February 22, 2014 by HNSG
Tác giả :Vi Anh
Chưa biết chuyến đi Á châu sắp tới của TT Obama sẽ ra sao. Nhưng bây giờ trong chặng dừng chân thứ hai, qua cuộc gặp gỡ hội đàm, người ta thấy Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry bị Chủ Tịch Tập Cận Bình qua mặt. Khi Ô Kerry với danh nghĩa đồng minh của một số quốc gia Châu Á đề nghị TC giảm bớt các yêu sách chủ quyền lãnh thổ, thì Ô. Bình lái sang chuyện khác, sang vấn đề nguyên tử Bắc Hàn, qua mặt một cái vù, không cần bóp kèn hay ra hiệu gì cả. Và Ngoại Trưởng Kerry ‘hồ hởi, phấn khỏi” theo vết xe của Chủ Tịch Bình.
Trước chuyến đi, có lẽ để tỏ ra vô tư hầu dễ nói chuyện với Chủ Tịch Đảng Nhà Nước TC về vấn đề TC tranh chấp biển đảo lâu nay và vấn đề TC gần đây mở vùng nhận dạng phòng không, Nhựt và Phi luật tân hai đồng minh của Mỹ phản đối quyết liệt và kể cả Mỹ cũng phản đối, mà Ngoại Trưởng Mỹ Kerry không ghé Nhựt và Phi luật tân. Nhưng khi đến TC hội kiến với Chủ Tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Kerry cũng nêu vấn đề này với Chủ Tịch TC. Ông Bình không gạt ngang, không đánh trống lảng mà khéo léo qua mặt Ô Kerry chuyển câu chuyện qua vấn đề nguyên tử của Bắc Hàn.
Không phải Ngoại Trưởng Kerry là người dễ bị đánh lạc hướng đâu. Ông là một thượng nghị sĩ nắm chủ tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện lâu đời, có nhiều kinh nghiệm ăn, nói và gói ý kiến người khác. Như Ô đã từng ngâm dấm một cách êm ru ba dự luật nhân quyền VN do Hạ Viện biểu quyết với đa số áp đảo, chuyển lên Thượng Viện.
Trong câu chuyện với Ô. Bình, Ô Kerry xông tới với con mồi của Ô Bình vì vấn đề Bắc Hàn mà Chủ Tịch Bình đưa ra là vấn đề Mỹ quan tâm và thiết tha hơn vấn đề biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, dù trong đó hai nước bị thiệt hại, là Nhựt và Phi là hai nước đồng minh của Mỹ, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ bằng hiệp ước hẵn hòi. Mối lo của Mỹ về CS Bắc Hàn ngày càng gia tăng. Quyền lợi của Mỹ trong việc kết hợp với TC để giải quyết vấn đề CS Bắc Hàn lớn hơn quyền lợi của Mỹ đối với Nhựt và Phi đang bị TC tranh chấp. Nên Ngoại Trưởng Kerry coi cuộc thảo luận về vấn đề Bắc Hàn với TC quan trọng hơn, thiết yếu hơn hơn vấn đề biển đảo của Nhựt và Phi luật tân.
Hỏi Ô Kerrry làm sao nói mạnh được với TC khi lập trường của chánh quyền Obama cứ khư khư, từ thời Ngoại Trưởng Hillary tới bây giờ, là Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo ở Á châu Thái bình dương. Mỹ chỉ coi và bảo vệ tự do hàng hải như quyền lợi quốc gia của Mỹ mà thôi.
Hỏi làm sao ngoại trưởng Kerry nói mạnh được về việc TC tuyên bố bản đồ hình lưỡi bò chín khúc xâm phạm tới biển đảo của đồng minh Phi luật tân là hoàn toàn không có giá trị pháp lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), như Phụ Tá Russel của Ông trình với Uỷ Ban Quốc Hội, trong khi thực tế chưa bao giờ Mỹ phê chuẩn hiệp ước quốc tế về luật biển này.
Làm sao Ông không lo quyền lợi Mỹ trong vấn đề Bắc Triều Tiên lớn hơn khi Philippines cũng là một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Mỹ, nhưng Mỹ đã nói rõ là bảo đảm an ninh của Mỹ đối với Philippines không bao gồm khu vực tranh chấp với Trung Quốc.
