Friday, February 14, 2014

Bốn nước châu Phi 'không bán ngà voi'

buonngavoi01
Vấn đề buôn ngà voi đang được quốc tế quan tâm
Bốn nước châu Phi cam kết sẽ không bán ngà voi trong vòng 10 năm, tại một hội nghị quốc tế về chống buôn bán động vật hoang dã ở London.
Lãnh đạo của Botswana, Gabon, Chad và Tanzania nói sẽ không bán ngà voi của họ nhằm bảo vệ voi.
Theo giới bảo tồn, hàng chục ngàn voi, tê giác và cọp bị giết mỗi năm.
WWF ước tính thị trường chợ đen có trị giá 19 tỉ đôla một năm.
Nhu cầu từ châu Á
Việc săn bắn chủ yếu diễn ra ở châu Phi, nhưng nhu cầu lại xuất phát từ châu Á, nơi nhiều người tin rằng sừng tê giác có thể chữa bệnh, còn người giàu xem ngà voi là của quý.
Ngoại trưởng Anh William Hague nói việc săn bắn trái phép và buôn lậu sẽ bị xem là tội nghiêm trọng như buôn ma túy, vũ khí và buôn người.
trangtringavoi
Ngà voi hiện được dùng làm đồ tranh sức
mà mỹ nghệ nhiều tại Trung Quốc
Tổng thống Gabon, Ali Bongo Ondimba, cho biết : "Năm ngoái, chúng tôi đốt toàn bộ kho ngà voi để chứng tỏ Gabon không dung thứ việc này".
Theo ông, Gabon đã nâng mức án tổi thiếu cho tội săn trái phép lên ba năm tù, còn những kẻ tội phạm có tổ chức có thể bị án chung thân.
Botswana, Gabon, Chad và Tanzania nói họ chấp thuận ngừng bán ngà voi trong vòng ít nhất 10 năm.
Hiện nay một số nước vẫn được phép bán kho ngà voi của nước họ.
Tuyên bố của bốn nước châu Phi có nghĩa là họ sẽ không xin phép Công ước quốc tế (CITES) để bán ngà voi.
Đại diện từ châu Á, gồm cả Trung Quốc và Việt Nam nơi có nhu cầu mua lớn nhất, không phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị.
***
Anh : Hội nghị chống buôn lậu động vật quý hiếm khai mạc (RFI, 13/02/2014)
 
buonngavoi02
Pháp cho tiêu hủy kho ngà voi tịch thu từ các vụ buôn lậu
Theo AFP, hôm nay ngày 13/12/2014, đại diện hơn 40 nước, trong đó có những nước được cho là nạn nhân cũng như tòng phạm của tệ buôn lậu động vật hoang dã, đã tụ về Luân Đôn trong một hội nghị quốc tế lớn chưa từng có để khẳng định quyết tâm không khoan nhượng với tệ nạn tàn sát động vật quý hiếm và buôn bán ngà voi, sừng tê giác trên thế giới.
Theo sáng kiến của chính phủ Anh và hai cha con Thái tử Charles, Hoàng tử William, hội nghị lần này quy tụ các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng và các tổ chức quốc tế nhằm tìm ra các giải pháp đồng bộ có thể xoá bỏ hẳn tình trạng buôn lậu và sát hại động vật quý hiếm đang ngày càng phổ biến trên thế giới.
Tình trạng săn bắn các loại động vật hoang dã quý hiếm đang trở nên báo động ở châu Phi cũng như các vùng rừng rậm châu Á. Phát biểu khai mạc hội nghị sáng nay, Thái tử Charles khẳng định, thế giới không còn chần chừ được nữa trước "quy mô không hể tưởng tượng nổi" của vấn nạn săn bắn động vật quý hiếm trong một số nước.
Hội nghị Luân Đôn đặt trọng tâm đặc biệt vào việc bảo vệ ba loài động vật đang bị đe doa tuyệt chủng trong thời gian không xa, đó là : Voi châu Phi, tê giác và hổ.
Trước hội nghị này, nhiều nước trong đó có Pháp, Anh đã có những hành động mang tính biểu tượng cao, như cho tiêu hủy công khai kho ngà voi thu giữ được từ các vụ buôn lậu quốc tế.
Tuy nhiên trên thực tế, việc tàn sát động vật vẫn tiếp diễn. Trong vòng 10 năm qua, 62% bầy voi châu Phi đã bị giết. Với nhịp độ này, chẳng bao lâu nữa voi châu Phi sẽ bị tuyệt chủng. Tính riêng trong năm ngoái, ở Nam Phi đã có một nghìn con tê giác bị giết, trong khi mà năm 2007 chỉ có 13 con. Số lượng hổ sống hoang dã tại châu Á đã giảm từ 100 nghìn con xuống còn 3.200 con trong vòng 100 năm qua.
Việc buôn lậu động vật hoang dã vẫn luồn lách qua được sự kiểm soát. Theo các chuyên gia, thị trường buôn lậu các loài động vật bị đe dọa đã lên tới 8 đến 10 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Lấy thí dụ một kílô sừng tê giác có giá bán tới trên 50 nghìn đô la.
Tệ bnạn uôn lậu được kích thích bởi nhu cầu tiêu thụ lớn ở châu Á. Tại khu vực này, cao xương hổ và sừng tê giác vẫn được coi như là thần dược và những sản phẩm chế tác từ ngà voi vẫn được coi là những món hàng quý hiếm để khoe sự giàu sang ...
Tại hội nghị Luân Đôn, nước chủ nhà hy vọng tìm ra một thoả thuận toàn cầu loại bỏ được tệ nạn buôn bán sát hại động vật hoang dã từ nơi xuất xứ như châu Phi cho đến các điểm đến chính như Trung Quốc và Việt Nam.
Nhật báo Anh Times hôm nay lấy làm tiếc về việc Trung Quốc chỉ cử một thứ trưởng bộ Lâm nghiệp cũng như Việt Nam cử thứ trưởng Nông nghiệp tới dự hội nghị, trong khi tổng thống nhiều nước châu Phi đã đích thân tới dự hội nghị Luân Đôn.
Anh Vũ (RFI)

No comments:

Post a Comment