Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở Hoa Đông.
Ngoài 3 tập đoàn trên, còn có hơn 200 công ty nhỏ hơn sở hữu nhiên liệu hạt nhân hoặc biết cách biết cách sử dụng plutonium.
Vì lý đó, tạp chí Tuần san châu Á cho rằng Nhật Bản có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình nếu thay đổi hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh. Nhật Bản nắm giữ tổng cộng 40,7 tấn plutonium, trong đó có 5,5 tấn tại Nhật, 21,6 tấn tại Pháp, 13,6 tấn tại Anh. Nhật cũng trữ khoảng 3.000 tấn phế thải hạt nhân tại 6 cơ sở phân hủy ở tỉnh Aomori, vốn vượt con số của Mỹ.
Thiếu tướng Yoshiaki Yano, từ Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản, đã cho biết trong một bài viết trên tạp chí Japan Military Review rằng Tokyo có thể điều chỉnh chính sách hạt nhân bất chấp việc điều này có thể làm tổn hại mối quan hệ với Mỹ.
Nhật Bản gần đây đã yêu cầu Mỹ giao lại 300 kg plutonium cho Tokyo. Một nhà phân tích quân sự Nhật nói với tờ Tuần san châu Á rằng Washington rất chú ý tới khả năng phát triển vũ khí hạt nhân tại Nhật.
Mỹ cũng đã lấy lại 579 kg uranium làm giàu cao từ Nhật Bản, vốn cho
Tokyo mượn trong thời Chiến tranh Lạnh để nghiên cứu. Với 579 kg
uranium làm giàu cao, Nhật Bản có thể chế tạo ít nhất 20 quả bom hạt
nhân, theo Tuần san châu Á.
Trung Quốc đã bày tỏ sự lo ngại về việc Nhật Bản dự trữ plutonium
cấp độ vũ khí. Trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 17/1, người phát
ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã nhắc tới vấn đề này.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung
Quốc và Nhật Bản ngày càng gia tăng vì cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Hoa
Đông.
Các vụ đối đầu giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và Nhật Bản tại vùng
phòng không (ADIZ) mới thiết lập của Bắc Kinh đã tiếp tục làm leo thang
căng thẳng giữa hai bên. Hai máy bay Sukhoi Su-30 từ hạm đội Hoa Đông của quân đội Trung Quốc đã được lệnh chặn các máy bay chiến đấu Mitsubishi F-15J của Nhật đi vào ADIZ mà không khai báo ngay trong ngày đầu năm mới theo âm lịch hôm 31/1.
An BìnhTổng hợp
No comments:
Post a Comment