Arseniy Yatsenyuk và một số nhân vật khác trong chính phủ Kiev gọi cuộc bỏ phiếu là “vi hiến” và “bất hợp pháp”
Nhưng quốc hội Nga ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý. Người phát ngôn thượng viện nói nếu người dân Crimea bỏ phiếu về việc gia nhập Nga thì họ sẽ “chắc chắn ủng hộ”.
Quyết định của các dân biểu Crimea muốn quay về với Liên bang Nga được đưa ra trong lúc căng thẳng quốc tế về sự có mặt của các nhóm quân thân Nga ở vùng bán đảo phía Nam Ukraine.
Điện Kremlin cho biết, sau một cuộc điện đàm giữa ông Vladimir Putin và ông Barack Obama, vẫn có sự khác biệt trong cách tiếp cận và đánh giá khủng hoảng.
Trong khi đó, đội tuyển Paralympic của Ukraine đã xác nhận sẽ tham gia Thế Vận hội mùa đông của người khuyết tật ở Sochi.
Trưởng đoàn, Valeriy Sushkevich, giải thích rằng tham gia “để họ nhớ chúng tôi, ghi nhớ Ukraine – một quốc gia có chủ quyền, gửi các vận động viên tới đây”.
Nhưng ông nói: “Nếu có điều gì đó quan trọng xảy ra, Ukraine sẽ rời Thế Vận hội ngay lập tức”.
'Chủ quyền'
Thủ tướng Yatesenyuk nói hôm thứ Sáu 07/03 rằng Ukraine sẵn sàng đối thoại với Nga ngay khi Nga rút quân và tuân theo các thỏa thuận quốc tế.
Trong một cảnh báo gửi tới “những kẻ gây chia rẽ và phản bội đất nước Ukraine”, ông nói:
“Mọi quyết định của các ông là bất hợp pháp, vi hiến và không một ai trong thế giới văn minh sẽ công nhận cái gọi là trưng cầu dân ý của điều gọi là chính quyền Crimea”.
Kiev không công nhận chính quyền thân Moscow của Crimea, được đưa lên trong tình trạng khẩn cấp khi các lực lượng thân Nga bắt đầu chiếm cứ các khu vực chiến lược hồi tuần trước.
Phía lãnh đạo Crimea thì gọi chính quyền lâm thời ở Kiev là “bất hợp pháp” khi nhóm này lên nắm quyền sau khi ông Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng Hai.
Quốc hội Crimea nói hôm thứ Năm 06/03 rằng đã yêu cầu Tổng thống Putin cho phép khu vực này gia nhập với Nga, và sẽ thăm dò ý kiến của người dân Crimea trong cuộc bỏ phiếu ngày 16/03 tới.
Trong buổi đón tiếp đoàn đại diện dân biểu Crimea tới Moscow hôm 07/03, phát ngôn viện nghị viện Nga, Valentina Matviyenko nói: “Không còn nghi ngờ gì, quốc hội Crimea, với tư cách là chính quyền hợp pháp, có quyền đó... quyền làm chủ của người dân trong việc quyết định tương lai của mình.”
Hạn chế thị thực
Trong cuộc nói chuyện kéo dài một giờ đồng hồ, ông Obama nói với ông Putin rằng hành động của Nga là vi phạm chủ quyền của Ukraine, theo một thông cáo của tỏa Bạch Ốc.
Ông nói có một giải pháp phù hợp với tất cả các bên, trong đó có đàm phán giữa Kiev và Moscow, và các lực lượng của Ukraine và Nga cần rút về căn cứ của mình dưới sự giám sát quốc tế.
Về phần mình, Tổng thống Putin nói chính quyền mới ở Kiev đã áp đặt “quyết định hoàn toàn bất hợp pháp” lên khu vực ủng hộ Nga ở phía Đông Ukraine, và Moscow “không thể làm ngơ các kêu gọi giúp đỡ”.
Nhưng ông cũng nói quan hệ Mỹ-Nga “không nên bị phá vỡ vì những bất đồng về một quốc gia đơn lẻ, mặc dù đây là vấn đề quốc tế cực kỳ quan trọng”.
Hoa Kỳ và châu Âu đã công khai ủng hộ chính quyền lâm thời của Ukraine, và hôm thứ Năm 06/03 đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với phe chông đối.
Washington ra lệnh hạn chế thị thực đối với một số quan chức và cá nhân người Nga và Ukraine, trong khi các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu ở Brussels đồng ý hoãn đối thoại với Moscow về việc giảm giới hạn trong đi lại đối với người Nga muốn vào châu Âu.
No comments:
Post a Comment