- Lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số manh mối, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa khẳng định chính xác.
Trong khi các nỗ lực cứu hộ quốc tế đang được triển khai tích cực, vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay Boeing B777-200 mang số hiệu MH370 khiến nhiều giả thiết được đặt ra. Việc một loại máy bay được xem là an toàn nhất trong lịch sử hàng không thế giới, khi có sự cố xảy ra lại không gửi một tín hiệu cấp cứu nào khiến các chuyên gia và các nhà điều tra đặt ra nhiều câu hỏi.
Khi được hỏi về khả năng chuyến bay MH370 bị tấn công khủng bố, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết, các nhà chức trách nước này vẫn chưa có thông tin gì nhưng cam kết sẽ điều tra mọi khả năng gây ra tai nạn.
Cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra về 3 trường hợp hành khách có tên trong danh sách chuyến bay MH370 nhưng thực sự không phải họ có mặt trên chuyến bay đó (bởi hộ chiếu của họ đã bị đánh cắp), đó là 1 công dân Italy, một công dân Áo và trường hợp mới nhất là một công dân Trung Quốc.
Theo các chuyên gia an toàn hàng không, chiếc máy bay Boeing B777-200 mang số hiệu MH370 chắc chắn đã gặp phải một “tai nạn thảm khốc bất ngờ và không có thời gian để phát tín hiệu cầu cứu”. Chính vì vậy, không loại trừ khả năng máy bay bị khủng bố.
Trong khi các nỗ lực cứu hộ vẫn chưa có kết quả, ngày 9/3, người dân Trung Quốc đang xôn xao về một bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội Weibo về các mảnh vụn đáng nghi nổi trên mặt biển. Những mảnh vụn này được phỏng đoán là các mảnh vỡ chiếc máy bay Boeing 777 bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airline.
Bức ảnh do một hành khách Trung Quốc chụp lại trên một chuyến bay từ Bắc Kinh đến Kuala Lumpur vào sáng 9/3. Hiện người này đã hạ cánh an toàn. Trên trang cá nhân, hành khách này khẳng định vị trí chụp bức ảnh cách thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 90 phút bay.
Mặc dù hiện chưa rõ những mảnh vỡ trên là gì, khu vực nơi hành khách này nói đã chụp ảnh có vẻ như khá trùng khớp với vị trí chiếc Boeing 777 đã mất tích, cũng như nơi các tàu cứu nạn của Malaysia, Việt Nam và các nước khác đang tiến hành tìm kiếm.
Trong tuần qua, điểm nóng Ukraine tiếp tục có những diễn biến mới. Ngày 6/3, Quốc hội nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine đã bỏ phiếu kín ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, chính quyền Crimea sẽ để người dân quyết định vấn đề này thông qua cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 16/3 tới, sớm hơn 2 tuần so với dự định trước đó sẽ tổ chức vào ngày 30/3.
Sau khi Quốc hội Crimea bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Nga, nhiều nghị sỹ tại hai Viện của Nga đã lên tiếng ủng hộ việc đẩy nhanh việc chấp thuận dự luật cho phép các khu vực tại các nước khác có thể sáp nhập vào Liên bang Nga.
Trưa 7/3 (giờ Moscow), một phái đoàn của Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea đã có các cuộc gặp với các Nghị sỹ Hạ Viện và Thượng Viện Nga. Tại cuộc gặp này, lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện Nga đều bày tỏ hoan nghênh "quyết định" lịch sử của Crimea và khẳng định tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý sắp tới ở Crimea.
Phản ứng trước những diễn biến này, ngày 8/3, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Nga rằng, bất cứ bước đi nào của Moscow nhằm sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine sẽ khép lại cánh cửa ngoại giao giữa Mỹ và Nga.
Phản ứng trước tuyên bố này, Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh báo Mỹ không nên áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Moscow. Nếu có chuyện gì xảy ra, Washington cũng có thể chịu những lệnh trừng phạt tương tự.
Ngày 9/3, người dân Triều Tiên đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm năm một lần để phê chuẩn các đại biểu của cơ quan lập pháp của nước này.
Trong cuộc bầu cử lần trước hồi năm 2009, lượng cử tri đi bỏ phiếu đến 99%, với 100% phiếu thuận. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên dưới thời nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un, người lên nắm quyền hồi tháng 12/2011 sau khi cha ông là Kim Jong-il qua đời.
