Monday, March 10, 2014

Ukraina : Trận chiến phương Đông

 Thứ hai 10 Tháng Ba 2014

Photo: Ukraina : Trận chiến phương Đông 

 Thứ hai 10 Tháng Ba 2014
RFI-Thu Hằng
Ukraina vẫn nằm trong thế bị giằng xé giữa hai bên thân Nga và thân châu Âu. Dù không phải là tiêu đề chính trên các trang nhất, nhưng cuộc biểu tình tại Donetsk diễn ra ngày hôm qua và tương lai của Ukraina vẫn nhận được sự quan tâm của tất cả các báo Pháp số ra hôm nay.

Chủ đề trên trang nhất của báo chí Pháp ra ngày hôm nay khá đa dạng. Báo Le Mode đưa tin : « Sự trở lại của Nicolas Sarkozy bị các vụ tai tiếng cản đường ». Cũng về chủ đề này, tờ Le Figaro nhận định : « Sarkozy bị nghe lén : sự phẫn nộ của các luật sư ». Tờ Les Echos thì quan tâm tới các loại thuế mà các tập đoàn lớn phải trả thật sự ». Tờ L’Humanité đăng điều tra về chính sách cắt giảm viên chức từ năm 2007 và giao cho lĩnh vực tư việc trả lương. Báo La Croix thì quan tâm tới « Sáu ứng cử viên để thể hiện châu Âu ». Còn tờ Libération đăng « Trận chiến phương Đông » liên quan tới cuộc biểu tình tại Ukraina cuối tuần vừa qua.

Le Figaro đưa tin : « Một ngày chủ nhật tại Donestk, khi thành phố thể hiện sự chia rẽ ». Còn dưới dòng tựa : « Ukraina : Trận chiến phương Đông », trang nhất của tờ Libération đăng ảnh hai người biểu tình phất cờ Nga dưới chân tượng Lê-nin tại Donestk, thành phố thuộc tỉnh Donbass nằm ở phía đông của Ukraina và giáp Nga. Dù thân Nga và còn nghi ngại về chính quyền mới ở Kiev, nhưng người dân ở đây vẫn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tờ báo dẫn lại lời một nhà báo Ukraina cho biết : « Dĩ nhiên là mọi người cảm thấy gần gũi với Nga. Một số người còn muốn việc phân quyền và có nhiều quyền hạn hơn cho miền đông của Ukraina. Nhưng những người muốn vùng này trở thành vùng thuộc Nga chỉ chiếm thiểu số ».

Trợ lý thị trưởng của thành phố cho biết sẽ làm việc với chính phủ mới dù ông vẫn coi là chính phủ bất hợp pháp. Với ông, vấn đề toàn vẹn lãnh thổ vẫn là quan trọng nhất. Ông coi vụ tấn công của Nga vào Crimée là hoàn toàn không chấp nhận được. Đồng thời, ông cũng yêu cầu chính phủ lâm thời phải chấm dứt phân biệt người thân Nga để tình hình tại đây không trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, theo ông, châu Âu chẳng có ý nghĩa gì tại khu vực này và Ukraina phải giữ được vị trí cán cân giữa hai khối.

Tờ Le Monde đăng nhận định : « Mối đe dọa Nga thống nhất người Ukraina » của một nhà văn đương đại nổi tiếng người Ukraina. Theo ông, trong khi chế độ của Vladimir Putin năng động trong việc tuyên truyền để chia rẽ người láng giềng. Chưa bao giờ trong lịch sử của mình người Ukraina lại cảm thấy cần thống nhất đến thế. Ngày nay, không có gì liên kết người dân hơn trước sự đe dọa của Nga. Ông cho rằng, những gì diễn ra tại quảng trường Maidan là sự tự do, công lý, sự kiểm soát của công dân đối với chính quyền. Đó cũng là sự chuyển hóa của đất nước thành một đất nước nhân văn hơn.

Liên quan tới tình hình căng thẳng tại bán đảo Crimée, Le Figaro nhận định : « Không gì có vẻ ngăn cản được Crimée gia nhập nước Nga ». Tác giả bài báo đánh giá tài năng lớn của Putin là lấy được Crimée mà không phải nhỏ một giọt máu nào. Vì tại đây, dù muốn hay không, Crimée đã ngả sang phía Nga và cuộc chưng cầu dân ý dự trù diễn ra ngày 16 tháng 3 tới chỉ khẳng định phe thân Nga đã giành chiến thắng.

