Gió lạnh cứ thế lùa qua những khe hở phả vào mặt các em học sinh ở xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Ngôi trường sập xệ, được dựng lên bởi những cây rừng, che chắn bởi những tấm phên tre nứa, mái nhà phủ bạt, có chỗ còn lỗ chỗ thủng toang toác, mùa đông trời rét xuống 5-6 độ C, gió lạnh cứ thế lùa qua những khe hở phả vào mặt các em học sinh ở xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằn.
Trường học ở Sơn Lập được thành lập ngay sau năm 2008. Trường có một điểm chính và 4 điểm phụ, với 485 học sinh học từ bậc mẫu giáo đến hết cấp 2.
|
Suốt hơn 6 năm nay, trường THCS Sơn Lập ở chênh vênh bên cạnh "nóc nhà của tỉnh Cao Bằng" - đỉnh núi Phja Dạ cao gần 2000 mét. Để đến trường học các em học sinh phải đi bộ trèo núi vài km.
|
Trường học được dựng bằng những cây gỗ, được che chắn bởi những thanh tre đan lại với nhau thành phên, ở đây trời nắng thì mặt trời chói chang chiếu thẳng vào mắt các em học sinh, mùa đông gió lạnh lùa vào kêu rít bên những khe hở.
|
Thầy Long, phó hiệu trưởng cho biết, năm nào bão cũng về thổi bay những chiếc mái tôn, nhiều chỗ thủng nhà trường chưa kịp sửa.
|
Để che nắng, che mưa, sương muối mùa đông đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh và thầy cô nhà trường vận động bà con và địa phương mua bạt lợp tạm.
|
Các em học sinh không có cặp sách để đi học, mỗi khi đến trường sách vở được bọc trong túi túi ni lông và cắp tới trường.
|
Lớp học nền đất, bặm bụi nên các em học sinh lúc nào cũng đến sớm vệ sinh lớp học trong không khí vô cùng độc hại của bụi đất.
|
Nhà xa, đường đi lại khó nhiều học sinh phải dậy từ 4-5h để chuẩn bị tới trường, mùa đông ở đây lúc nào cũng khoảng dưới 10 độ C.
|
Nói về trường học Hoàng A Chả (lớp 9) cho biết, "ngày xưa lớp học xấu hơn, toàn lợp bằng thanh tre nứa, bàn ghế chỉ là những tấm ván gỗ kê lên viết bài có hôm còn bị rách vở vì viết đến tờ cuối bàn học bị lõm, đi học gió lạnh luồn qua các khe chắn lạnh buốt người, viết chữ còn không nổi em chỉ muốn khóc".
|
Các em học sinh đang đọc những câu chữ, ở những khe cửa này mùa đông gió lùa vào rất lạnh.
|
Tuy điều kiện như vậy nhiều em vẫn chăm chỉ học bài.
|
Sách vở không đủ, nhiều học sinh chung nhau quyển sách giáo khoa, hầu như các em không có thước kẻ, khi kẻ bài các em lấy gáy sách giáo khoa để kẻ bài.
|
Cuộc sống thiếu thốn, nhà trường không nhiều điều kiện, để vệ sinh lớp nhữngchiếc chổi được làm bằng xương cành tre dùng để quét lớp được các em dựng ở cuối lớp.
|
Một phút giải lao trong lớp của các em học sinh.
|
Nhiều em học sinh, không biết chơi cùng ai, ngồi nghịch đất ở sân trường.
|
Những em lớn hơn thì chơi trò đánh quay...
|
Do không làm được những con quay bằng gỗ, các em dùng những chai nước nhỏ quấn dây vải để chơi cùng nhau.
|
Vừa mới ra tết nên học sinh còn nghỉ học nhiều, có lớp 24 em học sinh mà chỉ có 4 học sinh đi học nên các em về nhà ăn cơm. Trong ảnh: Hai chị em Giành A Lềnh đang rang cơm ăn.
|
"Mong muốn thoát li được cuộc sống nghèo khổ ở đây, thấy được ánh sáng của tri thức, đây cũng là những lời thầy cô dạy em và các bạn, giờ chúng em chỉ mong được học xong lớp 12 rồi mới nghĩ học thêm nữa, học sinh Giành A Lềnh chia sẻ.
|
Trường học tồi tàn, liêu xiêu học trò khổ, thầy cô giáo cũng gian nan chặng đường dạy học ở đây. Cô Sùng Thị Sung bảo: "nhiều khi thấy các em học sinh đi học trong thời tiết lạnh buốt, gió cứ lùa qua những tấm phên này, nghĩ thương các em mà nước mắt cứ rơi".
|
Một góc lớp học nhìn qua khe cửa của thầy giáo dạy học.
|
Cuộc sống khó khăn, những ngày cuối tuần thầy cô tranh thủ đi về nhà lấy gạo, hơn 2 tháng trước khi không có đường mọi người phải đi bộ 4-5 tiếng đồng hồ mới ra khỏi xã. Trong ảnh: Thầy Đinh Minh Công đang chuẩn bị bữa cơm, thầy bảo ở đây các thầy cô trồng được ít rau xanh để ăn, thức ăn quý lắm, lần nào về nhà cũng chỉ mua hạt rau giống để ươm trồng và mấy cân đồ khô ăn dự trữ.
|
Thầy Nông Văn Truyền, giáo viên THCS - đang tranh thủ thời gian nghỉ xem lại giáo án, "ban đêm ở đây không có điện nên phải tận dụng thời gian, thầy cô chủ yếu là những người ở xa đến "cắm bản" dạy học, nhiều thầy, cô trẻ phải chia tay người yêu khi lên đây dạy học ở đây. ", thầy cho hay.
|
Còn có những thầy cô do vợ/chồng đi dạy ở xa...nhớ nên lên đây ở cùng. Trong ảnh, cô giáo Sùng Thị Sung được chồng lên ở cùng 2 năm nay, chị bảo: "hai người xa nhau nhớ lắm, khi sinh con, chị và anh quyết định dọn lên đây ở trong căn lán dành cho khu giáo viên để tiện bề chăm sóc nhau.
|
No comments:
Post a Comment