Cuộc bầu cử này diễn ra sau khi có những diễn biến mới khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên gia tăng căng thẳng. Ngày 3/3, Triều Tiên đã bắn thử 2 tên lửa tầm ngắn về phía vùng biển ngoài khơi phía Đông nước này. Đây là lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy một tuần qua, Triều Tiên tiến hành bắn tên lửa, được cho là nhằm trả đũa các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc đang diễn ra tại Hàn Quốc.
Chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” kết thúc vào ngày 3/3 với việc người biểu tình giải tán khỏi 3 nút giao thông chính tại Bangkok (Thái Lan) nhưng những nỗ lực lật đổ Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra vẫn tiếp tục. Ngoài ra, việc đảng Dân chủ đối lập đang tìm kiếm hành động pháp lý liên quan tới tính hợp pháp của Chính phủ tạm quyền hiện nay đang đẩy Thái Lan vào bất ổn mới.
Trong một diễn biến mới trên chính trường Thái Lan, Phó Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Suraphong Tovichakchaikul ngày 7/3 đề nghị các cơ chế độc lập tại Thái Lan như Tòa án Hiến pháp, Ủy ban Phòng chống tham nhũng quốc gia phải có các quyết định công bằng và không đứng về bên nào trong các hoạt động điều tra và ra các phán quyết liên quan tình hình chính trị tại Thái Lan.
Giới phân tích nhận định, Chính phủ Thái Lan bị suy yếu, nhưng phe biểu tình cũng không đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, dù kịch bản nào xảy ra thì chính trường Thái Lan còn tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, lôi kéo sự tham gia của các tầng lớp dân sự - xã hội trong một hành trình mà cải cách hệ thống chính trị chưa được xác định.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/3 cho biết, Syria đang có nguy cơ không hoàn thành thời hạn chót 30/6 về việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hóa học của nước này.
Tính tới nay, mới chỉ có chưa đầy 1/3 số vũ khí hoá học của Syria được đưa ra khỏi nước này theo như một phần thoả thuận với Mỹ và Nga.
Cho đến nay, Syria vẫn nhấn mạnh sẽ thực hiện đầy đủ cam kết với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học, nhưng cũng lưu ý, cần coi trọng vấn đề an ninh sau khi Syria bỏ lỡ hạn chót về di dời kho vũ khí hóa học do các cuộc tấn công của phe đối lập./.
Một chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines (Ảnh: AP) |
Vào lúc 23h20 ngày 7/3 (giờ Việt Nam), chiếc máy bay Boeing B777-200 mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur và hành trình đến sân bay Bắc Kinh (Trung Quốc). Tuy nhiên, sau khi cất cánh khoảng một tiếng đồng hồ, máy bay đã mất tín hiệu với đài kiểm soát không lưu. Chiếc máy bay gặp nạn này chở 239 người (bao gồm cả 12 người của tổ bay), trong đó phần lớn là người Trung Quốc.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ mất tích của chiếc máy bay trên, các quốc gia có liên quan, trong đó có Việt Nam đã khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn. Việt Nam đã huy động các tàu Hải quân, Cảnh sát biển và máy bay tham gia công tác tìm kiếm.
Tại cuộc họp khẩn về công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích ngày 9/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Hoàng Trung Hải nhấn mạnh yêu cầu, công tác tìm kiếm cứu nạn liên tục 24/24, không được phép dừng. Phó Thủ tướng chỉ đạo tập trung vào vùng khả nghi trên biển, nhưng vẫn mở rộng vùng tìm kiếm, không bỏ sót vị trí nào cả.
Lúc 14h40 (ngày 9/3), máy bay tham gia tìm kiếm của Singapore và Malaysia đều phát hiện vật thể lạ khả nghi trên mặt nước, cách vị trí nghi có vệt dầu loang (đã được xác định là không phải dầu loang) vài chục km về phía Tây Bắc, cách đảo Thổ Chu khoảng 100km. Nhân được thông tin này, Việt Nam đã điều động tàu Vietnam MRCC của lực lượng Cảnh sát biển hướng tới vị trí có vật thể lạ, dự kiến khoảng 19h30 tối nay sẽ tiếp cận khu vực này.
Trong một diễn biến mới nhất đáng chú ý, 18h30 phút ngày 9/3, sau nhiều giờ quần thảo trên biển, thủy phi cơ DHC6 của Việt Nam báo về đã tìm thấy một mảnh vỡ nghi là của máy bay Malaysia bị mất tích. Tuy nhiên trời tối nên máy bay không thể hạ cánh mà chỉ có thể chụp lại ảnh.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ mất tích của chiếc máy bay trên, các quốc gia có liên quan, trong đó có Việt Nam đã khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn. Việt Nam đã huy động các tàu Hải quân, Cảnh sát biển và máy bay tham gia công tác tìm kiếm.