Thế cho nên TC tỉnh bơ quậy đục nước Biển Đông, ngập đảo Senkaku của Nhựt, bãi cạn Scaborough của Phi, lấy đảo Hoàng sa, 80% Biển Đông của VN và đang nam tiến xuống Mã Lai, tìm nơi cấm chốt kiểm soát Eo biển Mã Lai, con đường hàng hải huyết mạch của thế giới,
Hỏi làm sao nước lớn nhứt, đông dân nhứt là Nam Dương của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN tin Mỹ được như một lá chắn trước đà bành trướng của TC, khi Ngoại Trưởng Kerry đến thăm trong chặng dừng chân thứ ba tuyên bố khơi khơi, trớt quớt, không một lời hứa dấn thân giúp ổn định trong vùng. Rằng Hoa Kỳ hy vọng Nam Dương giữ vai trò lớn hơn trong tranh chấp Biển Đông. Rằng luật hàng hải quốc tế phải được thi hành và tuân thủ bởi tất cả các nước mà không có ngoại lệ. Nhưng thực tế Mỹ chưa hề phê chuẩn hiệp ước này!
Trong khi đó TC kiên trì và khéo léo không dùng lực lượng quân sự trên biển Á châu Thái bình dương, để Mỹ không thể viện lẽ TC tạo xung đột quân sự, gây chiến tranh. TC chỉ dùng tàu hải giám, tàu cảnh sát tuần duyên, tàu đánh cá giả dạng thường dân- nhưng võ trang tận răng.
TC khéo léo không bao giờ đụng trực tiếp tàu Mỹ. TC còn ngỏ lời mời Mỹ hợp tác thăm dò tài nguyên đáy biển, khai thác dầu khí, hai nước Mỹ, Trung cùng hưởng lợi, thì Mỹ khó mà nói nặng, nói nhẹ gì được TC.
Kể ra Ngoại Trưởng Kerry của Mỹ cũng có cố gắng mới đưa vấn đề TC tranh chấp biển đảo với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Nhưng Ô. Bình khéo léo chuyển câu chuyển sang vấn đề Bắc Hàn, là một vấn đề Mỹ đang muốn khai thông. Nên được lời như cởi tấm lòng, Ngoại Trưởng Kerry sau cuộc gặp gỡ Chủ Tịch Bình, cho báo chí biết “đàm phán với chủ tịch nước Tập Cận Bình rất mang tính “xây dựng, tích cực và tôi lấy làm vui mừng vì đã có dịp bàn luận chi tiết về các thách thức của chính quyền Bình Nhưỡng”.
Thế là Chủ Tịch Bình né được vấn đề biển đảo, vùng phòng không do Mỹ đặt ra. Thế là Ngoại Trưởng Mỹ cũng không đặt được với TC vấn đề mà hai đồng minh của Mỹ rất thiết tha và quốc tế cũng như các nước ASEAN rất bất bình và lo ngại.Thế là hai đồng minh của Mỹ là Nhựt và Phi dù lạc quan, tin Mỹ, dù Bộ Ngoại Giao Mỹ có thông báo nội dung cuộc nói chuyện của Ngoại Trưởng Mỹ với Chủ Tịch Bình, cũng không thể không thắc mắc, không nghi ngờ Mỹ và TC dựa dẫm nhau để chia xẻ quyền thế ở Á châu Thái bình dương, đằng sau lưng mình trên thiệt hại chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, không phận của mình, những quyền không thể thương lượng của bất cứ một quốc gia dân tộc nào đáng gọi là một quốc gia dân tộc, dù núi xương sông máu cũng không tương nhượng.
Trong khi Chủ Tich TC thao túng làm Ngoại Trưởng Mỹ không nói lên được vấn đề Biển Đông mà đồng minh Nhựt Phi rất muốn được nói lên, thì TC mở cả một chiến dịch chiến tranh tâm lý toàn cầu chống Nhựt, đồng minh của Mỹ. Truyền hình TC hát một phim mô tả một dũng sĩ diệt Nhựt trong cuộc xâm lược của Nhựt vào năm 1930. Một sư phụ võ lâm tài lực siêu phàm ăn tươi nuốt sống lính Nhựt trong một trận chiến đẫm máu chống Nhựt xâm lược.
Không phải đây là lần đầu ‘báo đài TC tuiyên truyền bài xích Nhựt. Tại khắp các thủ đô, các nhà ngoại giao Trung Quốc viết bài cậy đăng trên báo. Như Đại sứ quán TC tại Luân Đôn đã nêu lên hình ảnh nhân vật xấu Lord Voldemort trong truyện Harry Potter để lên án những khuynh hướng quân phiệt của thủ tướng Nhật.
Trong khi Thủ Tướng Nhựt đi viếng Đền Anh Hùng Tử sĩ Nhựt, thì Mỹ lo ngại phản ứng của TC, lại lên tiếng chỉ trích Thủ Tướng Abe./.(Vi Anh)
No comments:
Post a Comment