Tờ Les Echos thì đánh giá : « Putin tính toán nhầm ». Vì sau vụ Crimée, Putin đã đẩy đa số người Ukraina vào vòng tay châu Âu. Có thể Putin đã thắng tại Crimée, nhưng đã mất toàn nước Ukraina. Trang trong, tờ báo cho biết Matxcơva tiếp tục công cuộc sát nhập Crimée và bỏ qua những đe dọa của phương tây. Và khủng hoảng ở đây chưa có dấu hiệu tìm ra lối thoát.

Nếu bị phương tây trừng phạt, Nga sẽ bị cô lập về kinh tế và lượng dầu xuất khẩu của tập đoàn Gazprom sẽ giảm đi đáng kể. Thế nhưng, trừng phạt kinh tế cũng là con dao hai lưỡi cho các tập đoàn phương tây, đặc biệt là của Đức. Khoảng 6000 doanh nghiệp Đức và 300 000 nhân công đang có quan hệ thượng mại với Nga, trong đó có các tập đoàn lớn như Adidas, Siemens, nhà khổng lồ năng lượng E.ON… Trước thách thức để giải quyết căng thẳng hiện nay, thủ tướng Đức Angela Merkel muốn dựa trên những mối quan hệ ưu ái giữa hai quốc gia như nền tảng cho cuộc đàm phán. Nhưng còn phải chờ xem liệu tổng thống Nga có cũng quan điểm này không.

Trung Quốc quản lý người thiểu số như thế nào ?

Các cuộc khủng bố gán cho người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, các vụ hỏa thiêu của các nhà sư Tây Tạng hay biểu tình tại Nội Mông, đặc biệt là sau vụ thảm sát tại nhà ga Côn Minh xảy ra ngày 01/03 vừa qua khiến 29 người chết. Đây là những thách thức mà chính quyền trung ương Trung Quốc đang phải đối đầu. Le Figaro đăng bài một bài phân tích trên trang quốc tế trong số ra ngày hôm nay.

Có khoảng 114 triệu người thuộc 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, chiếm 8,49% dân số nhưng đất đai của họ chiếm tới 64% lãnh thổ. Từ sau vụ tấn công trên, chính phủ Bắc Kinh tự cho mình « quân bài trắng » để chống « chủ nghĩa khủng bố mù quáng » của « những kẻ li khai vùng Tân Cương » mà chính quyền gắn với khủng bố Al-Qaida và chủ nghĩa hồi giáo cực đoan thế giới.

Tác giả bài báo phân tích việc quản lý các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc trên bốn khía cạnh chính. Thứ nhất, vấn đề người thiểu số có phải là quả bom nổ chậm đối với Trung Quốc hay không ? Từ khi lên nắm chính quyền, chủ tịch nước Tập Cận Bình đã cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc về mối nguy hiểm sụp đổ đế chế Trung Hoa theo mô hình Xô Viết cũ và yêu cầu phải rút ra bài học. Ông cho rằng cộng sản Liên Xô thất bại do đã để tuột khả năng kiểm soát hệ tư tưởng. Các nhà cầm quyền Xô Viết đã nhầm khi đánh giá rằng chủ nghĩa cộng sản đã xóa bỏ những chia rẽ dân tộc. Trên thực tế, quốc gia gặp nguy cơ tan rã nếu chất gắn bó tư tưởng liên kết các nhóm dân tộc bị sứt mẻ ». Vì thế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin như đinh đóng cột khi khẳng định rằng : « sự ổn định của đất nước » phụ thuộc vào « ổn định tại Tân Cương » hay « ổn định tại Tây Tạng ».

Thứ hai, Trung Quốc thực hiện chiến lược nào để dập tắt sự nổi loạn tại Tân Cương và Tây Tạng ? Ngay sau vụ tấn công nhà ga Côn Minh, chính phủ Trung Quốc hứa sẽ ưu tiên phát triển kinh tế tại các khu vực của người thiểu số. Như vậy, chính quyền ngầm công nhận rằng những bất công đã nuôi mầm mống bạo loạn, trong đó có Tân Cương. Thế nhưng, những nghi ngờ vẫn ẩn sâu tại các khu vực tự trị này. Vì cho tới hiện nay, mọi đầu tư vào các khu vực giầu khoáng sản, nhiên liệu đều chỉ mang lại lợi ích cho người Hán.