Tại cuộc họp khẩn về công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích ngày 9/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Hoàng Trung Hải nhấn mạnh yêu cầu, công tác tìm kiếm cứu nạn liên tục 24/24, không được phép dừng. Phó Thủ tướng chỉ đạo tập trung vào vùng khả nghi trên biển, nhưng vẫn mở rộng vùng tìm kiếm, không bỏ sót vị trí nào cả.
Lúc 14h40 (ngày 9/3), máy bay tham gia tìm kiếm của Singapore và Malaysia đều phát hiện vật thể lạ khả nghi trên mặt nước, cách vị trí nghi có vệt dầu loang (đã được xác định là không phải dầu loang) vài chục km về phía Tây Bắc, cách đảo Thổ Chu khoảng 100km. Nhân được thông tin này, Việt Nam đã điều động tàu Vietnam MRCC của lực lượng Cảnh sát biển hướng tới vị trí có vật thể lạ, dự kiến khoảng 19h30 tối nay sẽ tiếp cận khu vực này.
Trong một diễn biến mới nhất đáng chú ý, 18h30 phút ngày 9/3, sau nhiều giờ quần thảo trên biển, thủy phi cơ DHC6 của Việt Nam báo về đã tìm thấy một mảnh vỡ nghi là của máy bay Malaysia bị mất tích. Tuy nhiên trời tối nên máy bay không thể hạ cánh mà chỉ có thể chụp lại ảnh.
Mảnh vỡ đáng ngờ do tổ bay thủy phi cơ DHC6 chụp được (Ảnh do tổ bay gửi về Sở chỉ huy TKCN Hàng không) |
Trong khi các nỗ lực cứu hộ quốc tế đang được triển khai tích cực, vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay Boeing B777-200 mang số hiệu MH370 khiến nhiều giả thiết được đặt ra. Việc một loại máy bay được xem là an toàn nhất trong lịch sử hàng không thế giới, khi có sự cố xảy ra lại không gửi một tín hiệu cấp cứu nào khiến các chuyên gia và các nhà điều tra đặt ra nhiều câu hỏi.
Khi được hỏi về khả năng chuyến bay MH370 bị tấn công khủng bố, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết, các nhà chức trách nước này vẫn chưa có thông tin gì nhưng cam kết sẽ điều tra mọi khả năng gây ra tai nạn.
Cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra về 3 trường hợp hành khách có tên trong danh sách chuyến bay MH370 nhưng thực sự không phải họ có mặt trên chuyến bay đó (bởi hộ chiếu của họ đã bị đánh cắp), đó là 1 công dân Italy, một công dân Áo và trường hợp mới nhất là một công dân Trung Quốc.
Theo các chuyên gia an toàn hàng không, chiếc máy bay Boeing B777-200 mang số hiệu MH370 chắc chắn đã gặp phải một “tai nạn thảm khốc bất ngờ và không có thời gian để phát tín hiệu cầu cứu”. Chính vì vậy, không loại trừ khả năng máy bay bị khủng bố.
Bức ảnh về các mảnh vỡ nổi lềnh bềnh trên mặt biển (Ảnh: SCMP) |
Trong khi các nỗ lực cứu hộ vẫn chưa có kết quả, ngày 9/3, người dân Trung Quốc đang xôn xao về một bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội Weibo về các mảnh vụn đáng nghi nổi trên mặt biển. Những mảnh vụn này được phỏng đoán là các mảnh vỡ chiếc máy bay Boeing 777 bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airline.
Bức ảnh do một hành khách Trung Quốc chụp lại trên một chuyến bay từ Bắc Kinh đến Kuala Lumpur vào sáng 9/3. Hiện người này đã hạ cánh an toàn. Trên trang cá nhân, hành khách này khẳng định vị trí chụp bức ảnh cách thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 90 phút bay.
Mặc dù hiện chưa rõ những mảnh vỡ trên là gì, khu vực nơi hành khách này nói đã chụp ảnh có vẻ như khá trùng khớp với vị trí chiếc Boeing 777 đã mất tích, cũng như nơi các tàu cứu nạn của Malaysia, Việt Nam và các nước khác đang tiến hành tìm kiếm.
Chủ tịch Thượng viện Nga Matvienko (trái) và Chủ tịch Quốc hội Crimea trong một cuộc gặp tìm giải pháp hòa bình cho Ukraine (Ảnh: AFP) |
Trong tuần qua, điểm nóng Ukraine tiếp tục có những diễn biến mới. Ngày 6/3, Quốc hội nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine đã bỏ phiếu kín ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, chính quyền Crimea sẽ để người dân quyết định vấn đề này thông qua cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 16/3 tới, sớm hơn 2 tuần so với dự định trước đó sẽ tổ chức vào ngày 30/3.
