Trong các bức thư viết cho con gái trước đây, ông Tăng Thành Kiệt đã tỏ vẻ hy vọng sẽ được giảm án như nhiều người khác cũng phạm tội về tài chính giống như ông. Nhưng trùm bất động sản này đã lầm : Không chỉ ông bị xử tử, mà xác của ông đã được hỏa táng, mà nhiều ngày sau gia đình mới biết tin, qua một mẫu thông báo ngắn gọn dán trên tường của một tòa án.
Điều đáng nói là khi nghe tin đồn là bố đã bị xử tử, con gái của Tăng Thành Kiệt đã vội chạy đến Tòa án thành phố Trường Sa, Hồ Nam để hỏi thăm. Khi đến nơi, cô mới đọc được mẩu thông báo nói trên. Trả lời hãng tin AFP tại Quảng Đông hôm nay, 19/02/2014, con gái của ông Tăng Thành Kiệt nói, cô giống như đang gặp ác mộng và gia đình cô rất phẫn nộ, vì đã không được gặp người thân lần chót.
Ông Tăng Thành Kiệt đã bị quy tội « huy động vốn trái phép ». Nhưng luật sư của ông vẫn khẳng định rằng, nếu không bị Nhà nước tịch biên, tài sản của thân chủ của ông hoàn toàn đủ để trả hết các món nợ, tức là không đáng bị kết án tử hình.
Cho dù con số các vụ tử hình ở Trung Quốc vẫn được xem là bí mật Nhà nước, nhưng các tổ chức phi chính phủ cho rằng, Trung Quốc là nước xử tử phạm nhân nhiều nhất thế giới. Cho tới nay, hệ thống tư pháp của Trung Quốc vẫn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản. Các vụ bức cung, ép cung vẫn rất phổ biến, còn quyền bào chữa của các bị cáo thì hầu như không có. Cho nên, đã xảy ra rất nhiều vụ oan sai, cũng như các vụ gây phẫn nộ dư luận như vụ ông Tăng Thành Kiệt.
Trong năm 2011, số các tội danh có thể lãnh án tử hình ở Trung Quốc đã được giảm từ 68 xuống còn 55 và trong tháng 11 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã hứa sẽ giảm con số này xuống nữa. Nhưng, theo giáo sư Randy Peerenboom, giáo sư luật tại Melbourne, Úc, thì những cải tổ đó rất giới hạn, vì vẫn còn quá nhiều tội danh có thể dẫn đến án tử hình.
Thật ra, đa số dân Trung Quốc vẫn ủng hộ duy trì án tử hình, nhưng họ không tin tưởng vào một hệ thống tư pháp mà theo họ chỉ có lợi cho những kẻ quyền thế.
Vào tháng 9 năm ngoái, một người bán hàng rong ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị xử tử vì tội đâm chết hai nhân viên công lực, mặc dù ai cũng cho rằng anh đã hành động như vậy trong tư thế tự vệ chính đáng, khi bị hai nhân viên này tấn công. Nhiều cư dân mạng đã rất phẫn uất trước vụ xử tử này.
Họ so sánh vụ này với vụ Cốc Khai Lai, vợ của cựu lãnh đạo bị thất sủng Bạc Hy Lai. Tuy bị cáo buộc sát hại một doanh nhân người Anh, nhưng cuối cùng, bà Cốc Khai Lai lại thoát án tử hình.
Tuy vậy, cũng đã có một vài trường hợp mà nhờ phản ứng mạnh mẽ của công luận, một số phạm nhân đã thoát chết, như vụ nữ tỷ phú Ngô Anh ( Wu Ying ). Từng là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bà Ngô Anh đã bị phá sản mà không trả được nợ cho các khách hàng, nên bị xem là phạm tội lừa đảo, huy động vốn bất hợp pháp. Thông tin về vụ tuyên án tử hình bà Ngô Anh đã gây xúc động mạnh trong dư luận và nhờ công luận lên tiếng mạnh mẽ mà cuối cùng án tử hình đã được giảm xuống thành chung thân.
Điều đáng nói là khi nghe tin đồn là bố đã bị xử tử, con gái của Tăng Thành Kiệt đã vội chạy đến Tòa án thành phố Trường Sa, Hồ Nam để hỏi thăm. Khi đến nơi, cô mới đọc được mẩu thông báo nói trên. Trả lời hãng tin AFP tại Quảng Đông hôm nay, 19/02/2014, con gái của ông Tăng Thành Kiệt nói, cô giống như đang gặp ác mộng và gia đình cô rất phẫn nộ, vì đã không được gặp người thân lần chót.
Ông Tăng Thành Kiệt đã bị quy tội « huy động vốn trái phép ». Nhưng luật sư của ông vẫn khẳng định rằng, nếu không bị Nhà nước tịch biên, tài sản của thân chủ của ông hoàn toàn đủ để trả hết các món nợ, tức là không đáng bị kết án tử hình.
Cho dù con số các vụ tử hình ở Trung Quốc vẫn được xem là bí mật Nhà nước, nhưng các tổ chức phi chính phủ cho rằng, Trung Quốc là nước xử tử phạm nhân nhiều nhất thế giới. Cho tới nay, hệ thống tư pháp của Trung Quốc vẫn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản. Các vụ bức cung, ép cung vẫn rất phổ biến, còn quyền bào chữa của các bị cáo thì hầu như không có. Cho nên, đã xảy ra rất nhiều vụ oan sai, cũng như các vụ gây phẫn nộ dư luận như vụ ông Tăng Thành Kiệt.
Trong năm 2011, số các tội danh có thể lãnh án tử hình ở Trung Quốc đã được giảm từ 68 xuống còn 55 và trong tháng 11 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã hứa sẽ giảm con số này xuống nữa. Nhưng, theo giáo sư Randy Peerenboom, giáo sư luật tại Melbourne, Úc, thì những cải tổ đó rất giới hạn, vì vẫn còn quá nhiều tội danh có thể dẫn đến án tử hình.
Thật ra, đa số dân Trung Quốc vẫn ủng hộ duy trì án tử hình, nhưng họ không tin tưởng vào một hệ thống tư pháp mà theo họ chỉ có lợi cho những kẻ quyền thế.
Vào tháng 9 năm ngoái, một người bán hàng rong ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị xử tử vì tội đâm chết hai nhân viên công lực, mặc dù ai cũng cho rằng anh đã hành động như vậy trong tư thế tự vệ chính đáng, khi bị hai nhân viên này tấn công. Nhiều cư dân mạng đã rất phẫn uất trước vụ xử tử này.
Họ so sánh vụ này với vụ Cốc Khai Lai, vợ của cựu lãnh đạo bị thất sủng Bạc Hy Lai. Tuy bị cáo buộc sát hại một doanh nhân người Anh, nhưng cuối cùng, bà Cốc Khai Lai lại thoát án tử hình.
Tuy vậy, cũng đã có một vài trường hợp mà nhờ phản ứng mạnh mẽ của công luận, một số phạm nhân đã thoát chết, như vụ nữ tỷ phú Ngô Anh ( Wu Ying ). Từng là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bà Ngô Anh đã bị phá sản mà không trả được nợ cho các khách hàng, nên bị xem là phạm tội lừa đảo, huy động vốn bất hợp pháp. Thông tin về vụ tuyên án tử hình bà Ngô Anh đã gây xúc động mạnh trong dư luận và nhờ công luận lên tiếng mạnh mẽ mà cuối cùng án tử hình đã được giảm xuống thành chung thân.
No comments:
Post a Comment