10/03/2014 15:09 GMT+7
Tôi
đã 35 tuổi nhưng vẫn chưa có ý định lập gia đình, dù mẹ tôi sốt ruột
thúc giục. Đời mẹ chưa một lần được nhận hạnh phúc từ chồng.
Tôi là kết quả cuộc hôn nhân chết yểu vì rượu của ba mẹ mình. Tôi không muốn lặp lại bi kịch của mẹ khi quanh tôi, không thể tìm được một người đàn ông không biết “nhậu”.
Nhiều người bảo tôi “hâm”, xã hội bây giờ đàn ông không biết xã giao bằng rượu bia là người “có vấn đề”. Dù vậy, tôi vẫn không thể quên những ám ảnh kinh hoàng của quá khứ…
Ba tôi là một thầy giáo giỏi nhưng nghiện rượu. Ông nghiện đến nỗi giờ lên lớp phải uống một ly mới có thể giảng bài. Vì uống rượu trong giờ dạy nên ba tôi thường xuyên bị kỷ luật. Từ dạy ở trường chuyên tỉnh, ba bị điều chuyển về một trường cấp ba ở huyện xa. Trong một lần lên lớp, ba xỉn, bị ngã từ cầu thang tầng hai xuống. Sau tai nạn đó, ba mất gần hết hàm răng, trở thành móm mém khi tuổi còn khá trẻ.
Tôi bị ám ảnh nhất là những cơn thịnh nộ của mẹ mỗi lần ba say. Khác với đa số người nghiện rượu, ba không hề đập đánh vợ hay phá đồ đạc trong nhà khi say mà chỉ ngồi thu lu trong góc nhà. Mẹ đi làm về, thấy ba như vậy là lôi ba ra đánh. Ông không phản kháng, chỉ ngồi bất động mặc cho mẹ chì chiết. Nhìn cảnh mẹ đánh ba, xích chân ông vào cột nhà, không cho ăn cơm tôi rất khiếp sợ. Lúc đó, trông ba rất thảm thương, chẳng khác một người mất trí. Vậy mà khi tỉnh lại, ba chẳng nhớ gì, vẫn tiếp tục uống rượu. Rồi ba bị buộc thôi việc vì vi phạm kỷ luật nhà trường nhiều lần. Ba mở lớp dạy thêm tại nhà, rất đông học sinh vì ba dạy giỏi. Tôi còn nhớ, mỗi lần có phụ huynh nộp tiền học, ba lại cho lớp nghỉ sớm để đi uống rượu. Mẹ vẫn tiếp tục những trận đòn ngày càng nặng dành cho ba mỗi khi ba say…
Bi kịch xảy ra vào một ngày mưa rả rích năm tôi học lớp sáu, ba kết thúc ca dạy sáng, đi uống rượu ở quán gần nhà. Trưa mẹ về không thấy ba nên đi tìm và đã đánh ba ngay tại quán, lôi ông về nhà. Mẹ lột hết quần áo của ba, xích ông vào gốc cây trước sân. Tôi nhìn cảnh đó mà ứa nước mắt, muốn mang quần áo ra cho ba nhưng bị mẹ mắng: “Nếu ổng biết nhục thì đừng có uống rượu nữa”. Lần ấy, tôi thấy ba khóc, có lẽ hôm ấy ông uống ít nên vẫn còn tỉnh. Chiều, học sinh của ba đến học đông nhưng mẹ vẫn chưa chịu tha cho ba. Một số học sinh bỏ về, một số lấy áo khoác che chắn cho ba, xin mẹ cởi xích cho thầy. Được mẹ thả ra, ba cho học sinh nghỉ học. Mẹ vẫn đi làm bình thường. Ba bảo tôi sang nhà hàng xóm chơi để ba soạn bài. Chập tối, tôi đói bụng, về nhà thì thấy nhà cửa tối om, mà không thấy ba đâu. Một lúc sau, mẹ về, hai mẹ con tìm khắp nhà và gần như chết lặng khi thấy ba treo cổ tự tử ở ngay phòng dạy học…
Tôi mất ba. Mẹ chịu nhiều điều tiếng vì tội hành hạ chồng đến chết. Không sống nổi với dư luận, hai mẹ con phải bỏ xứ mà đi. Hồi đó, tôi cũng giận mẹ nhiều lắm nhưng lớn lên, tôi lại thương mẹ, ai lấy phải người chồng nghiện rượu mới hiểu được nỗi khổ của mẹ. Dù hành động của mẹ thật đáng trách nhưng trong lúc quẫn bách, không lối thoát, mẹ đã không đủ tỉnh táo để tìm một giải pháp…
Nếu không vì rượu, chắc hẳn gia đình tôi đã rất hạnh phúc và tôi không phải chịu những ám ảnh từ quá khứ cho đến tận lúc này…
(Theo Phunuonline)
Tôi là kết quả cuộc hôn nhân chết yểu vì rượu của ba mẹ mình. Tôi không muốn lặp lại bi kịch của mẹ khi quanh tôi, không thể tìm được một người đàn ông không biết “nhậu”.