Sau khi Quốc hội Crimea bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Nga, nhiều nghị sỹ tại hai Viện của Nga đã lên tiếng ủng hộ việc đẩy nhanh việc chấp thuận dự luật cho phép các khu vực tại các nước khác có thể sáp nhập vào Liên bang Nga.
Trưa 7/3 (giờ Moscow), một phái đoàn của Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea đã có các cuộc gặp với các Nghị sỹ Hạ Viện và Thượng Viện Nga. Tại cuộc gặp này, lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện Nga đều bày tỏ hoan nghênh "quyết định" lịch sử của Crimea và khẳng định tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý sắp tới ở Crimea.
Phản ứng trước những diễn biến này, ngày 8/3, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Nga rằng, bất cứ bước đi nào của Moscow nhằm sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine sẽ khép lại cánh cửa ngoại giao giữa Mỹ và Nga.
Phản ứng trước tuyên bố này, Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh báo Mỹ không nên áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Moscow. Nếu có chuyện gì xảy ra, Washington cũng có thể chịu những lệnh trừng phạt tương tự.
Đường phố Bình Nhưỡng tràn ngập các khẩu hiệu cổ động bầu cử. |
Ngày 9/3, người dân Triều Tiên đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm năm một lần để phê chuẩn các đại biểu của cơ quan lập pháp của nước này.
Trong cuộc bầu cử lần trước hồi năm 2009, lượng cử tri đi bỏ phiếu đến 99%, với 100% phiếu thuận. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên dưới thời nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un, người lên nắm quyền hồi tháng 12/2011 sau khi cha ông là Kim Jong-il qua đời.
Cuộc bầu cử này diễn ra sau khi có những diễn biến mới khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên gia tăng căng thẳng. Ngày 3/3, Triều Tiên đã bắn thử 2 tên lửa tầm ngắn về phía vùng biển ngoài khơi phía Đông nước này. Đây là lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy một tuần qua, Triều Tiên tiến hành bắn tên lửa, được cho là nhằm trả đũa các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc đang diễn ra tại Hàn Quốc.
Chính trường Thái Lan vẫn chưa thể giảm nhiệt (Ảnh: Reuters) |
Chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” kết thúc vào ngày 3/3 với việc người biểu tình giải tán khỏi 3 nút giao thông chính tại Bangkok (Thái Lan) nhưng những nỗ lực lật đổ Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra vẫn tiếp tục. Ngoài ra, việc đảng Dân chủ đối lập đang tìm kiếm hành động pháp lý liên quan tới tính hợp pháp của Chính phủ tạm quyền hiện nay đang đẩy Thái Lan vào bất ổn mới.
Trong một diễn biến mới trên chính trường Thái Lan, Phó Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Suraphong Tovichakchaikul ngày 7/3 đề nghị các cơ chế độc lập tại Thái Lan như Tòa án Hiến pháp, Ủy ban Phòng chống tham nhũng quốc gia phải có các quyết định công bằng và không đứng về bên nào trong các hoạt động điều tra và ra các phán quyết liên quan tình hình chính trị tại Thái Lan.
Giới phân tích nhận định, Chính phủ Thái Lan bị suy yếu, nhưng phe biểu tình cũng không đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, dù kịch bản nào xảy ra thì chính trường Thái Lan còn tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, lôi kéo sự tham gia của các tầng lớp dân sự - xã hội trong một hành trình mà cải cách hệ thống chính trị chưa được xác định.
Các chuyên gia thực hiện công việc tiêu hủy vũ khí của Syria (Ảnh: Reuters) |
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/3 cho biết, Syria đang có nguy cơ không hoàn thành thời hạn chót 30/6 về việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hóa học của nước này.
Tính tới nay, mới chỉ có chưa đầy 1/3 số vũ khí hoá học của Syria được đưa ra khỏi nước này theo như một phần thoả thuận với Mỹ và Nga.
Cho đến nay, Syria vẫn nhấn mạnh sẽ thực hiện đầy đủ cam kết với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học, nhưng cũng lưu ý, cần coi trọng vấn đề an ninh sau khi Syria bỏ lỡ hạn chót về di dời kho vũ khí hóa học do các cuộc tấn công của phe đối lập./.
Nguyễn Hùng/VOV onlineTổng hợp
No comments:
Post a Comment