Còn về căn biệt thự này là do thấy tôi đang tính làm nhà, những người quen ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn, đồ vật trong nhà cũng bình thường. Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”.
Nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền: “Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin để minh định tài sản”
Ông Truyền nói mình không có nhiều bất động sản như báo chí nêu và đã kê khai tài sản cụ thể.
Tâm Phúc (PLO) - LTS: Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước các thông tin được đăng trên một số tờ báo về khối bất động sản được cho là của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Để rộng đường dư luận, Pháp Luật TP.HCM đã tìm cách liên hệ với ông Truyền và có cuộc trao đổi xoay quanh những thông tin này.
Ngày 26-2, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói: “Tôi sẵn sàng cung cấp các thông tin và minh định về tài sản của mình với cơ quan chức năng Trung ương, nếu các cơ quan này có nhu cầu xác minh, làm rõ...”.
Về ngôi dinh thự, nhà gỗ đặc biệt...
Nói về ngôi dinh thự tại ấp 3, xã Sơn Đông, TP Bến Tre, ông Truyền thừa nhận đây là nhà của mình nhưng xây cất trên diện tích đất của người con trai. Ông Truyền cho hay con trai ông đã bỏ tiền ra mua phần đất này từ trước đó. “Đất này vốn là ruộng phèn, trũng thấp, con trai tôi mua lại của nhiều hộ dân kề cận mới có được tổng diện hơn 16.000 m2 vuông chứ không phải như một số tờ báo nêu trên 30.000 m2” - ông Truyền minh định.
Theo lời ông Truyền, sau khi nghỉ hưu, ông về khu đất này, thuê người đào mương, lên liếp lập vườn… và quyết định dựng một ngôi nhà để cả gia đình cùng cư ngụ. Ông Truyền kể lại: “Ban đầu tôi cùng con trai lên Tây Ninh tìm mua lại một căn nhà gỗ xưa cũ mang về dựng lên, dự định để làm nơi làm chỗ nghỉ ngơi, uống trà. Có lần cô em gái ở TP.HCM quen thân từ khi tôi còn công tác ở Bến Tre xuống chơi, tỏ ý không hài lòng vì mấy cây cột cũ. Cô này nói có mua cái nhà gỗ định làm nhà vườn và nếu cần thì đem xuống dựng cho tôi (đây được cho là căn nhà có gỗ thuộc nhóm đặc biệt - NV). Còn về căn biệt thự này là do thấy tôi đang tính làm nhà, những người quen ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn, đồ vật trong nhà cũng bình thường. Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”.
Ông Truyền khẳng định tiền xây dựng nên ngôi nhà này, một phần là tiền của tích cóp của gia đình ông bấy lâu nay, một phần từ sự giúp đỡ của nhiều người bạn cho đá, cho gạch… Trong đó có một cô em nuôi ở quận 9, TP.HCM, có hỗ trợ tiền bạc khi thiếu hụt. Lý giải về sự nhiệt tình giúp đỡ này, ông Truyền cho biết trước đây mẹ nuôi của ông ở quận 9 có làm giấy cho mỗi người một lô đất cất nhà để ở nhưng không cho bán (cái này có di chúc đàng hoàng). Cô em này cũng góp vốn giúp ông cất nhà. “Giờ tôi xây nhà ở đây, cô em gái nuôi mở lời giúp. Sau này, nếu tôi muốn ở căn nhà ở quận 9 (TP.HCM) thì sẽ trả lại phần tiền đã mượn. Còn nếu tôi không có nhu cầu ở thì giao cho cô ấy, bù lại cô em nuôi chi tiền nong để giúp tôi xây nhà ở Bến Tre” - ông Truyền cho biết.
Ngôi biệt thự của ông Trần Văn Truyền tại ấp 3, xã Sơn Đông,
TP Bến Tre. Ảnh: TÂM PHÚC
Về thông tin bốn căn nhà gỗ được cho là dựng lên từ loại gỗ thuộc nhóm đặc biệt (không cần dùng đinh sắt nào) bên trong khuôn viên dinh thự này, ông Truyền cho hay đúng là có thêm một số gian nhà cổ thiết kế bằng gỗ xưa trong khuôn viên ngôi nhà này. Trong đó có gian nhà cổ đang dùng để làm nơi thờ tự khang trang, do cô em gái thân quen mua ở Quảng Nam và thuê thợ từ ngoài đó về dựng lại. “Gian nhà gỗ này được kết cấu bằng nhiều mộng, dân xứ mình không quen dựng nhà kiểu này vì thế phải thuê thợ từ ngoài đó vào chứ có phải thuê thợ đặc biệt gì ở đâu tới ráp đâu. Và cũng vì nó được kết cấu bằng nhiều mộng nên mới thấy nó dính lại mà không cần cây đinh sắt gì thôi” - ông Truyền lý giải. Thông tin trên một số báo nêu “có tới bốn căn nhà cổ lợp ngói đỏ”, phía ông Truyền cho hay ngoài gian nhà gỗ trên, nếu tính hết các căn nhà do ông tận dụng gỗ vụn ghép lại thì tới sáu cái chứ không phải bốn, vì tính cả nhà rông dành để tiếp khách, uống trà, nhà bếp, nhà vệ sinh,…
Về chiếc giường ngủ của vợ chồng ông được cho là có giá trị hàng tỉ đồng, ông Truyền khẳng định: “Không có chuyện chiếc giường ngủ của vợ chồng tôi trị giá hàng tỉ đồng như bài báo chí đã nêu. Tất cả giường tủ, bàn ghế để nơi thờ tự, trong nhà là do tôi mua sắm từ trước đó, cụ thể là mua ở đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM. Họ làm theo lối giả cổ chứ không phải là đồ cổ thật sự đâu mà đắt giá”.