Nhiều người bảo tôi “hâm”, xã hội bây giờ đàn ông không biết xã giao bằng rượu bia là người “có vấn đề”. Dù vậy, tôi vẫn không thể quên những ám ảnh kinh hoàng của quá khứ…
Ba tôi là một thầy giáo giỏi nhưng nghiện rượu. Ông nghiện đến nỗi giờ lên lớp phải uống một ly mới có thể giảng bài. Vì uống rượu trong giờ dạy nên ba tôi thường xuyên bị kỷ luật. Từ dạy ở trường chuyên tỉnh, ba bị điều chuyển về một trường cấp ba ở huyện xa. Trong một lần lên lớp, ba xỉn, bị ngã từ cầu thang tầng hai xuống. Sau tai nạn đó, ba mất gần hết hàm răng, trở thành móm mém khi tuổi còn khá trẻ.
Tôi bị ám ảnh nhất là những cơn thịnh nộ của mẹ mỗi lần ba say. Khác với đa số người nghiện rượu, ba không hề đập đánh vợ hay phá đồ đạc trong nhà khi say mà chỉ ngồi thu lu trong góc nhà. Mẹ đi làm về, thấy ba như vậy là lôi ba ra đánh. Ông không phản kháng, chỉ ngồi bất động mặc cho mẹ chì chiết. Nhìn cảnh mẹ đánh ba, xích chân ông vào cột nhà, không cho ăn cơm tôi rất khiếp sợ. Lúc đó, trông ba rất thảm thương, chẳng khác một người mất trí. Vậy mà khi tỉnh lại, ba chẳng nhớ gì, vẫn tiếp tục uống rượu. Rồi ba bị buộc thôi việc vì vi phạm kỷ luật nhà trường nhiều lần. Ba mở lớp dạy thêm tại nhà, rất đông học sinh vì ba dạy giỏi. Tôi còn nhớ, mỗi lần có phụ huynh nộp tiền học, ba lại cho lớp nghỉ sớm để đi uống rượu. Mẹ vẫn tiếp tục những trận đòn ngày càng nặng dành cho ba mỗi khi ba say…
Bi kịch xảy ra vào một ngày mưa rả rích năm tôi học lớp sáu, ba kết thúc ca dạy sáng, đi uống rượu ở quán gần nhà. Trưa mẹ về không thấy ba nên đi tìm và đã đánh ba ngay tại quán, lôi ông về nhà. Mẹ lột hết quần áo của ba, xích ông vào gốc cây trước sân. Tôi nhìn cảnh đó mà ứa nước mắt, muốn mang quần áo ra cho ba nhưng bị mẹ mắng: “Nếu ổng biết nhục thì đừng có uống rượu nữa”. Lần ấy, tôi thấy ba khóc, có lẽ hôm ấy ông uống ít nên vẫn còn tỉnh. Chiều, học sinh của ba đến học đông nhưng mẹ vẫn chưa chịu tha cho ba. Một số học sinh bỏ về, một số lấy áo khoác che chắn cho ba, xin mẹ cởi xích cho thầy. Được mẹ thả ra, ba cho học sinh nghỉ học. Mẹ vẫn đi làm bình thường. Ba bảo tôi sang nhà hàng xóm chơi để ba soạn bài. Chập tối, tôi đói bụng, về nhà thì thấy nhà cửa tối om, mà không thấy ba đâu. Một lúc sau, mẹ về, hai mẹ con tìm khắp nhà và gần như chết lặng khi thấy ba treo cổ tự tử ở ngay phòng dạy học…
Tôi mất ba. Mẹ chịu nhiều điều tiếng vì tội hành hạ chồng đến chết. Không sống nổi với dư luận, hai mẹ con phải bỏ xứ mà đi. Hồi đó, tôi cũng giận mẹ nhiều lắm nhưng lớn lên, tôi lại thương mẹ, ai lấy phải người chồng nghiện rượu mới hiểu được nỗi khổ của mẹ. Dù hành động của mẹ thật đáng trách nhưng trong lúc quẫn bách, không lối thoát, mẹ đã không đủ tỉnh táo để tìm một giải pháp…
Nếu không vì rượu, chắc hẳn gia đình tôi đã rất hạnh phúc và tôi không phải chịu những ám ảnh từ quá khứ cho đến tận lúc này…
(Theo Phunuonline)
No comments:
Post a Comment