Friday, March 7, 2014

Hàng chục kỹ sư..công nhân bị nhà máy quịt lương!

THỪA THIÊN-HUẾ (NV) - Chuyện khó tin nhưng có thật, hàng chục kỹ sư, công nhân hãng xi măng Ðồng Lâm không được trả lương sau hàng năm trời làm việc cật lực, giờ không biết kêu ai. Công ty xi măng này tọa lạc tại huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Báo Tiền Phong cho biết, trước đó công ty Ðầu Tư Xây Dựng Thương Mại và Công Nghệ Hà Nội, viết tắt là HNCIT cùng với Ban Quản Lý Dự AÔn Công Ty Xi Măng Ðồng Lâm mở cuộc tuyển dụng hàng chục người thợ vào làm việc.


Công nhân lo rầu vì bị nhà máy quịt lương hàng năm trời. (Hình: báo Tiền Phong)

Ðây là dự án xây dựng công trình khai thác mỏ đá nguyên liệu có vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng, tương đương khoảng 150 triệu đô la của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm rồi, người đại diện công ty HNCIT là ông Vũ Ðình Tiến, đội trưởng Ðội Xây Dựng Cơ Bản đứng ra tuyển mộ người lao động, thu hút được hàng chục người.

Trong số các công nhân được tuyển, có người từ các tỉnh miền Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, cùng nhiều cư dân địa phương thuộc huyện Phong Ðiền, thành phố Huế. Ông Vũ Ðình Tiến cho biết, đơn vị ông nhận gói thầu khai thác mỏ để sản xuất xi măng với giá 200 tỉ đồng, tương đương 10 triệu đô la.

Hầu hết các công nhân xây dựng dưới quyền ông đều được hứa nhận được mức lương tối thiểu khoảng 6 triệu đồng một tháng, tương đương 300 đô la.



Dự án ngàn tỉ đồng đẩy người lao động vào con đường cùng. (Hình: báo Tiền Phong)

Thế nhưng, từ lúc bắt đầu làm việc cho đến nay gần 1 năm trời, hầu như công nhân nhà máy xi măng Ðồng Lâm không nhận được một đồng lương nào. Nhiều người hỏi thì ông Tiến trì hoãn, cho rằng chưa nhận được gói tiền từ phía công ty HNCIT.

Cho đến mới đây, người ta vỡ lẽ ra, ông đội trưởng đã biến mất, không ai liên lạc được kể cả bằng điện thoại. Nghe đâu khoản tiền mà ông Tiến nợ người lao động và một số đơn vị khác lên đến hàng tỉ đồng.

Một số người từ trước tết đã cầm bán xe cộ, nhiều vật dụng cá nhân ... để về tìm đường về quê. Những người còn lại thì coi như dở khóc, dở người, lây lất sống tạm để chờ lương không biết đến bao giờ. 

No comments:

Post a Comment