Thứ Ba, ngày 11/03/2014 21:47 PM (GMT+7)
“Chúng tôi mong muốn, trong các đợt họp báo tới, ban tổ chức bố trí phiên dịch tiếng Anh và trang bị hệ thống âm thanh tốt hơn”, các phóng viên đến từ Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore… nêu nguyện vọng đến nhà chức trách phía Việt Nam.
Rất nhiều phóng viên báo chí nước ngoài đánh giá cao việc chỉ đạo, tổ chức tìm kiếm rất tích cực, nhiệt tình của Việt Nam trong vụ máy bay Malaysia mất tích. Dù Việt Nam không có nạn nhân nào trên chuyến bay định mệnh...
“Chúng tôi cho rằng những nỗ lực của đất nước các bạn trong việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysiamất tích là rất đáng trân trọng. Mong sao sẽ có kết thúc tốt đẹp xảy ra, mong điều kỳ diệu sẽ đến”, phóng viên của Đài truyền hình Hồng Kông (đề nghị không nêu tên) chia sẻ.
Còn phóng viên Chin Lyhorn đến từ thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia nói: “Cũng như Việt Nam, Campuchia không có công dân nào trên máy bay mất tích. Nhưng mức độ quan tâm của người dân chúng tôi về sự kiện này khá lớn. Đoàn chúng tôi đến đây để trực tiếp đưa thông tin, hình ảnh việc tìm kiếm suốt sự kiện này và mong rằng kết quả tìm kiếm sẽ có phép màu tốt đẹp hơn”.
Các phóng viên nước ngoài đề nghị ban tổ chức bố trí hệ thống âm thanh tốt hơn và có phiên dịch tiếng Anh trong các buổi họp báo, phát ngôn chính thức từ nhà chức trách Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoại trừ một số hãng tin có sử dụng phóng viên người Việt hoặc có phiên dịch đi kèm, nhiều phóng viên người nước ngoài khác không rành tiếng Việt đã gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp nhận thông tin từ những người có trách nhiệm tại Sở chỉ huy tiền phương Phú Quốc. “Chúng tôi mong muốn, trong các đợt họp báo tới, ban tổ chức bố trí phiên dịch tiếng Anh và trang bị hệ thống âm thanh tốt hơn”, các phóng viên đến từ Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore… nêu nguyện vọng đến nhà chức trách phía Việt Nam.
Những ngày qua, có hơn 100 phóng viên trong nước và quốc tế túc trực tại Sở chỉ huy tiền phương đóng tại Đài kiểm soát không lưu sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) để theo dõi, đưa tin diễn biến cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Sau khi có thông tin thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại Phú Quốc trong việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, hơn 100 phóng viên, biên tập viên báo chí trong nước và quốc tế đã đổ về đây để khai thác, chuyển tải thông tin. Địa điểm tập trung đông nhất các phóng viên tác nghiệp là Đài kiểm soát không lưu, sân bay Phú Quốc, Trung tâm chỉ huy của Sở chỉ huy tiền phương.
Những ngày vừa qua, hàng chục phóng viên, biên tập viên của các hãng thông tấn lớn trên thế giới như Reuters, AFP, Bloomberg… và các báo, tạp chí đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Macau; Singapore, Malaysia, Indonesia, Campuchia… luôn túc trực tại đây.
Cửu Long
No comments:
Post a Comment