Theo hãng tin Kyodo hôm qua, 26/02/2014, đảng Tự do Dân chủ đang cầm quyền đang có ý định nới lỏng lệnh cấm Nhật Bản xuất khẩu vũ khí hay tham gia các chương trình phát triển vũ khí.
Kyodo cho biết Thủ tướng Shinzo Abe muốn chính phủ Tokyo vào tháng Ba tới thông qua một luật cho phép Nhật Bản xuất khẩu thiết bị quân sự sang những quốc gia nằm dọc theo những con đường hàng hải vận chuyển dầu khí nhập khẩu rất thiết yếu cho Nhật.
Đó có thể là những nước như Indonesia, Việt Nam hay Philippines, những quốc gia trên vùng Biển Đông, mà cũng giống như Nhật, đang ngày càng lo ngại trước những tham vọng chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tokyo cũng muốn bán cho những nước này các chiến hạm cũ.
Tuy nhiên, theo những quy định mới mà chính phủ sẽ thông qua, Nhật Bản sẽ vẫn không được phép xuất khẩu những vũ khí có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. Trước khi bán vũ khí cho một nước nào, Tokyo cũng sẽ phải bảo đảm không có nguy cơ tái xuất các vũ khí này sang một nước thứ ba.
Hiện giờ, Nhật Bản sản xuất chủ yếu là đạn dược, súng trường tấn công, xe tăng, chiến hạm, máy bay tiêm kích-oanh tạc F2, thủy phi cơ bốn động cơ US-2 (mà Nhật muốn bán cho những nước như Ấn Độ).
Vào năm 1967, Nhật Bản đã quyết định tự cấm xuất khẩu vũ khí sang các nước Cộng sản, những nước đang bị Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí, và những nước có liên hệ hoặc có thể sẽ có liên hệ với những xung đột quốc tế. Đến năm 1976, Nhật Bản tự cấm hoàn toàn xuất khẩu vũ khí.
Khi ra quyết định năm 1967 tự cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản đã theo đúng tinh thần bản Hiến pháp hòa bình năm 1947 do Hoa Kỳ áp đặt, với nội dung chính là Nhật Bản từ bỏ « vĩnh viễn » chiến tranh. Điều 9 của Hiến pháp hiện hành quy định là Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản không được làm gì khác ngoài việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
Là một chính khách theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, Thủ tướng Shinzo Abe muốn cải tổ Hiến pháp hiện hành và nhất là sửa đổi điều 9 nói trên. Ông Abe chủ trương là, nhân danh nguyên tắc « tự phòng thủ tập thể », Nhật sẽ có thể ứng cứu các đồng minh đang gặp khó khăn, mà đầu tiên là đồng minh Hoa Kỳ.
Ngay từ cuối năm 2011, Tokyo đã giảm nhẹ phần nào lệnh tự cấm nói trên, với việc thông qua những quy định cho phép các công ty Nhật tham gia những dự án vũ khí với nước ngoài. Với những quy định này, Nhật đã hợp tác phát triển và sản xuất vũ khí với Hoa Kỳ (như oanh tạc cơ tàng hình F-35) và với các nước Châu Âu, đồng thời xuất khẩu các thiết bị quân sự vì mục đích hòa bình và nhân đạo, trong khuôn khổ các chiến dịch duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Có điều, hiện giờ, xuất khẩu vũ khí vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm ở Nhật. Kết quả một cuộc thăm dò do hãng tin Kyodo thực hiện gần đây cho thấy là gần 67% dân Nhật chống việc xuất khẩu vũ khí. Nói chung, đa số dân Nhật vẫn muốn duy trì bản Hiến pháp hòa bình hiện nay.
Kyodo cho biết Thủ tướng Shinzo Abe muốn chính phủ Tokyo vào tháng Ba tới thông qua một luật cho phép Nhật Bản xuất khẩu thiết bị quân sự sang những quốc gia nằm dọc theo những con đường hàng hải vận chuyển dầu khí nhập khẩu rất thiết yếu cho Nhật.
Đó có thể là những nước như Indonesia, Việt Nam hay Philippines, những quốc gia trên vùng Biển Đông, mà cũng giống như Nhật, đang ngày càng lo ngại trước những tham vọng chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tokyo cũng muốn bán cho những nước này các chiến hạm cũ.
Tuy nhiên, theo những quy định mới mà chính phủ sẽ thông qua, Nhật Bản sẽ vẫn không được phép xuất khẩu những vũ khí có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. Trước khi bán vũ khí cho một nước nào, Tokyo cũng sẽ phải bảo đảm không có nguy cơ tái xuất các vũ khí này sang một nước thứ ba.
Hiện giờ, Nhật Bản sản xuất chủ yếu là đạn dược, súng trường tấn công, xe tăng, chiến hạm, máy bay tiêm kích-oanh tạc F2, thủy phi cơ bốn động cơ US-2 (mà Nhật muốn bán cho những nước như Ấn Độ).
Vào năm 1967, Nhật Bản đã quyết định tự cấm xuất khẩu vũ khí sang các nước Cộng sản, những nước đang bị Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí, và những nước có liên hệ hoặc có thể sẽ có liên hệ với những xung đột quốc tế. Đến năm 1976, Nhật Bản tự cấm hoàn toàn xuất khẩu vũ khí.
Khi ra quyết định năm 1967 tự cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản đã theo đúng tinh thần bản Hiến pháp hòa bình năm 1947 do Hoa Kỳ áp đặt, với nội dung chính là Nhật Bản từ bỏ « vĩnh viễn » chiến tranh. Điều 9 của Hiến pháp hiện hành quy định là Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản không được làm gì khác ngoài việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
Là một chính khách theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, Thủ tướng Shinzo Abe muốn cải tổ Hiến pháp hiện hành và nhất là sửa đổi điều 9 nói trên. Ông Abe chủ trương là, nhân danh nguyên tắc « tự phòng thủ tập thể », Nhật sẽ có thể ứng cứu các đồng minh đang gặp khó khăn, mà đầu tiên là đồng minh Hoa Kỳ.
Ngay từ cuối năm 2011, Tokyo đã giảm nhẹ phần nào lệnh tự cấm nói trên, với việc thông qua những quy định cho phép các công ty Nhật tham gia những dự án vũ khí với nước ngoài. Với những quy định này, Nhật đã hợp tác phát triển và sản xuất vũ khí với Hoa Kỳ (như oanh tạc cơ tàng hình F-35) và với các nước Châu Âu, đồng thời xuất khẩu các thiết bị quân sự vì mục đích hòa bình và nhân đạo, trong khuôn khổ các chiến dịch duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Có điều, hiện giờ, xuất khẩu vũ khí vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm ở Nhật. Kết quả một cuộc thăm dò do hãng tin Kyodo thực hiện gần đây cho thấy là gần 67% dân Nhật chống việc xuất khẩu vũ khí. Nói chung, đa số dân Nhật vẫn muốn duy trì bản Hiến pháp hòa bình hiện nay.
No comments:
Post a Comment