Một trí thức chỉ trích chính sách của Bắc Kinh tại khu vực Tân Cương và Tây Tạng nhận xét : « Người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và những tộc người khác yêu cầu quyền được nắm giữ vận mệnh của mình. Nhưng chính quyền Trung Quốc quyết định mọi thứ và không ngừng gây sức ép chính trị tại các vùng rối loạn. Như vậy, quyền tự trị của của người thiểu số không hề tồn tại. Trên thực tế, Trung Quốc đã cố mài dũa một ý niệm nhà nước Trung Quốc bằng cách sáp nhập tất cả các dân tộc khác nhau. Nhưng đây chỉ là một khái niệm mơ hồ, chỉ có lợi cho người Hán. »

Thứ ba, người Duy Ngô Nhĩ yêu cầu gì ? Sau những giai đoạn độc lập ngắn ngủi, phần lớn người Duy Ngô Nhĩ hiểu rằng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ vùng đất rộng lớn và có vai trò chiến lược tại Trung Á. Họ yêu cầu nhận được sự đối xử một cách công bằng hơn và dỡ bỏ các quy định nghiêm ngặt về tôn giáo. Thế nhưng, giống như các tôn giáo khác, Bắc Kinh quản lý chặt chẽ tín ngưỡng. Người Duy Ngô Nhĩ phải dùng các cuốn kinh Coran được nhà nước thông qua, cấm dạy kinh Coran cho trẻ em, và chính phủ kiểm soát các đền thờ hồi giáo.

Cuối cùng, trong mắt nhà cầm quyền, tại sao vấn đề Tây Tạng vẫn còn nhạy cảm hơn vấn đề Tân Cương ? Bắc Kinh luôn nóng mặt khi một nguyên thủ quốc gia đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma và coi đó như một hành động tấn công vào sự toàn vẹn lãnh thổ. Một nhà văn gốc Tây Tạng nhận xét : « Từ một nửa thế kỷ nay, Tây Tạng mất tiếng nói của mình ». Việc kiểm soát tư tưởng chặt chẽ đến mức một số nghệ sĩ và trí thức giả ngốc để tự vệ. Một số khác thì đi theo hướng bi quan hơn. Ít nhất khoảng 122 người Tây Tạng tự thiêu từ tháng 2 năm 2009 tới nay để phản đối những việc mà họ cho là « sự áp bức Trung Quốc ». Về phía mình, Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ các vùng Tây Tạng và hy vọng bóp nghẹt mọi khuynh hướng cực đoan.

Bí ẩn vụ mất tích máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines

Ngày 08/03, máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh mất tích một cách bí ẩn ngoài khơi biển Đông. Đây là chủ đề được các báo ra ngày hôm nay quan tâm.

Sau gần 3 ngày mất liên lạc với phi hành đoàn, hiện nay vẫn chưa định vị được vị trí của máy bay chở 227 hành khách cùng với 12 thành viên phi hành đoàn. Máy bay bị mất liên lạc trong vùng bay tỉnh Cà Mau, miền nam Việt Nam. Nó phải liên lạc với trạm kiểm tra không lưu thành phố Hồ Chí Minh nhưng không hề xuất hiện. Bốn nước trong khu vực Việt Nam, Malaysia, Singapore và Thái Lan cùng với sự hỗ trợ của năm nước khác là Trung Quốc, Mỹ, Philippines và Indonesia vẫn tiếp tục tìm kiếm.

Tờ Libération đặt câu hỏi tai nạn hay khủng bố và cho biết các nhà điều tra đi theo nhiều hướng. Cùng với La Croix, tờ báo dẫn lại lời một quan chức Mỹ tự nhận nắm rõ hồ sơ, cho rằng chuyện hộ chiếu bị ăn cắp không có nghĩa là những hành khách sử dụng hộ chiếu giả là khủng bố. Một giả thuyết khác là máy bay đã quay đầu nhưng ông chủ của hãng hàng không cho rằng tới giờ chưa phát hiện ra lỗi của phi công. Theo một thông tin của báo L’Humanité, đầu cánh của máy bay đã bị va chạm với một máy bay khác tại Thượng Hải, nhưng máy bay hoàn toàn có thể bay an toàn.

