Sunday, March 9, 2014

Chuyện gì đang xảy ra với cầu Rồng ở Đà Nẵng?

Dưới triều đại thời nhà Sản, người VN càng ngày càng có nhiều kỹ thuật phát triển bậc nhất thế giới & tiếng Việt lại càng phong phú hơn so với các triều đại khác trong suốt lịch sử VN. 
       Về mặt kỹ thuật, sau một năm xây chiếc cầu có một không hai trong thế giới mà người VN mình gọi là cầu con giun, con trùng thì bổng dưng nó có nhiều vết nứt xuất hiện, ấy vậy mà kỹ sư được đào tạo dưới thời nhà Sản bao biện rằng..
-"Đối với các vết nứt xuất hiện trong thời gian qua đều nằm trong giới hạn cho phép.
 Thôi đi mấy cha, thế nào là "giới hạn cho phép", mấy cha có qua mấy nước tư bản giẩy chết và thấy mấy cái cầu của người ta xây có cái cầu nào xây xong rồi có "vết nứt nằm trong giới hạn cho phép" không? Nhỡ khi ngừơi ta đang lái xe và chiếc cầu bị ..xụm bà ché, thì mấy cha sẽ dùng từ ngữ gì đây.?Làm ơn lôi đầu mấy thằng ăn tạp ra mà xử ngay lập tức đi. 
        Cũng về mặt kỹ thuật, làm ơn đừng có dùng..keo để trám vào mấy chổ nứt nữa, keo nào có thể làm cho chiếc cầu ..vững chắc được chứ! Làm ăn gian dối như vậy nhở khi chiếc cầu bị xập thì đừng có nói là "tra'm keo để ..làm đẹp chiếc cầu" hoặc "lái xe nhanh không đúng quy trình giống như cầu Chu Va 6 nhé. Bài học cầu Chu Va 6 đắt giá lắm nhé, 8 mạng người đó. OK.
       Làm ơn bỏ tù mấy thằng ăn bẩn và tịch thu tài sản của chúng, láy số tiền đó để mà sửa chửa lại chiếc cầu đáng thương kia dùm.
         
-------------------------------------------------------------------------------------

“Cầu mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện vết nứt, chưa được bao lâu thì xuất hiện công nhân khoan đục, lắp  thiết bị "lạ" trên các ụ vòm cầu, rất đáng ngờ”,  một người dân phản ánh.

