Nhà Trắng chuẩn bị công luận để ban hành trừng phạt kinh tế nhưng giới doanh nhân Mỹ khuyến cáo Hoa Kỳ không nên hành động đơn lẻ. Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet phân tích :
Các lãnh đạo doanh nghiệp lớn như Pepsico, General Electric hay Boeing gây áp lực với chính quyền Obama và Quốc hội để được bảo đảm nếu trừng phạt Nga thì các biện pháp phải được áp dụng đồng loạt trên thế giới chứ không chỉ có Mỹ đơn phương thực thi.
Các tập đoàn hiện đang đầu tư rất lớn vào Nga này muốn tránh bị Matxcơva trả đũa nếu như các nước khác đặc biệt là Liên hiệp châu Âu không hưởng ứng trừng phạt cùng với Mỹ. Năm 2012 Pepsico đã kiếm được gần 5 tỷ đô la trong các hoạt động ở Nga. General Electric thì sản xuất các động cơ chạy khí đốt tại hai nhà máy ở Nga, còn Boeing thì vẫn là nhà cung cấp chủ lực máy bay cho hãng hang không Nga.
Tất cả những hoạt động trên đều có thể bị xem xét lại. Nhà trắng và Quốc hội đang chuẩn bị một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga nếu ông Putin đi quá xa.
Cựu đại sứ Mỹ tại Matxcơva, Michael McFaul hoài nghi các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga có thể mang lại kết quả. Ông phát biểu trên tờ Washington Post rằng: “ Tôi nghĩ là Putin sẵn sàng hy sinh nền kinh tế nếu ông ta quyết sáp nhập Crimée vào Nga”. Giới doanh nghiệp Mỹ không mong muốn sự hy sinh đó sẽ gây thiệt hại cho họ.
« Ukraina không nhường Nga một tấc đất »
Những đe dọa của Tây phương dường như không làm Matxcơva nao núng. Thứ Bảy, lần đầu tiên đại sứ Ukraina tại Matxcơva được thứ trưởng ngoại giao Nga Grigori Kassarine tiếp kiến. Ngoại trưởng Serguei Lavrov lần đầu tiên tuyên bố Nga sẵn sàng đối thoại « ngang hàng » với các nước khác để tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Ukraina với điều kiện Nga không bị xem là một trong những « tác nhân ».
Theo thông tín viên RFI Muriel Pomponne tại Matxcơva, sự kiện Nga thông báo có cuộc « tiếp xúc » với đại diện của chính quyền mới của Ukraina chứng tỏ « kênh ngoại giao » giữa Matxcơva và Kiev không bị gián đoạn mặc dù theo ngôn từ ngoại giao, cuộc đối thoại này « rất thẳng thắn » hàm ý rất khó khăn.
Tại Crimée, Nga tiếp tục gửi thêm quân. Reuters cho biết vào ngày hôm qua, giữa ban ngày, một đoàn quân xa của Nga 50 chiếc cùng 8 xe thiết giáp và hai xe cứu thương đã đi vào một căn cứ quân sự của Ukraina ở gần thủ phủ Simphéropol.
Đoàn quan sát viên của tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE tiếp tục bị ngăn chận đến ba lần không cho vào Crimée. Một đơn vị võ trang theo Nga canh chừng biên giới đã nổ súng chỉ thiên không cho các quan sát viên qua eo biển Kertch.
Còn theo AFP, một vụ xung đột đã xảy ra tại thành phố cảng Sebastopol. Hàng trăm người thân Nga đã sử dụng gậy gộc tấn công một nhóm người Ukraina tập họp kỷ niệm 200 ngày sinh của nhà thơ Taras Chevtchenko, anh hùng tranh đấu cho nền độc lập của Ukraina. Cũng nhân ngày lễ biểu tượng này, người dân Ukraina được kêu gọi biểu dương tinh thần độc lập trên toàn quốc. Tại Kiev, thủ tướng lâm thời Arseni Iatseniouk tuyên bố là « nước Nga và lãnh đạo Nga phải biết rằng Ukraina không nhường cho họ một cen-ti-mét lãnh thổ ».
