chánh thuộc vùng trũng, có cao trình +1m, trong khi đó, những năm gần đây, đỉnh triều cường có xu hướng năm sau cao hơn năm trước nên dẫn đến tình trạng nước ngoài sông, rạch tràn bờ bao, làm vỡ bờ bao gây ngập nặng. Dù tại khu vực này đã xây dựng van ngăn triều và đang triển khai thi công cống ngăn triều tại khu vực Gò Dưa, đồng thời cũng có hệ thống bờ bao, tuy nhiên với diễn biến thời tiết phức tạp như hiện nay thì hệ thống bảo vệ này rất mong manh. Đặc biệt, khi có mưa to kết hợp triều cường dâng cao thì vùng trũng này chịu tác động của 2 yếu tố: Nước từ sông, rạch bên ngoài tràn vào và nước mưa từ những vùng trên cao đổ dồn về gây ngập nặng.
Vậy theo ông có giải pháp nào để khắc phục tình trạng vỡ bờ bao, ngập thường xuyên ở khu vực này không?
Theo tôi cần gia cố lại hệ thống bờ bao kiên cố, chắc chắn hơn để hạn chế nước sông, rạch tràn vào. Hệ thống bờ bao hiện nay, được chính quyền địa phương đắp bằng đất, xây bằng tường gạch, lâu ngày bị xuống cấp nên dễ bị bể khi triều cường vượt 1,6m. Song song đó, bên trong bờ bao xây dựng hệ thống hồ điều tiết, vì nếu không có hồ điều tiết trữ nước mưa thì dù bờ bao có kiên cố ngăn nước sông tràn vào, khi xảy ra mưa nước vẫn không thoát được do triều cường dâng cao bên ngoài đẩy vào dẫn đến gây ngập nặng khu dân cư. Hiện nay, thành phố đang giao chúng tôi nghiên cứu xây dựng đề án quy hoạch hồ điều tiết. Và một giải pháp quan trọng nữa là chính quyền cần phải hạn chế phát triển dân cư ở vùng trũng này.
Nhưng liệu những giải pháp ông đề cập có giải quyết triệt để tình trạng bể bờ bao, ngập lụt ở vùng trũng này?
Đi kèm với các giải pháp trên, chính quyền địa phương cần nghiên cứu giải pháp sống chung với lũ như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai. Theo tôi, mục đích cuối cùng của chúng ta không phải chỉ xoáy vào việc giảm ngập, mà cái chính là giảm thiệt hại cho người dân. Vì vậy, việc quy hoạchnhà cửa ở những vùng trũng này sao cho có cao trình sàn nhà từ + 2m trở lên, chẳng hạn như xây nhà sàn sống chung với lũ là cần thiết.
Xin cảm ơn ông!
Theo tôi cần gia cố lại hệ thống bờ bao kiên cố, chắc chắn hơn để hạn chế nước sông, rạch tràn vào. Hệ thống bờ bao hiện nay, được chính quyền địa phương đắp bằng đất, xây bằng tường gạch, lâu ngày bị xuống cấp nên dễ bị bể khi triều cường vượt 1,6m. Song song đó, bên trong bờ bao xây dựng hệ thống hồ điều tiết, vì nếu không có hồ điều tiết trữ nước mưa thì dù bờ bao có kiên cố ngăn nước sông tràn vào, khi xảy ra mưa nước vẫn không thoát được do triều cường dâng cao bên ngoài đẩy vào dẫn đến gây ngập nặng khu dân cư. Hiện nay, thành phố đang giao chúng tôi nghiên cứu xây dựng đề án quy hoạch hồ điều tiết. Và một giải pháp quan trọng nữa là chính quyền cần phải hạn chế phát triển dân cư ở vùng trũng này.
Nhưng liệu những giải pháp ông đề cập có giải quyết triệt để tình trạng bể bờ bao, ngập lụt ở vùng trũng này?
Đi kèm với các giải pháp trên, chính quyền địa phương cần nghiên cứu giải pháp sống chung với lũ như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai. Theo tôi, mục đích cuối cùng của chúng ta không phải chỉ xoáy vào việc giảm ngập, mà cái chính là giảm thiệt hại cho người dân. Vì vậy, việc quy hoạchnhà cửa ở những vùng trũng này sao cho có cao trình sàn nhà từ + 2m trở lên, chẳng hạn như xây nhà sàn sống chung với lũ là cần thiết.
Xin cảm ơn ông!
No comments:
Post a Comment