Nhà cầm quyền trẻ độc tài thử nghiệm chính sách mở cửa nền kinh tế

Chiến thắng tuyệt đối của Kim Jong Un và 687 ứng cử viên thân cận tại cuộc bầu cử quốc hội diễn ra ngày 09/03 vừa qua không khiến thế giới ngạc nhiên. Tờ Le Figaro nhìn lại quá trình mở cửa kinh tế do nhà cầm quyền trẻ thực hiện từ năm 2011 dưới tựa đề : « Nhà cầm quyền trẻ độc tài dè dặt thử nghiệm chính sách mở cửa nền kinh tế ».

Từ năm 2011, nền kinh tế Triều Tiên đã có sự tăng trưởng. Tổng GDP của quốc gia nằm trong top những quốc gia nghèo nhất thế giới này đã tăng 1,3% vào năm 2012. Dù con số thống kê còn chưa đầy đủ, nhưng nhiều yếu tố cho thấy rằng Triều Tiên đã tăng xuất khẩu than và sắt, cũng như nhân công sang Trung Quốc. Lượng người sử dụng điện thoại di động đã đạt tới 2 triệu từ khi nhà cung cấp Ai Cập, Orascom, hòa mạng tại đây vào năm 2008. Ngoài ra, nông nghiệp cũng là lĩnh vực thí điểm cải cách. Nhà lãnh đạo cho phép chủ trang trại bán một phần thặng dư hay cho thuê đất canh tác. Nhà lãnh đạo tối cao cũng viết trong thư gửi Hội nghị Hợp tác xã nông nghiệp rằng những người lao động phải được đền đáp tùy theo sức lực họ bỏ ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nghi ngờ việc Kim Jung Un đi theo chính sách mở cửa theo mô hình Trung Quốc. Vì họ cho rằng sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh sẽ làm hại tới quyền lực của nhà lãnh đạo.

Người biểu tình ủng hộ Kiev tỏ thái độ trước chiếc quân xa Nga đi ngang qua thành phố Simferopol, Crimée. Ảnh 10/ 03 / 2014.

Người biểu tình ủng hộ Kiev tỏ thái độ trước chiếc quân xa Nga đi ngang qua thành phố Simferopol, Crimée. Ảnh 10/ 03 / 2014. 
RFI-Thu Hằng
Ukraina vẫn nằm trong thế bị giằng xé giữa hai bên thân Nga và thân châu Âu. Dù không phải là tiêu đề chính trên các trang nhất, nhưng cuộc biểu tình tại Donetsk diễn ra ngày hôm qua và tương lai của Ukraina vẫn nhận được sự quan tâm của tất cả các báo Pháp số ra hôm nay.

