Tuesday, March 11, 2014

Không thi sử là quay lưng với sử?

Tự mình ..xóa sổ lịch sử, thì đừng có trách..lịch sử tự động xóa sổ mình.
 Đúng quá đi chứ, khi dcs Việt Nam đã xóa sạch lịch sử hàng ngàn năm cha ông đả dựng nước và giữ nước thay vào đó là nhồi nhét vào đầu học sinh toàn lịch sử..đcs (shit), để rồi bây giờ..chính thế hệ ..trăm năm trồng người..của hồ chí minh..lại muốn xóa sạch..lịch sử dcs(shit) của chính hcm tạo ra. 
------------------------------------------------------

Việc Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) ra quyết định từ năm nay, cho phép học sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) được lựa chọn 2 trong 4 môn thi  là một nét mới. Bước đầu có thể xem như đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của các em, bớt đi sự nặng nề trong thi cử, cho dù có thể cũng còn đôi điều cần bàn thêm.


Học sinh không thích thi môn Lịch sử không đồng nghĩa là không yêu lịch sử - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Song, cũng từ câu chuyện vừa diễn ra ở Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội với con số bất ngờ - không một ai trong năm nay đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử - khiến chúng ta phải nhìn lại để suy ngẫm.
Trước tiên, có thể nói, Lương Thế Vinh là một trường Trung học dân lập có uy tín và chất lượng tốt trong cả dạy và học, không chỉ là so với mặt bằng chung của Thủ đô Hà Nội mà là cả nước.
Lý giải cho hiện tượng không đăng ký dự thi này, PGS Văn Như Cương cho rằng: "Việc học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh không ai lựa chọn đăng ký thi môn Lịch sử không thể đổ lỗi hết cho giáo viên. Chúng ta  hãy hỏi lại chính các nhà quản lý giáo dục, những người biên soạn sách giáo khoa và kể cả những nhà nghiên cứu bộ môn Lịch sử". Theo ông: "Học sinh không thích thi môn Lịch sử không đồng nghĩa là không yêu lịch sử".
Để phân tích và tìm ra cho được nguyên do đáng buồn nói  trên, theo PGS Văn Như Cương, ngoài một thực tế đã có, đó là tỷ lệ học sinh đạt điểm cao môn thi Lịch sử tốt nghiệp THPT mấy năm trước cũng rất ít ỏi, thậm chí dưới trung bình rất nhiều khiến các em thiếu tự tin. Điều này chứng tỏ  môn Lịch sử, với các em, đang là môn không hấp dẫn chút nào và còn một thực tế khác: Do có quyền được lựa chọn thì tội gì các em lại chọn môn khó đạt điểm cao mà chẳng có lợi gì nếu thi đại học, các em lại chọn khối A, B, D.
Tại sao lại có sự toan tính  này? Có lẽ chúng ta nên lấy một kỳ thi tốt nghiệp THPT gần đây có thi  môn Lịch sử thì sẽ  khắc hiểu.
Tôi tạm dẫn một ví dụ về một câu hỏi trong đề thi năm 2010 (nếu làm tốt mới được 3 điểm): "Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp? Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu Toàn quốc kháng chiến (từ 19.12.1946 đến 17.2.1947)". Để có thể  trả lời được câu hỏi trên, thí sinh  phải nhắc tới 9 mốc thời gian (mới tính sơ sơ theo đáp án) thì làm sao các em có thể nhớ được. Nếu các em còn ôn tập cả trăm câu hỏi tương tự thì chịu sao nổi?
Còn song hành cùng nó - cách thức thi môn Lịch sử  hiện ra sao? Có dễ dàng với học sinh hay không?
Tiếp theo đó, hãy xét đến phương pháp giảng dạy của giáo viên trong chính môn này khi họ phải dựa theo một cuốn sách được biên soạn có cái gì đó bất ổn về phương pháp sư phạm?
Rõ ràng, với từng đó con số, dữ liệu, chỉ đọc thôi cũng đã "xây xẩm mặt mày" rồi chứ nói gì tới việc buộc phải nhớ nó.
Quả thật, chúng ta đã "nhồi" những số liệu  quá sức vào đầu các em khiến họ ngán ngẩm, dù họ có yêu Tổ quốc, yêu lịch sử nước nhà cũng như thế giới đến thế nào đi nữa. Thậm chí, lớp trẻ hôm nay cũng cảm nhận được rằng, Lịch sử cũng như Văn học, đều góp phần để xây dựng và hình thành nhân cách con người nhưng khi các em phải lựa chọn để dự thi tốt nghiệp thì lại là chuyện khác. Chúng ta không nên nhìn hiện tượng đó mà phán xét rằng đang có một lớp trẻ quay lưng lại với lịch sử nước nhà. Như thế sẽ rất không nên.
Vì vậy, người viết bài này cho rằng, những người viết sách giáo khoa, những nhà nghiên cứu lịch sử ở góc độ sư phạm học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục phải nhìn thấy rõ  lỗi "quan liêu"  này thì mới có biện pháp điều chỉnh hợp lý, sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh và không nên vội vàng đổ lỗi cho các em!
Tôi được biết, có khá nhiều nhà khoa học phàn nàn về cách Hội đồng biên soạn sách giáo khoa của Bộ GD - ĐT ra đề cương khá cứng nhắc và thiếu tầm nhìn bao quát để ra sách giáo khoa Lịch sử nói chung.
Khi giảng dạy, nếu thầy cô nào có kiến thức khá, đọc rộng thì còn có thể mở rộng tầm nhìn cho các em. Còn không, xem như phải "dạy như sách" thì than ôi, đó sẽ là một cuộc "đánh vật cùng con chữ", rất khô khan, phải cần có thêm khả năng tự luận cao thì làm bài mới tốt. Bởi lẽ, với môn Lịch sử, các sự kiện, các giai đoạn, cột mốc luôn gắn liền nhau, rất logic lại hay phải đề cập lại trong quá trình giảng dạy .
Nên chăng, chúng ta sẽ  tính tới một cách thi Lịch sử nhưng ít phải nhớ con số, ngày, tháng, năm có liên quan tới bài thi (tương tự việc các em thi môn Địa lý được phép mang Atlat vào phòng thi). Đó là tài liệu gồm có các con số, ngày, tháng có liên quan tới câu hỏi đề thi Sử. Như vậy, các em sẽ chỉ cần nắm được phương pháp luận, tư tưởng chủ đạo cùng kiến thức tổng hợp mà họ tích lũy là có thể tự luận tốt. Tôi tin rằng khi đó, các em sẽ suy nghĩ lại mỗi khi Bộ GD - ĐT quyết định đưa vào chương trình thi tốt nghiệp THPT.
Hành Thiện*

No comments:

Post a Comment