Thông tin về việc Quốc hội Crimée thông qua yêu cầu sát nhập
vùng này vào Nga đến ngay giữa lúc các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu đang
họp thượng đỉnh bất thường tại Bruxelles hôm qua, 06/03/2014, bàn về
khủng hoảng Ukraina.
Các lãnh đạo châu Âu đã lên án quyết định nói trên của Quốc hội
Crimée và đã quyết định đình chỉ các cuộc đàm phán về visa với Nga và
dọa sẽ thi hành các biện pháp trừng phạt khác, đặc biệt là về kinh tế,
nếu tình hình tiếp tục xấu đi.
Theo lời chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Matxcơva phải chấp nhận đàm phán nhằm chấm dứt khủng hoảng với Ukraina trong những ngày tới và những đàm phán này phải nhanh chóng đạt kết quả.
Ông Van Rompuy cũng thông báo là Liên hiệp châu Âu sẽ ký hiệp định liên kết với Kiev trước cuộc bầu cử ngày 25/05 ở Ukraina.
Về phần Hoa Kỳ, hôm qua, tổng thống Barack Obama ra lệnh hạn chế cấp visa cho những cá nhân và quan chức bị xem là có trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc đe dọa chủ quyền Ukraina. Ông Obama cũng đã ký sắc lệnh cho phép phong tỏa tài sản các lãnh đạo Nga và Ukraina.
Hôm qua, tổng thống Mỹ đã nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Nga Vladimir Putin để nhấn mạnh rằng do Nga đã vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, cho nên Washington đã thi hành các biện pháp trừng phạt, với sự phối hợp với các đối tác châu Âu. Nhưng ông Putin vẫn không nhân nhượng, theo tường trình của thông tín viên RFI Muriel Pomponne từ Matxcơva :
« Khi trao đổi với Barack Obama, ông Vladimir Putin vẫn giữ nguyên lập luận : ''Các lãnh đạo Ukraina đã lên nắm quyền bằng một cuộc đảo chính, muốn áp đặt những quyết định phi pháp lên miền Nam và miền Đông Ukraina. Nước Nga không thể làm ngơ trước những lời kêu gọi trợ giúp trong vấn đề này, cho nên đã có hành động để đáp lại những lời kêu gọi đó, theo đúng công pháp quốc tế.'' Ông Putin dường như còn nói thêm rằng quan hệ Nga-Mỹ có tính chất thiết yếu cho ổn định thế giới và mối quan hệ này không thể bị hy sinh cho những vấn đề quốc tế riêng lẻ, cho dù rất quan trọng. »
Như vậy Matxcơva dứt khoát không tỏ dấu hiệu yếu thế, nhất là trước những biện pháp trừng phạt đầu tiên của phương Tây. Matxcơva cho rằng những lời lẽ ở Bruxelles hôm qua là không thích hợp với trao đổi giữa hai đối tác. Ngành ngoại giao Nga phớt lờ hoàn toàn việc Hoa Kỳ hạn chế visa, khi nào mà những biện pháp này không liên quan đến ông Putin.
Về việc đình chỉ hợp tác quân sự giữa Mỹ và khối NATO với Nga, Matxcơva cho rằng đó là « tâm lý thời chiến tranh lạnh » và cảnh cáo rằng : « Những biện pháp trừng phạt giống như những boomerang sẽ quay trở ngược đập vào những người đã quyết định những biện pháp đó ». Về phần mình, các dân biểu Nga dọa sẽ tịch biên tài sản các công ty châu Âu và Mỹ trong trường hợp phương Tây trừng phạt kinh tế.
Theo lời chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Matxcơva phải chấp nhận đàm phán nhằm chấm dứt khủng hoảng với Ukraina trong những ngày tới và những đàm phán này phải nhanh chóng đạt kết quả.
Ông Van Rompuy cũng thông báo là Liên hiệp châu Âu sẽ ký hiệp định liên kết với Kiev trước cuộc bầu cử ngày 25/05 ở Ukraina.
Về phần Hoa Kỳ, hôm qua, tổng thống Barack Obama ra lệnh hạn chế cấp visa cho những cá nhân và quan chức bị xem là có trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc đe dọa chủ quyền Ukraina. Ông Obama cũng đã ký sắc lệnh cho phép phong tỏa tài sản các lãnh đạo Nga và Ukraina.
Hôm qua, tổng thống Mỹ đã nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Nga Vladimir Putin để nhấn mạnh rằng do Nga đã vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, cho nên Washington đã thi hành các biện pháp trừng phạt, với sự phối hợp với các đối tác châu Âu. Nhưng ông Putin vẫn không nhân nhượng, theo tường trình của thông tín viên RFI Muriel Pomponne từ Matxcơva :
« Khi trao đổi với Barack Obama, ông Vladimir Putin vẫn giữ nguyên lập luận : ''Các lãnh đạo Ukraina đã lên nắm quyền bằng một cuộc đảo chính, muốn áp đặt những quyết định phi pháp lên miền Nam và miền Đông Ukraina. Nước Nga không thể làm ngơ trước những lời kêu gọi trợ giúp trong vấn đề này, cho nên đã có hành động để đáp lại những lời kêu gọi đó, theo đúng công pháp quốc tế.'' Ông Putin dường như còn nói thêm rằng quan hệ Nga-Mỹ có tính chất thiết yếu cho ổn định thế giới và mối quan hệ này không thể bị hy sinh cho những vấn đề quốc tế riêng lẻ, cho dù rất quan trọng. »
Như vậy Matxcơva dứt khoát không tỏ dấu hiệu yếu thế, nhất là trước những biện pháp trừng phạt đầu tiên của phương Tây. Matxcơva cho rằng những lời lẽ ở Bruxelles hôm qua là không thích hợp với trao đổi giữa hai đối tác. Ngành ngoại giao Nga phớt lờ hoàn toàn việc Hoa Kỳ hạn chế visa, khi nào mà những biện pháp này không liên quan đến ông Putin.
Về việc đình chỉ hợp tác quân sự giữa Mỹ và khối NATO với Nga, Matxcơva cho rằng đó là « tâm lý thời chiến tranh lạnh » và cảnh cáo rằng : « Những biện pháp trừng phạt giống như những boomerang sẽ quay trở ngược đập vào những người đã quyết định những biện pháp đó ». Về phần mình, các dân biểu Nga dọa sẽ tịch biên tài sản các công ty châu Âu và Mỹ trong trường hợp phương Tây trừng phạt kinh tế.
No comments:
Post a Comment