“Không có quá nhiều nhà ở, căn hộ như báo nêu”
Riêng những thông tin hiện ông đang sở hữu rất nhiều ngôi nhà, căn hộ ở TP.HCM và Bến Tre, cụ thể như nhà ở khu đô thị “năm sao” Phú Mỹ Hưng, quận 5, phường Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) cùng hai ngôi nhà mặt tiền ở phường 6 và trung tâm phường 1, TP Bến Tre, sự thật ra sao?
+ Ở TP Bến Tre, đúng là tôi có căn nhà tại phường 1, tôi mua theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và đã sửa lại từ nhà cấp 4 để sử dụng, trước khi tôi về Trung ương công tác. Còn căn nhà đối diện chùa Bạch Vân (phường 6, TP Bến Tre), tôi đã trả lại Nhà nước từ rất lâu rồi. Tôi khẳng định bản thân tôi và những người thân không có những ngôi nhà, căn hộ ở các địa chỉ ở TP.HCM mà báo chí nêu ra, trừ mỗi căn nhà ở quận 9, tôi và đứa em gái nuôi góp vốn xây dựng lên trên đất của người mẹ nuôi cho tôi mà tôi nói trên đây.
. Vậy trước dư luận không tốt về ông như đã loan tin trên phương tiện truyền thông, ông có đề nghị báo chí cải chính, hay nhờ cơ quan pháp luật can thiệp để bảo vệ danh dự cho mình?
+ Tôi là cán bộ diện Trung ương quản lý, nếu cần xác minh làm rõ, các cơ quan chức năng Trung ương vào cuộc, tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin liên quan. Riêng với báo chí, tôi cũng đã trả lời rồi chứ không im hơi lặng tiếng. Còn những ngày qua tôi im lặng là vì không muốn chuyện riêng của mình làm rùm beng, thành vấn đề thời sự khiến mọi người bàn ra tán vào nên thôi không ý kiến gì thêm nữa. Về phía cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin, nếu báo nói có cơ sở thì hãy chỉ ra đây, còn nếu đã thấy đưa tin không chính xác thì cần nên cải chính để không làm tổn hại uy tín danh dự của người khác.
. Theo quy định cán bộ đảng viên phải kê khai tài sản cá nhân, là một quan chức cấp cao, việc này lại cần phải gương mẫu, ông có kê khai trung thực?
+ Tôi có kê khai chứ. Riêng ngôi nhà ở Sơn Đông, đây là nhà của con tôi xây cất cho tôi, ai cũng biết. Nhưng vì mới hoàn thành nên phải chờ làm thủ tục cấp chủ quyền. Lúc đó căn nhà này đường nhiên sẽ được kê khai. Tôi giờ về hưu không thuộc diện phải kê khai nữa nhưng con tôi phải kê khai chứ.
. Xin cảm ơn ông.
Tâm Phúc
*
Tỉnh ủy Bến Tre sẽ báo cáo cấp trên
Trước dư luận và thông tin báo chí liên quan đến ông Truyền, Tỉnh ủy Bến Tre cũng đã nắm cụ thể về tài sản ở Bến Tre của ông. Ngoài ngôi nhà tại phường 1 ông Truyền mua theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, ông còn một căn nhà mới xây dựng kiên cố và khu đất vườn tọa lạc cùng một địa chỉ: xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Riêng các tài sản khác báo chí “đặt vấn đề” ông Truyền đang sở hữu tại TP.HCM, chúng tôi chưa có cơ sở kiểm chứng. Tuy ông Truyền hiện là đảng viên về hưu, sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre nhưng ông thuộc diện Trung ương quản lý. Nếu Trung ương có yêu cầu, chúng tôi sẽ phối hợp để xác minh. Cũng có thể để giải tỏa dư luận không tốt liên quan đến cán bộ đảng viên, Tỉnh ủy Bến Tre sẽ báo cáo, xin ý kiến cấp thẩm quyền ở Trung ương về vấn đề này.
Ông NGUYỄN QUỐC BẢO, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre
“Một mình không làm nổi”
Trả lời câu hỏi: "Nhiều tin đồn rằng nhà của ông lớn đến nỗi phải xây dựng đúng ba năm mới hoàn thành?", ông Truyền nói: “Làm gì có, tôi khởi công làm nhà tháng Giêng năm ngoái, đúng một năm, tháng Giêng năm nay thì xong” . Và ông cũng không giấu giếm sự thành hình của ngôi biệt thự này có sự giúp góp vật chất của nhiều người, toàn là những người thân quen chứ một mình ông thì không thể nào làm xuể. Còn vườn tược thì cũng trồng các loại cây ăn trái bình thường như dừa, chuối, bưởi… “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở” - ông nói.
No comments:
Post a Comment