HÀ NỘI (NV) - Tòa án Hà Nội mở phiên tòa xử vụ bệnh viện “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu của hàng ngàn bệnh nhân hôm 7 tháng 3, 2014. Tổng cộng chín bị can bị khởi tố, gồm giám đốc bệnh viện Nguyễn Trí Liêm, phó giám đốc Nguyễn Thị Nhiên, trưởng khoa xét nghiệm Vương Thị Kim Thành, 55 tuổi của Bệnh viện Hoài Đức, Hà Nội cùng 6 cộng sự viên.
Tất cả các bị cáo trên bị buộc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”
Tất cả các bị cáo trên bị buộc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”
Ông bác sĩ giám đốc bệnh viện cùng các cộng sự bị cáo xuất hiện trước tòa. (Hình: báo Thanh Niên) |
Bản cáo trạng đọc tại tòa nói rằng, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 8, 2012 đến cuối tháng 5, 2013, bà Vương Thị Kim Thành và các kỹ thuật viên khoa xét nghiệm đã in nhiều kết quả xét nghiệm từ một mẫu, để cấp cho nhiều bệnh nhân, đưa vào hồ sơ thanh toán tiền bảo hiểm. Tính ra, đã có 789 kết quả xét nghiệm được “nhân khống” như thế. Số tiền mà bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức phải trả cho bệnh viện về một công việc không phải làm, khoảng 16.5 triệu đồng, tương đương 800 đô la.
Phán quyết cuối cùng của tòa án Hà Nội chỉ tuyên mức 1 năm tù giam dành cho bà Vương Thị Kim Thành, trưởng khoa xét nghiệm. Còn tất cả các bị cáo khác đều bị án treo. Riêng ông Giám đốc Bệnh viện Hoài Đức, Nguyễn Trí Liêm, chỉ bị cảnh cáo.
Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Hoài Đức từng gây chấn động dư luận Hà Nội hồi năm rồi. Người tố giác nội vụ là cán bộ của bệnh viện, bà Hoàng Thị Nguyệt cũng đã dính tới khoảng 20 bản xét nghiệm “nhân bản” hồi tháng 6, 2012. Bà Nguyệt được sự trợ giúp của một đồng nghiệp cùng làm việc tại khoa Xét nghiệm là Phan Thị Oanh đưa đơn tố cáo trước dư luận sự việc trên.
Người tố giác vụ “nhân bản” xét nghiệm tại bệnh viện Hoài Đức. (Hình: Việt Nam Net) |
Cuộc điều tra tiến hành sau đơn tố cáo của bà Nguyệt và bà Oanh tại đồn công an cho thấy, có ít nhất 1,500 kết quả xét nghiệm máu trùng nhau. Gần 800 kết quả khống được lập ra giao cho bệnh nhân.
Lời thú nhận của bà Vương Thị Kim Thành, cựu trưởng khoa xét nghiệm của bệnh viện nói rằng, đã có lần chiều theo yêu cầu của người nhà một bé 2 tuổi không muốn làm xét nghiệm, nên lấy kết quả của một bệnh nhân 57 tuổi cấp cho bé.
No comments:
Post a Comment