Cổng
chính trụ sở UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) rộng chừng 8m được bịt kín
bằng hòn non bộ ‘khủng’ xây từ đá xanh. Cán bộ và người dân muốn vào cơ
quan làm việc phải qua cổng phụ đi chung với hội trường huyện.
Chuyện lạ!
3 năm trước, người dân thị trấn Nghi Xuân và các nơi khác trong huyện
đều bất ngờ khi UBND huyện quyết định lấp cửa chính dẫn vào trụ sở làm
việc.
Hòn non bộ rộng chừng 8m, tạo hình 3 khối núi, chỗ cao nhất chừng 4m.
Càng bất ngờ hơn khi thay vì xây bịt thông thường, huyện Nghi Xuân đã cho thiết kế, xây dựng một hòn non bộ có kích thước khá lớn nhằm lấp cổng lại. Kể từ đó, ai nấy vào cơ quan này đều phải di chuyển đến cổng phụ đi chung lối vào hội trường (cổng này sau đó được mở rộng – PV).
Theo quan sát của PV, hòn non bộ được xây từ các khối đá, kết dính bằng vữa, tạo hình thành 3 đỉnh núi trong đó đỉnh ở giữa cao khoảng 4m.
Ở mặt trong non bộ tiếp giáp với sân UBND huyện có bể nước thả cá nhỏ. Trên công trình này có đặt các tượng nhỏ hình chùa chiền và hình người, tạo thành quần thể hoàn chỉnh. Hai bên non bộ trồng 2 cây đa, cành lá khá um tùm.
Từ trục đường chính qua thị trấn Nghi Xuân vào UBND huyện chỉ cách một sân bóng. Tuy nhiên việc hòn non bộ cao đến 4m án ngữ chính diện cùng cây cối hai bên đã che lấp diện mạo trụ sở này.
Nếu không phải là người địa phương, thật khó để xác định đây là cơ quan công quyền cao nhất của cấp huyện.
Thời gian qua, dư luận Hà Tĩnh nóng lên trước thông tin cho rằng, UBND huyện Nghi Xuân cho xây dựng hòn non bộ lấp cổng trụ sở để làm “bức bình phong chắn gió chướng” vì cổng không hợp phong thủy!?
Thông tin này chưa có ai xác nhận thì mới đây lãnh đạo Nghi Xuân cho biết sẽ phá bỏ non bộ, khôi phục lại cổng trụ sở.
Không vì lý do tâm linh?
Chiều 19/2, PV. VietNamNet đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân, để tìm hiểu câu chuyện nói trên.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hải Nam, PCT UBND huyện Nghi Xuân xác nhận việc huyện chủ trương xây dựng hòn non bộ từ vài năm trước, nhằm lấp lại cổng dẫn vào trụ sở.
“Có 2 cổng dẫn vào trụ sở, nhưng cổng trực diện đó ít người đi vào. Thời điểm đó, UBND huyện cũng đang xây dựng tòa nhà làm việc phía sau nên cũng đã kết hợp bịt luôn cổng.
Nguồn vốn và vật liệu xây dựng non bộ do công tác xã hội hóa, cụ thể là của một vài doanh nghiệp có thiện chí ủng hộ, không hề trích đồng nào từ ngân sách địa phương.
Mục đích của việc xây dựng non bộ, theo tôi chỉ là để tạo cảnh quan môi trường, không phải vì lý do tâm linh” – ông Nam cho biết.
Trụ sở UBND huyện Nghi Xuân nhìn từ bên ngoài. Hòn non bộ cùng cây cối um tùm khiến người ta khó hình dung đây là cơ quan công quyền cao nhất của huyện.
Ông Nam cho biết thêm, bên cạnh việc lấp cổng chính bằng non bộ, UBND huyện cũng từng xây bịt một cổng khác phía bên trái. Hiện để vào trụ sở làm việc chỉ có một cổng duy nhất đi chung phía bên hội trường.
Hòn non bộ rộng chừng 8m, tạo hình 3 khối núi, chỗ cao nhất chừng 4m.
