Theo thông tín viên của RFI tại Seoul, Frédéric Ojardias, thì
người dân Bắc Triều Tiên sẽ phải « bầu » ra 687 đại biểu cho Quốc hội
nhân dân tối cao. Trên nguyên tắc, đây là cơ quan lập pháp chính yếu
nhưng thực tế hoàn toàn mang tính tượng trưng.
Chính là Kim Jong Un, 31 tuổi, nắm trọn quyền lực tuyệt đối sau khi kế vị cha cách đây hai năm. Jong Un ra « ứng cử » tại đơn vị bầu cử Baekdusan, ngọn núi huyền hoặc mang tính biểu tượng cao độ. Anh ta không có mấy rủi ro : mỗi ghế chỉ có mỗi một ứng cử viên, được đảng Lao động chỉ định - tuy rằng có sự chính thức hiện diện của ba đảng nhỏ bù nhìn, để ra vẻ đa nguyên đa đảng.
Mỗi cử tri nhận được một phiếu bầu với mỗi một tên. Nếu quyết định gạch tên ứng cử viên duy nhất này, cử tri sẽ phải sang một phòng phiếu đặc biệt, và trên thực tế không ai dám liều lĩnh như thế.
Một báo cáo điều tra mới đây của Liên Hiệp Quốc cho biết chi tiết những áp bức khủng khiếp dành cho những ai bị nghi ngờ không trung thành với chế độ. Một số bị tra tấn mà mức độ tàn bạo có thể so sánh với bọn quốc xã. Cho nên kết quả không có gì đáng ngạc nhiên : mỗi ứng cử viên đều đắc cử với tỉ lệ 100% phiếu.
Các cuộc bầu cử này chủ yếu là công cụ để kiểm soát về mặt xã hội. Việc đi bầu là bắt buộc, và việc tổ chức bầu cử giúp kiểm kê được dân số.
Theo lời chứng của những người tị nạn Bắc Triều Tiên tại Seoul, những ai trốn khỏi đất nước để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại Trung Quốc hay những nơi khác, và không đi bầu sẽ bị chế độ coi là những người đào thoát – có nghĩa là những kẻ phản bội. Gia đình họ còn ở lại Bắc Triều Tiên sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy nhiều người Bắc Triều Tiên đã sang được Trung Quốc vẫn trở về chỉ để bỏ phiếu, chấp nhận các rủi ro cho mình.
Bầu cử còn nhằm chứng tỏ quyền lực của lãnh đạo Kim Jong Un. Đây là dịp lễ hội ca ngợi vinh quang của chế độ : những cuộc nhảy múa được tổ chức trên các đường phố cùng với những cuộc mít-tinh bày tỏ lòng yêu nước. Kết quả bầu được dùng cho các chiến dịch tuyên truyền, khẳng định toàn dân đều ủng hộ lãnh tụ tối cao.
Hãng thông tấn chính thức của Bình Nhưỡng viết : « Người Bắc Triều Tiên một lần nữa sẽ chứng tỏ mãnh lực của sự đoàn kết thống nhất khi bầu ra ứng viên của mình ». Cuộc bầu cử cũng cho phép Kim Jong Un thăng chức cho những người trung thành. Sau khi hành quyết người chú dượng vào năm ngoái và tiến hành một loạt thanh trừng, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đang cần củng cố quyền lực.
Chính là Kim Jong Un, 31 tuổi, nắm trọn quyền lực tuyệt đối sau khi kế vị cha cách đây hai năm. Jong Un ra « ứng cử » tại đơn vị bầu cử Baekdusan, ngọn núi huyền hoặc mang tính biểu tượng cao độ. Anh ta không có mấy rủi ro : mỗi ghế chỉ có mỗi một ứng cử viên, được đảng Lao động chỉ định - tuy rằng có sự chính thức hiện diện của ba đảng nhỏ bù nhìn, để ra vẻ đa nguyên đa đảng.
Mỗi cử tri nhận được một phiếu bầu với mỗi một tên. Nếu quyết định gạch tên ứng cử viên duy nhất này, cử tri sẽ phải sang một phòng phiếu đặc biệt, và trên thực tế không ai dám liều lĩnh như thế.
Một báo cáo điều tra mới đây của Liên Hiệp Quốc cho biết chi tiết những áp bức khủng khiếp dành cho những ai bị nghi ngờ không trung thành với chế độ. Một số bị tra tấn mà mức độ tàn bạo có thể so sánh với bọn quốc xã. Cho nên kết quả không có gì đáng ngạc nhiên : mỗi ứng cử viên đều đắc cử với tỉ lệ 100% phiếu.
Các cuộc bầu cử này chủ yếu là công cụ để kiểm soát về mặt xã hội. Việc đi bầu là bắt buộc, và việc tổ chức bầu cử giúp kiểm kê được dân số.
Theo lời chứng của những người tị nạn Bắc Triều Tiên tại Seoul, những ai trốn khỏi đất nước để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại Trung Quốc hay những nơi khác, và không đi bầu sẽ bị chế độ coi là những người đào thoát – có nghĩa là những kẻ phản bội. Gia đình họ còn ở lại Bắc Triều Tiên sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy nhiều người Bắc Triều Tiên đã sang được Trung Quốc vẫn trở về chỉ để bỏ phiếu, chấp nhận các rủi ro cho mình.
Bầu cử còn nhằm chứng tỏ quyền lực của lãnh đạo Kim Jong Un. Đây là dịp lễ hội ca ngợi vinh quang của chế độ : những cuộc nhảy múa được tổ chức trên các đường phố cùng với những cuộc mít-tinh bày tỏ lòng yêu nước. Kết quả bầu được dùng cho các chiến dịch tuyên truyền, khẳng định toàn dân đều ủng hộ lãnh tụ tối cao.
Hãng thông tấn chính thức của Bình Nhưỡng viết : « Người Bắc Triều Tiên một lần nữa sẽ chứng tỏ mãnh lực của sự đoàn kết thống nhất khi bầu ra ứng viên của mình ». Cuộc bầu cử cũng cho phép Kim Jong Un thăng chức cho những người trung thành. Sau khi hành quyết người chú dượng vào năm ngoái và tiến hành một loạt thanh trừng, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đang cần củng cố quyền lực.
No comments:
Post a Comment