Tại Praha, bốn nước trong nhóm Visegrad gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungari và Slovaquia đồng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép nhậu khẩu thêm khí đốt của Mỹ để giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng của Nga và tránh bị Matxcơva sử dụng vũ khí nhiên liệu để gây sức ép chính trị
Các lãnh đạo doanh nghiệp lớn như Pepsico, General Electric hay Boeing gây áp lực với chính quyền Obama và Quốc hội để được bảo đảm nếu trừng phạt Nga thì các biện pháp phải được áp dụng đồng loạt trên thế giới chứ không chỉ có Mỹ đơn phương thực thi.
Các tập đoàn hiện đang đầu tư rất lớn vào Nga này muốn tránh bị Matxcơva trả đũa nếu như các nước khác đặc biệt là Liên hiệp châu Âu không hưởng ứng trừng phạt cùng với Mỹ. Năm 2012 Pepsico đã kiếm được gần 5 tỷ đô la trong các hoạt động ở Nga. General Electric thì sản xuất các động cơ chạy khí đốt tại hai nhà máy ở Nga, còn Boeing thì vẫn là nhà cung cấp chủ lực máy bay cho hãng hang không Nga.
Tất cả những hoạt động trên đều có thể bị xem xét lại. Nhà trắng và Quốc hội đang chuẩn bị một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga nếu ông Putin đi quá xa.
Cựu đại sứ Mỹ tại Matxcơva, Michael McFaul hoài nghi các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga có thể mang lại kết quả. Ông phát biểu trên tờ Washington Post rằng: “ Tôi nghĩ là Putin sẵn sàng hy sinh nền kinh tế nếu ông ta quyết sáp nhập Crimée vào Nga”. Giới doanh nghiệp Mỹ không mong muốn sự hy sinh đó sẽ gây thiệt hại cho họ.
« Ukraina không nhường Nga một tấc đất »
Những đe dọa của Tây phương dường như không làm Matxcơva nao núng. Thứ Bảy, lần đầu tiên đại sứ Ukraina tại Matxcơva được thứ trưởng ngoại giao Nga Grigori Kassarine tiếp kiến. Ngoại trưởng Serguei Lavrov lần đầu tiên tuyên bố Nga sẵn sàng đối thoại « ngang hàng » với các nước khác để tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Ukraina với điều kiện Nga không bị xem là một trong những « tác nhân ».
Theo thông tín viên RFI Muriel Pomponne tại Matxcơva, sự kiện Nga thông báo có cuộc « tiếp xúc » với đại diện của chính quyền mới của Ukraina chứng tỏ « kênh ngoại giao » giữa Matxcơva và Kiev không bị gián đoạn mặc dù theo ngôn từ ngoại giao, cuộc đối thoại này « rất thẳng thắn » hàm ý rất khó khăn.
Tại Crimée, Nga tiếp tục gửi thêm quân. Reuters cho biết vào ngày hôm qua, giữa ban ngày, một đoàn quân xa của Nga 50 chiếc cùng 8 xe thiết giáp và hai xe cứu thương đã đi vào một căn cứ quân sự của Ukraina ở gần thủ phủ Simphéropol.
Đoàn quan sát viên của tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE tiếp tục bị ngăn chận đến ba lần không cho vào Crimée. Một đơn vị võ trang theo Nga canh chừng biên giới đã nổ súng chỉ thiên không cho các quan sát viên qua eo biển Kertch.
Còn theo AFP, một vụ xung đột đã xảy ra tại thành phố cảng Sebastopol. Hàng trăm người thân Nga đã sử dụng gậy gộc tấn công một nhóm người Ukraina tập họp kỷ niệm 200 ngày sinh của nhà thơ Taras Chevtchenko, anh hùng tranh đấu cho nền độc lập của Ukraina. Cũng nhân ngày lễ biểu tượng này, người dân Ukraina được kêu gọi biểu dương tinh thần độc lập trên toàn quốc. Tại Kiev, thủ tướng lâm thời Arseni Iatseniouk tuyên bố là « nước Nga và lãnh đạo Nga phải biết rằng Ukraina không nhường cho họ một cen-ti-mét lãnh thổ ».
Tại Praha, bốn nước trong nhóm Visegrad gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungari và Slovaquia đồng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép nhậu khẩu thêm khí đốt của Mỹ để giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng của Nga và tránh bị Matxcơva sử dụng vũ khí nhiên liệu để gây sức ép chính trị
No comments:
Post a Comment