SM- 22/02/2014 -Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, tưởng như mọi hoạt động sản xuất đã bị đình trệ, thế nhưng nông dân Việt lại đang bất ngờ khi trong những ngày này, thương lái Trung Quốc vẫn miệt mài đi thu mua lá khoai lang và các loại nông sản khác, nhưng đôi khi họ lại biến mất không dấu vết, để lại những lời hợp đồng miệng khiến nông dân thiệt hại khôn lường nếu không tỉnh táo.
Theo báo Dân Trí dẫn lời ông Lê Văn Trung - Chủ nhiệm HTX rau an toàn Thanh Lợi xã Thành Lợi, H.Bình Tân, Vĩnh Long), thời gian qua, nhiều thương lái Trung Quốc liên tục tìm đến hợp tác xã thu mua lá khoai lang với số lượng không giới hạn. Vấn đề là họ chỉ mua lá khoai non chưa quá hai tháng, trong khi nếu cắt lá bán vào lúc này, cây sẽ không thể sinh trưởng phát triển để xuống củ, thậm chí có thểchỉ thu về toàn… rễ khoai.
Không những vậy, vào dịp trước Tết Nguyên đán, thương lái Trung Quốc cũng tìm đến HTX rau Thanh Lợi để thu mua đậu bắp xanh với giá cao hơn hẳn giá thị trường. Nhưng lại chỉ hợp đồng… miệng, rồi khi HTX yêu cầu phải làm thủ tục đàng hoàng thì… biến mất không dấu vết.
Lần thu mua lá khoai này, do lá khoai chỉ thu về được vài chục triệu, trong khi nếu thu hoạch củ thì có thể mang lại hàng tỷ, chính sự "vô lý" này đã giúp một số bà con nông dân đề phòng và hầu như không để xảy ra phong trào “nhà nhà bán, người người bán”. Tuy nhiên, những trường hợp “cảnh giác” này cũng không nhiều.
Lần thu mua lá khoai này, do lá khoai chỉ thu về được vài chục triệu, trong khi nếu thu hoạch củ thì có thể mang lại hàng tỷ, chính sự "vô lý" này đã giúp một số bà con nông dân đề phòng và hầu như không để xảy ra phong trào “nhà nhà bán, người người bán”. Tuy nhiên, những trường hợp “cảnh giác” này cũng không nhiều.
Trước đó, báo Dân Việt từng phản ánh người dân các xã thuộc huyện Đăk Glei (Kon Tum) rầm rộ vào rừng lùng tìm cây huyết đằng - thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, phong thấp đau nhức… - đem bán cho thương lái Trung Quốc. Dù có sự quản lý của chính quyền, song do bị khai thác nhiều, cây thuốc này đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Không rõ thu mua với số lượng lớn vậy thì số cây huyết đằng này sẽ được xử trí ra sao, nhưng một người bán huyết đằng cho biết khi sang thăm cơ sở sản xuất “chỉ thấy họ đổ hết trong hồ chứa để ngâm”!
Ngay từ những ngày đầu tiên sau Tết Nguyên đán 2014, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn Đà Nẵng bước vào mùa vụ trả hàng, song lại thiếu nguyên liệu. Không chỉ do mất mùa, còn còn bởi các tháng trước đó, thương lái Trung Quốc đã ồ ạt sang để thu gom. “Khắp các vựa tôm lớn dọc các tỉnh miền Trung thậm chí tới miền Nam đều xuất hiện thương lái Trung Quốc. Họ không chỉ thu mua tôm loại 1 giá cao mà ngay cả loại 2, loại 3 cũng thu gom mua sạch” -ông Lê Hồng Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung (Saprodex) - nói. Chính điều này đãn khiến các doanh nghiệp phải tìm đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu, gia tăng sự mất cân bằng thương mại, dù được tiếng là một đất nước có nguồn lợi thủy sản dồi dào.
Thủy sản sống dở chết dở trong khi đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lại gặp ốc bưu vàng. Dù phía Trung Quốc có nhu cầu thực hay ảo, thì việc mua cả ốc cả trứng cũng đang khiến nhiều người nông dân, thay vì tận diệt bảo vệ đồng lúa như trước kia, lại thả ốc nuôi lấy hàng bán cho thương lái. Ông Sáu Lồng, một hộ chuyên nuôi vịt thả đồng, cho biết: Ốc sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt.
Thậm chí, đến cả ngày Valentin cũng thấy xuất hiện thương lái Trung Quốc, khi những người này đột nhiên trở thành bạn hàng quan trọng của hoa Đà Lạt, rầm rộ đến mức giá hoa hồng năm nay tăng lên 2 -3 lần, khiến sức bán giảm mạnh.
Câu chuyện thương lái Trung Quốc “tận thu” đủ loại sản phẩm thượng vàng hạ cám đã trở nên quen thuộc từ nông thôn ra thành thị. Từ gỗ sưa cho đến đuôi trâu, phân trâu, dù là công khai hay ngấm ngầm, thì cũng mang lại một thực tế đau lòng là: Mỗi đợt thu mua chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, rồi những thương lái này bỗng dưng biệt tăm biệt tích, không ai biết họ đi đâu mà cũng chẳng biết họ thu mua về làm gì. Những hoạt động manh mún kiểu như vậy đã khiến choTrung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam năm 2013 với mức 23,7 tỷUSD. Thế nhưng, phần nhiều lại là con đường tiểu ngạch, thu mua, tận thu… - một hình thức giao dịch thương mại cực kỳ bất lợi với bên bán, khi bên mua nắm đằng chuôi, hủy bỏ hợp đồng rất dễ dàng mà không phải đền bù tí tổn thất nào, lại còn có thể ép giá xuống mức thấp nhất, do bên bán không có công cụ nào bảo hộ cho mình. Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc với chất lượng mù mờ tràn vào Việt Nam rất dễ dàng, với tốc độ tăng năm 2013 lên tới tới 26,7% so với năm 2012, và tăng 110 lần trong hơn 10 năm qua.
Vô số lời khuyên đã được đưa ra, song chẳng có lời khuyên nào giúp người nông dân giải quyết được cơm ăn áo mặc hàng ngày của họ cả. Đến ngay cả doanh nghiệp còn bị chặn đứng ngoài cửa ngân hàng, hay qua cửa rồi mà cũng không được hưởng lãi suất ưu đãi, thì người nông dân, dù biết có thể là bẫy đấy, nhưng cũng đành đánh cuộc thôi, họ cũng phải kiếm cái ăn trước mắt đã.
Vĩ Thanh
No comments:
Post a Comment