Càng bất ngờ hơn khi thay vì xây bịt thông thường, huyện Nghi Xuân đã cho thiết kế, xây dựng một hòn non bộ có kích thước khá lớn nhằm lấp cổng lại. Kể từ đó, ai nấy vào cơ quan này đều phải di chuyển đến cổng phụ đi chung lối vào hội trường (cổng này sau đó được mở rộng – PV).
Theo quan sát của PV, hòn non bộ được xây từ các khối đá, kết dính bằng vữa, tạo hình thành 3 đỉnh núi trong đó đỉnh ở giữa cao khoảng 4m.
Ở mặt trong non bộ tiếp giáp với sân UBND huyện có bể nước thả cá nhỏ. Trên công trình này có đặt các tượng nhỏ hình chùa chiền và hình người, tạo thành quần thể hoàn chỉnh. Hai bên non bộ trồng 2 cây đa, cành lá khá um tùm.
Từ trục đường chính qua thị trấn Nghi Xuân vào UBND huyện chỉ cách một sân bóng. Tuy nhiên việc hòn non bộ cao đến 4m án ngữ chính diện cùng cây cối hai bên đã che lấp diện mạo trụ sở này.
Nếu không phải là người địa phương, thật khó để xác định đây là cơ quan công quyền cao nhất của cấp huyện.
Thời gian qua, dư luận Hà Tĩnh nóng lên trước thông tin cho rằng, UBND huyện Nghi Xuân cho xây dựng hòn non bộ lấp cổng trụ sở để làm “bức bình phong chắn gió chướng” vì cổng không hợp phong thủy!?
Thông tin này chưa có ai xác nhận thì mới đây lãnh đạo Nghi Xuân cho biết sẽ phá bỏ non bộ, khôi phục lại cổng trụ sở.
Không vì lý do tâm linh?
Chiều 19/2, PV. VietNamNet đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân, để tìm hiểu câu chuyện nói trên.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hải Nam, PCT UBND huyện Nghi Xuân xác nhận việc huyện chủ trương xây dựng hòn non bộ từ vài năm trước, nhằm lấp lại cổng dẫn vào trụ sở.
“Có 2 cổng dẫn vào trụ sở, nhưng cổng trực diện đó ít người đi vào. Thời điểm đó, UBND huyện cũng đang xây dựng tòa nhà làm việc phía sau nên cũng đã kết hợp bịt luôn cổng.
Nguồn vốn và vật liệu xây dựng non bộ do công tác xã hội hóa, cụ thể là của một vài doanh nghiệp có thiện chí ủng hộ, không hề trích đồng nào từ ngân sách địa phương.
Mục đích của việc xây dựng non bộ, theo tôi chỉ là để tạo cảnh quan môi trường, không phải vì lý do tâm linh” – ông Nam cho biết.
Trụ sở UBND huyện Nghi Xuân nhìn từ bên ngoài. Hòn non bộ cùng cây cối um tùm khiến người ta khó hình dung đây là cơ quan công quyền cao nhất của huyện.
Ông Nam cho biết thêm, bên cạnh việc lấp cổng chính bằng non bộ, UBND huyện cũng từng xây bịt một cổng khác phía bên trái. Hiện để vào trụ sở làm việc chỉ có một cổng duy nhất đi chung phía bên hội trường.
Trong khi đó trao đổi qua điện thoại, ông Đặng Văn Tính, Chủ tịch
UBND huyện Nghi Xuân cho biết, việc bịt cổng bằng non bộ được xây dựng
từ đời lãnh đạo trước (thời ông Nguyễn Hiền Lương làm chủ tịch – PV).
“Hiện tại UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch, cho phép huyện tu sửa chỉnh trang lại tòa nhà làm việc. Chúng tôi sẽ kết hợp khôi phục lại cổng chính trụ sở như trước. Tuy nhiên hiện tại do trời mưa nên chưa thể thi công” – ông Tính cho biết.
Doanh nghiệp hiến tặng!
Ông Nguyễn Hiền Lương (nguyên Chủ tịch huyện Nghi Xuân, hiện PGĐ Sở Công thương), người quyết định bịt kín cổng bằng non bộ cho biết, chỗ đặt hòn non bộ hiện tại, nguyên là cổng chính trụ sở UBND huyện.