Những thiết bị “lạ” trên ụ vòm cầu Rồng
Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều người dân thường xuyên qua lại cầu Rồng (Đà Nẵng) tỏ ra quan ngại khi phát hiện những vết nứt lạ trên ụ chân vòm cầu.
Đến nay, nhiều người càng thêm lo lắng khi trên cầu xuất hiện nhiều công nhân tập trung khoan đục, lắp dày đặc các đầu bơm vữa tại các vết nứt trên ụ vòm cây cầu này khi cây cầu vừa mới được đưa vào sử dụng gần 1 năm nay. 
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý,
Hàng trăm xilanh bơm keo trám vết nứt gắn trên ụ vòm cầu Rồng khiến người dân quan ngại
“Tôi thường xuyên đi lại qua cầu Rồng và thường xuyên nhìn thấy những vết nứt trên các ụ vòm cầu này nên rất lo lắng. Trong khi không biết các vết nứt này có ảnh hưởng gì đến độ bền vững và tuổi thọ của cầu hay không thì cách đây mấy hôm, tôi thấy rất nhiều công nhân dùng khoan, búa… đục vào các ụ vòm này.
Đục xong, họ gắn một loạt các thiết bị trông rất lạ tại các vết nứt này. Tôi có xem trên ti vi, họ lắp các nút như đối với sự cố cầu Vĩnh Tuy nhưng nhỏ hơn và màu trắng nên rất lo”, ông Hoành (trú Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng) lo lắng.
Để tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường và ghi nhận toàn cảnh công nhân đang tiến hành khoan, lắp đặt các đầu xilanh vào thân các ụ vòm cầu Rồng.
“Khoan và lắp các đầu nút thế này để bơm keo, vữa chèn lấp các khe nứt. Công việc được làm mấy ngày nay rồi. Chúng em chỉ là công nhân, cần thông tin gì các anh cứ hỏi bên Ban quản lý là rõ”, một công nhân cho biết.
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý,
Sự xuất hiện của công nhân trám vữa, chèn khe nứt thu hút sự chú ý, quan tâm của người dân
Tại hiện trường, công nhân tiến hành khoan, lắp đặt hàng trăm các đầu bơm, cùng xilanh chạy dọc theo các vết nứt xuất hiện trên các ụ vòm cầu Rồng khiến không ít người dân quan tâm.
“Cầu có vấn đề gì không chú, mới xây mà đã phải khoan đục là sao? Công nhân làm gì mà gắn dày đặc các đầu nút thấy kỳ quái quá”, một du khách tỏ ra quan ngại.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư công trình GTCC Đà Nẵng, cầu Rồng làm việc theo đúng thiết kế, không phát hiện các biểu hiện bất thường của kết cấu.
Đối với các vết nứt xuất hiện trong thời gian qua đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, đơn vị kiểm định lưu ý tiếp tục theo dõi quan trắc đối với một số vết nứt bê tông và mối liên kết giữa các kết cấu dầm thép-dầm bê tông cốt thép, giữa dầm-vòm bê tông cốt thép để có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời.
Không ảnh hưởng đến khả năng làm việc !
Ông Bùi Hồng Trung, Trưởng Phòng Giám đinh-Chất lượng công trình GTVT, Sở GTVT Đà Nẵng cho biết:
“Những vết nứt này đã xuất hiện từ khi cầu chưa đưa vào khai thác. Sau thời gian theo dõi, đến nay các vết nứt đã ổn định và nhà thầu tiến hành bảo trì định kỳ theo đúng sổ tay vận hành cầu. Toàn bộ chi phí do liên danh nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) thực hiện theo điều kiện bảo hành công trình”.
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý,
Các vết nứt trên ụ vòm cầu Rồng được xử lý bằng việc bơm keo Epoxy Sikadur cường độ cao
“Nếu nói đây là sự cố thì không chính xác và người dân cũng không nên lo lắng về những vết nứt này vì chúng tôi đang xử lý bằng việc bơm keo Epoxy Sikadur 752 cường độ cao và trám bằng vữa Epoxy Sikadur 731 đối với những vết rạn chân chim. Song song đó sẽ xử lý đọng nước và hoàn thiện bề mặt nhằm đảm bảo mỹ quan và tuổi thọ cho công trình.", ông Trung khẳng định.
Về vết nứt, qua theo dõi và quan trắc, có 2 loại vết nứt là: do co ngót từ biến trong quá trình làm việc của bê tông với kết cấu thép, nứt do mạch dừng giữa 2 lớp bê tông đổ trước và đổ sau; loại nữa là do dao động cơ học trong quá trình làm việc giữa kết cấu vòm thép và kết cấu dầm treo với kết cấu bê tông ụ chân vòm đã gây ra nứt.
"Sau thời gian theo dõi, các vết nứt dần ổn định, không xuất hiện mới cũng như phát triển thêm nên chúng tôi cho triển khai bảo trì theo đúng quy định nhằm đảm bảo thẩm mỹ và bảo vệ kết cấu thép bên trong tránh xâm thực từ môi trường bên ngoài”, ông Trung cho biết.
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý,
Các xilanh dùng để bơm vữa sẽ được gắn chặt vào các vết nứt trên ụ vòm
“Tôi khẳng định lại là, vết nứt không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, độ ổn định của công trình. Các vết nứt nằm trong giới hạn cho phép và sau khi xử lý, các vết nứt từ biến sẽ không xuất hiện nữa. Nhưng nếu không xử lý, sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của cầu trước sự xâm thực từ bên ngoài của môi trường tự nhiên. Riêng các vết nứt do dao động giữa 2 kết cấu dầm thép treo và kết cấu trụ bê tông sẽ được chúng tôi tiếp tục theo dõi”, ông Trung khẳng định.
Trước đó, như VTC News đã đưa tin, cuối tháng 10/2013, sau hơn 7 tháng đưa vào sử dụng, cầu Rồng - cây cầu kỷ lục Việt Nam tại Đà Nẵng đã xuất hiện hàng loạt các vết nứt chằng chịt trên các kết cấu ụ vòm cầu và mố phía Đông khiến người dân và du khách rất lo lắng. Kèm theo đó là tình trạng rỉ nước từ bên trong các ụ này ra bên ngoài gây phản cảm và quan ngại về mỹ quan và tuổi thọ của cây cầu. 
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý
Theo Sở GTVT Đà Nẵng, các vết nứt không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, độ ổn định của cầu Rồng
Tại buổi làm việc ngày 31/10/2013, ông Nguyễn Hà Nam, Phó Giám đốc Ban QLDA Cầu Rồng cho rằng: Đây là các vết nứt cấu tạo đã xuất hiện sau khi cầu được đưa vào sử dụng. Nguyên nhân là trong quá trình làm việc, vật liệu bê tông bị co ngót do nhiệt độ. Và không phải nứt kết cấu nên không ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng làm việc bền vững của công trình.
Tuy nhiên, quan điểm của Ban quản lý đã nhận được sự phản biện của các chuyên gia về cách xử lý đối với các vết nứt này. Tiếp đó, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Sở GTVT Đà Nẵng yêu cầu thường xuyên theo dõi diễn biến các vết nứt xuất hiện tại cầu Rồng và có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo không ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng cây cầu.
Được biết, cầu Rồng được khởi công từ tháng 7/2009 và được đưa vào sử dụng đưa vào sử dụng từ ngày 29/3/2013 với tổng mức đầu tư gần 1.739 tỷ đồng.
Cầu Rồng có kết cấu khá đặc biệt, là cây cầu bê tông cốt thép và dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép độc đáo và lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với tổng chiều dài cầu là 666m, bề rộng mặt cầu 36-37,5m và kết cấu vòm đơn gồm 5 ống thép với hình dáng là con rồng đang vươn mình ra phía biển.
Ngay sau khi đưa vào sử dụng, cầu Rồng đã trở thành điểm nhấn du lịch của thành phố Đà Nẵng với hệ thống ánh sáng hiện đại cùng hình ảnh rồng thay đổi màu sắc, phun nước và phun lửa về đêm. 
Bửu Lân

2 comments:

  1. Cầu Rồng chắc còn thiếu mấy cái vảy con rồng nên mới gắn thêm cho nó hoảnh tráng...Hi hi ..!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vảy bị rụng, rồng bị bệnh ..lác. Ngày nào đó, Rồng bị gảy cổ...cả đám tụi ăn bám vảy rồng..cũng gảy cổ theo rồng :). Thanks

      Delete