Chủ đề trên trang nhất của báo chí Pháp ra ngày hôm nay khá đa dạng. Báo Le Mode đưa tin : « Sự trở lại của Nicolas Sarkozy bị các vụ tai tiếng cản đường ». Cũng về chủ đề này, tờ Le Figaro nhận định : « Sarkozy bị nghe lén : sự phẫn nộ của các luật sư ». Tờ Les Echos thì quan tâm tới các loại thuế mà các tập đoàn lớn phải trả thật sự ». Tờ L’Humanité đăng điều tra về chính sách cắt giảm viên chức từ năm 2007 và giao cho lĩnh vực tư việc trả lương. Báo La Croix thì quan tâm tới « Sáu ứng cử viên để thể hiện châu Âu ». Còn tờ Libération đăng « Trận chiến phương Đông » liên quan tới cuộc biểu tình tại Ukraina cuối tuần vừa qua.
Le Figaro đưa tin : « Một ngày chủ nhật tại Donestk, khi thành phố thể hiện sự chia rẽ ». Còn dưới dòng tựa : « Ukraina : Trận chiến phương Đông », trang nhất của tờ Libération đăng ảnh hai người biểu tình phất cờ Nga dưới chân tượng Lê-nin tại Donestk, thành phố thuộc tỉnh Donbass nằm ở phía đông của Ukraina và giáp Nga. Dù thân Nga và còn nghi ngại về chính quyền mới ở Kiev, nhưng người dân ở đây vẫn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tờ báo dẫn lại lời một nhà báo Ukraina cho biết : « Dĩ nhiên là mọi người cảm thấy gần gũi với Nga. Một số người còn muốn việc phân quyền và có nhiều quyền hạn hơn cho miền đông của Ukraina. Nhưng những người muốn vùng này trở thành vùng thuộc Nga chỉ chiếm thiểu số ».
Trợ lý thị trưởng của thành phố cho biết sẽ làm việc với chính phủ mới dù ông vẫn coi là chính phủ bất hợp pháp. Với ông, vấn đề toàn vẹn lãnh thổ vẫn là quan trọng nhất. Ông coi vụ tấn công của Nga vào Crimée là hoàn toàn không chấp nhận được. Đồng thời, ông cũng yêu cầu chính phủ lâm thời phải chấm dứt phân biệt người thân Nga để tình hình tại đây không trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, theo ông, châu Âu chẳng có ý nghĩa gì tại khu vực này và Ukraina phải giữ được vị trí cán cân giữa hai khối.
Tờ Le Monde đăng nhận định : « Mối đe dọa Nga thống nhất người Ukraina » của một nhà văn đương đại nổi tiếng người Ukraina. Theo ông, trong khi chế độ của Vladimir Putin năng động trong việc tuyên truyền để chia rẽ người láng giềng. Chưa bao giờ trong lịch sử của mình người Ukraina lại cảm thấy cần thống nhất đến thế. Ngày nay, không có gì liên kết người dân hơn trước sự đe dọa của Nga. Ông cho rằng, những gì diễn ra tại quảng trường Maidan là sự tự do, công lý, sự kiểm soát của công dân đối với chính quyền. Đó cũng là sự chuyển hóa của đất nước thành một đất nước nhân văn hơn.
Liên quan tới tình hình căng thẳng tại bán đảo Crimée, Le Figaro nhận định : « Không gì có vẻ ngăn cản được Crimée gia nhập nước Nga ». Tác giả bài báo đánh giá tài năng lớn của Putin là lấy được Crimée mà không phải nhỏ một giọt máu nào. Vì tại đây, dù muốn hay không, Crimée đã ngả sang phía Nga và cuộc chưng cầu dân ý dự trù diễn ra ngày 16 tháng 3 tới chỉ khẳng định phe thân Nga đã giành chiến thắng.
Tờ Les Echos thì đánh giá : « Putin tính toán nhầm ». Vì sau vụ Crimée, Putin đã đẩy đa số người Ukraina vào vòng tay châu Âu. Có thể Putin đã thắng tại Crimée, nhưng đã mất toàn nước Ukraina. Trang trong, tờ báo cho biết Matxcơva tiếp tục công cuộc sát nhập Crimée và bỏ qua những đe dọa của phương tây. Và khủng hoảng ở đây chưa có dấu hiệu tìm ra lối thoát.
Nếu bị phương tây trừng phạt, Nga sẽ bị cô lập về kinh tế và lượng dầu xuất khẩu của tập đoàn Gazprom sẽ giảm đi đáng kể. Thế nhưng, trừng phạt kinh tế cũng là con dao hai lưỡi cho các tập đoàn phương tây, đặc biệt là của Đức. Khoảng 6000 doanh nghiệp Đức và 300 000 nhân công đang có quan hệ thượng mại với Nga, trong đó có các tập đoàn lớn như Adidas, Siemens, nhà khổng lồ năng lượng E.ON… Trước thách thức để giải quyết căng thẳng hiện nay, thủ tướng Đức Angela Merkel muốn dựa trên những mối quan hệ ưu ái giữa hai quốc gia như nền tảng cho cuộc đàm phán. Nhưng còn phải chờ xem liệu tổng thống Nga có cũng quan điểm này không.
