Amnesty International (© Reuters)
Trong thời gian ở Việt Nam, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã gặp
nhiều người, trong đó có các quan chức cao cấp của chính phủ và Đảng
Cộng sản, đại biểu Quốc hội, chuyên gia từ các viện nghiên cứu, đại diện
một số tổ chức phi chính phủ và một số nhà ngoại giao nước ngoài.
Trong những cuộc gặp gỡ nói trên, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã thảo luận về các vấn đề tự do ngôn luận, chính sách về nhân quyền, án tử hình, quyền của phụ nữ và người dân tộc thiểu số, lao động di cư và buôn bán người. Ân xá Quốc tế cho rằng tất cả những tù nhân lương tâm, tức là những người bị giam cầm chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, phải được trả tự do.
Chuyến viếng thăm của phái đoàn Ân xá Quốc tế trùng với thời điểm Việt Nam cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và blogger Đinh Đăng Định hoãn thi hành án một năm vì lý do sức khỏe, và với việc phiên tòa phúc thẩm đã xử y án 30 tháng tù luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh « trốn thuế ».
Trong bản thông cáo, Ân xá Quốc tế nhắc lại rằng Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái và đầu tháng 2 vừa qua vừa được kiểm điểm về tình hình nhân quyền theo thủ tục Kiểm định Định kỳ Phổ quát UPR. Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết ký Công ước chống tra tấn trong năm nay.
RFI
Trong những cuộc gặp gỡ nói trên, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã thảo luận về các vấn đề tự do ngôn luận, chính sách về nhân quyền, án tử hình, quyền của phụ nữ và người dân tộc thiểu số, lao động di cư và buôn bán người. Ân xá Quốc tế cho rằng tất cả những tù nhân lương tâm, tức là những người bị giam cầm chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, phải được trả tự do.
Chuyến viếng thăm của phái đoàn Ân xá Quốc tế trùng với thời điểm Việt Nam cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và blogger Đinh Đăng Định hoãn thi hành án một năm vì lý do sức khỏe, và với việc phiên tòa phúc thẩm đã xử y án 30 tháng tù luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh « trốn thuế ».
Trong bản thông cáo, Ân xá Quốc tế nhắc lại rằng Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái và đầu tháng 2 vừa qua vừa được kiểm điểm về tình hình nhân quyền theo thủ tục Kiểm định Định kỳ Phổ quát UPR. Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết ký Công ước chống tra tấn trong năm nay.
RFI
No comments:
Post a Comment