“Trước lúc tiến hành bịt cổng, tập thể UB đã có bàn bạc, cho chủ trương và giao cho văn phòng UB chủ trì. Do xây kín lại rất khó coi nên chúng tôi mới vận động và được một số DN ủng hộ kinh phí, vật liệu để xây non bộ cho dễ coi”, ông Lương nói.
Lý do để UB huyện ra chủ trương bịt cổng, ông Lương thông tin “do cổng này (cổng chính - PV) không mấy ai đi nên mới có chủ trương bịt, đi lối khác. Hai DN ủng hộ kinh phí xây là bà Bạch Thị Hường (Cty Châu Tuấn) và ông Dương Đình Phúc (TP. Hà Tĩnh)”, vẫn lời ông Lương.
Ngoài những khối đá, bể cá thì non bộ còn được trang trí rất kỹ.
Ông Lương phủ nhận những thông tin của dư luận cho rằng việc bít cổng bằng non bộ là do không hợp phong thủy, là để làm bình phong trấn trước trụ sở.
“Cái này (bịt cổng) có chủ trương, có văn bản hẳn hoi. Không có vấn đề phong thủy trong này. Cũng như việc lấp hồ dỡ bỏ hòn non bộ trước UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh thấy không hợp lý thì quyết định lấp hồ, làm lại cổng thôi”, ông Lương nói thêm.
Trước thông tin Chủ tịch huyện đương nhiệm sẽ dở bỏ hòn non bộ, làm lại cổng này, ông Lương cho biết, do mỗi người mỗi góc nhìn, mỗi thời kỳ khác nhau. Có thể tôi không làm đó nữa nên người ta nói thế này thế nọ.
“Hiện tại UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch, cho phép huyện tu sửa chỉnh trang lại tòa nhà làm việc. Chúng tôi sẽ kết hợp khôi phục lại cổng chính trụ sở như trước. Tuy nhiên hiện tại do trời mưa nên chưa thể thi công” – ông Tính cho biết.
Doanh nghiệp hiến tặng!
Ông Nguyễn Hiền Lương (nguyên Chủ tịch huyện Nghi Xuân, hiện PGĐ Sở Công thương), người quyết định bịt kín cổng bằng non bộ cho biết, chỗ đặt hòn non bộ hiện tại, nguyên là cổng chính trụ sở UBND huyện.
“Trước lúc tiến hành bịt cổng, tập thể UB đã có bàn bạc, cho chủ trương và giao cho văn phòng UB chủ trì. Do xây kín lại rất khó coi nên chúng tôi mới vận động và được một số DN ủng hộ kinh phí, vật liệu để xây non bộ cho dễ coi”, ông Lương nói.
Lý do để UB huyện ra chủ trương bịt cổng, ông Lương thông tin “do cổng này (cổng chính - PV) không mấy ai đi nên mới có chủ trương bịt, đi lối khác. Hai DN ủng hộ kinh phí xây là bà Bạch Thị Hường (Cty Châu Tuấn) và ông Dương Đình Phúc (TP. Hà Tĩnh)”, vẫn lời ông Lương.
Ngoài những khối đá, bể cá thì non bộ còn được trang trí rất kỹ.
Ông Lương phủ nhận những thông tin của dư luận cho rằng việc bít cổng bằng non bộ là do không hợp phong thủy, là để làm bình phong trấn trước trụ sở.
“Cái này (bịt cổng) có chủ trương, có văn bản hẳn hoi. Không có vấn đề phong thủy trong này. Cũng như việc lấp hồ dỡ bỏ hòn non bộ trước UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh thấy không hợp lý thì quyết định lấp hồ, làm lại cổng thôi”, ông Lương nói thêm.
Trước thông tin Chủ tịch huyện đương nhiệm sẽ dở bỏ hòn non bộ, làm lại cổng này, ông Lương cho biết, do mỗi người mỗi góc nhìn, mỗi thời kỳ khác nhau. Có thể tôi không làm đó nữa nên người ta nói thế này thế nọ.
No comments:
Post a Comment