Trung Quốc quản lý người thiểu số như thế nào ?
Các cuộc khủng bố gán cho người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, các vụ hỏa thiêu của các nhà sư Tây Tạng hay biểu tình tại Nội Mông, đặc biệt là sau vụ thảm sát tại nhà ga Côn Minh xảy ra ngày 01/03 vừa qua khiến 29 người chết. Đây là những thách thức mà chính quyền trung ương Trung Quốc đang phải đối đầu. Le Figaro đăng bài một bài phân tích trên trang quốc tế trong số ra ngày hôm nay.
Có khoảng 114 triệu người thuộc 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, chiếm 8,49% dân số nhưng đất đai của họ chiếm tới 64% lãnh thổ. Từ sau vụ tấn công trên, chính phủ Bắc Kinh tự cho mình « quân bài trắng » để chống « chủ nghĩa khủng bố mù quáng » của « những kẻ li khai vùng Tân Cương » mà chính quyền gắn với khủng bố Al-Qaida và chủ nghĩa hồi giáo cực đoan thế giới.
Tác giả bài báo phân tích việc quản lý các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc trên bốn khía cạnh chính. Thứ nhất, vấn đề người thiểu số có phải là quả bom nổ chậm đối với Trung Quốc hay không ? Từ khi lên nắm chính quyền, chủ tịch nước Tập Cận Bình đã cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc về mối nguy hiểm sụp đổ đế chế Trung Hoa theo mô hình Xô Viết cũ và yêu cầu phải rút ra bài học. Ông cho rằng cộng sản Liên Xô thất bại do đã để tuột khả năng kiểm soát hệ tư tưởng. Các nhà cầm quyền Xô Viết đã nhầm khi đánh giá rằng chủ nghĩa cộng sản đã xóa bỏ những chia rẽ dân tộc. Trên thực tế, quốc gia gặp nguy cơ tan rã nếu chất gắn bó tư tưởng liên kết các nhóm dân tộc bị sứt mẻ ». Vì thế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin như đinh đóng cột khi khẳng định rằng : « sự ổn định của đất nước » phụ thuộc vào « ổn định tại Tân Cương » hay « ổn định tại Tây Tạng ».
Thứ hai, Trung Quốc thực hiện chiến lược nào để dập tắt sự nổi loạn tại Tân Cương và Tây Tạng ? Ngay sau vụ tấn công nhà ga Côn Minh, chính phủ Trung Quốc hứa sẽ ưu tiên phát triển kinh tế tại các khu vực của người thiểu số. Như vậy, chính quyền ngầm công nhận rằng những bất công đã nuôi mầm mống bạo loạn, trong đó có Tân Cương. Thế nhưng, những nghi ngờ vẫn ẩn sâu tại các khu vực tự trị này. Vì cho tới hiện nay, mọi đầu tư vào các khu vực giầu khoáng sản, nhiên liệu đều chỉ mang lại lợi ích cho người Hán.
Một trí thức chỉ trích chính sách của Bắc Kinh tại khu vực Tân Cương và Tây Tạng nhận xét : « Người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và những tộc người khác yêu cầu quyền được nắm giữ vận mệnh của mình. Nhưng chính quyền Trung Quốc quyết định mọi thứ và không ngừng gây sức ép chính trị tại các vùng rối loạn. Như vậy, quyền tự trị của của người thiểu số không hề tồn tại. Trên thực tế, Trung Quốc đã cố mài dũa một ý niệm nhà nước Trung Quốc bằng cách sáp nhập tất cả các dân tộc khác nhau. Nhưng đây chỉ là một khái niệm mơ hồ, chỉ có lợi cho người Hán. »
Thứ ba, người Duy Ngô Nhĩ yêu cầu gì ? Sau những giai đoạn độc lập ngắn ngủi, phần lớn người Duy Ngô Nhĩ hiểu rằng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ vùng đất rộng lớn và có vai trò chiến lược tại Trung Á. Họ yêu cầu nhận được sự đối xử một cách công bằng hơn và dỡ bỏ các quy định nghiêm ngặt về tôn giáo. Thế nhưng, giống như các tôn giáo khác, Bắc Kinh quản lý chặt chẽ tín ngưỡng. Người Duy Ngô Nhĩ phải dùng các cuốn kinh Coran được nhà nước thông qua, cấm dạy kinh Coran cho trẻ em, và chính phủ kiểm soát các đền thờ hồi giáo.
Cuối cùng, trong mắt nhà cầm quyền, tại sao vấn đề Tây Tạng vẫn còn nhạy cảm hơn vấn đề Tân Cương ? Bắc Kinh luôn nóng mặt khi một nguyên thủ quốc gia đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma và coi đó như một hành động tấn công vào sự toàn vẹn lãnh thổ. Một nhà văn gốc Tây Tạng nhận xét : « Từ một nửa thế kỷ nay, Tây Tạng mất tiếng nói của mình ». Việc kiểm soát tư tưởng chặt chẽ đến mức một số nghệ sĩ và trí thức giả ngốc để tự vệ. Một số khác thì đi theo hướng bi quan hơn. Ít nhất khoảng 122 người Tây Tạng tự thiêu từ tháng 2 năm 2009 tới nay để phản đối những việc mà họ cho là « sự áp bức Trung Quốc ». Về phía mình, Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ các vùng Tây Tạng và hy vọng bóp nghẹt mọi khuynh hướng cực đoan.
Bí ẩn vụ mất tích máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines
Ngày 08/03, máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh mất tích một cách bí ẩn ngoài khơi biển Đông. Đây là chủ đề được các báo ra ngày hôm nay quan tâm.
Sau gần 3 ngày mất liên lạc với phi hành đoàn, hiện nay vẫn chưa định vị được vị trí của máy bay chở 227 hành khách cùng với 12 thành viên phi hành đoàn. Máy bay bị mất liên lạc trong vùng bay tỉnh Cà Mau, miền nam Việt Nam. Nó phải liên lạc với trạm kiểm tra không lưu thành phố Hồ Chí Minh nhưng không hề xuất hiện. Bốn nước trong khu vực Việt Nam, Malaysia, Singapore và Thái Lan cùng với sự hỗ trợ của năm nước khác là Trung Quốc, Mỹ, Philippines và Indonesia vẫn tiếp tục tìm kiếm.
Tờ Libération đặt câu hỏi tai nạn hay khủng bố và cho biết các nhà điều tra đi theo nhiều hướng. Cùng với La Croix, tờ báo dẫn lại lời một quan chức Mỹ tự nhận nắm rõ hồ sơ, cho rằng chuyện hộ chiếu bị ăn cắp không có nghĩa là những hành khách sử dụng hộ chiếu giả là khủng bố. Một giả thuyết khác là máy bay đã quay đầu nhưng ông chủ của hãng hàng không cho rằng tới giờ chưa phát hiện ra lỗi của phi công. Theo một thông tin của báo L’Humanité, đầu cánh của máy bay đã bị va chạm với một máy bay khác tại Thượng Hải, nhưng máy bay hoàn toàn có thể bay an toàn.
Nhà cầm quyền trẻ độc tài thử nghiệm chính sách mở cửa nền kinh tế
Chiến thắng tuyệt đối của Kim Jong Un và 687 ứng cử viên thân cận tại cuộc bầu cử quốc hội diễn ra ngày 09/03 vừa qua không khiến thế giới ngạc nhiên. Tờ Le Figaro nhìn lại quá trình mở cửa kinh tế do nhà cầm quyền trẻ thực hiện từ năm 2011 dưới tựa đề : « Nhà cầm quyền trẻ độc tài dè dặt thử nghiệm chính sách mở cửa nền kinh tế ».
Từ năm 2011, nền kinh tế Triều Tiên đã có sự tăng trưởng. Tổng GDP của quốc gia nằm trong top những quốc gia nghèo nhất thế giới này đã tăng 1,3% vào năm 2012. Dù con số thống kê còn chưa đầy đủ, nhưng nhiều yếu tố cho thấy rằng Triều Tiên đã tăng xuất khẩu than và sắt, cũng như nhân công sang Trung Quốc. Lượng người sử dụng điện thoại di động đã đạt tới 2 triệu từ khi nhà cung cấp Ai Cập, Orascom, hòa mạng tại đây vào năm 2008. Ngoài ra, nông nghiệp cũng là lĩnh vực thí điểm cải cách. Nhà lãnh đạo cho phép chủ trang trại bán một phần thặng dư hay cho thuê đất canh tác. Nhà lãnh đạo tối cao cũng viết trong thư gửi Hội nghị Hợp tác xã nông nghiệp rằng những người lao động phải được đền đáp tùy theo sức lực họ bỏ ra.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nghi ngờ việc Kim Jung Un đi theo chính sách mở cửa theo mô hình Trung Quốc. Vì họ cho rằng sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh sẽ làm hại tới quyền lực của nhà lãnh đạo.

No comments:

Post a Comment