Wednesday, February 19, 2014

Tướng Ngọ được tổ chức tang lễ tại Nhà tang lễ quốc gia?!

(Kienthuc.net.vn)- 19/02/2014      -Ông Ngọ sẽ được tổ chức tang lễ theo cấp nào, ở đâu, an táng nơi nào khi ông là một trong số ít vị tướng của ngành công an nhưng cũng là nghi can trong một vụ án?

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã qua đời. Nhiều người băn khoăn liệu tang lễ của ông sẽ được tổ chức theo cấp nào, nghi thức gì khi ông là một trong số ít những vị tướng của ngành công an nhưng lại cũng là nghi can trong lời khai của Dương Chí Dũng liên quan tới đại án tham nhũng tại Vinalines.
Đến nay, Bộ Công an chưa có thông báo chính thức về việc tổ chức tang lễ cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Tướng Ngọ được tổ chức tang lễ theo nghi thức nào?
Tuy nhiên, theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì có 04 hình thức lễ tang là: Lễ Quốc tang; Lễ tang cấp Nhà nước; Lễ tang Cấp cao và Lễ tang Cán bộ, công chức, viên chức.
 Tướng Phạm Quý Ngọ (bìa phải).
Lễ Quốc tang được áp dụng đối với cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và một số cán bộ cấp cao khác có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế do Bộ Chính trị quyết định.
Lễ tang Cấp nhà nước được áp dụng cho cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân, Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8.1945.
Lễ tang cấp cao được áp dụng đối với cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư TƯ Đảng quản lý, cán bộ hoạt động cách mạng trước 01.01.1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954-1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng nhất trở lên, các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên, các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu.
Xét riêng về trường hợp của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, từ ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Như vậy, theo quy định trên, tướng Ngọ sẽ được tổ chức lễ tang cấp cao.
Tang lễ được tổ chức ở đâu?
Theo điều 38 Nghị định trên quy định về nơi tổ chức tang lễ, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sẽ được tổ chức tang lễ tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Ban Tổ chức Lễ tang do lãnh đạo cơ quan chủ quản; chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác quyết định thành lập, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương. Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương.
Tướng Ngọ sẽ được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Trường hợp gia đình có nguyện vọng hỏa táng, điện táng hoặc an táng tại quê nhà, Ban Tổ chức Lễ tang có trách nhiệm tổ chức Lễ tang cấp cao theo quy định tại Nghị định này.
M.H

No comments:

Post a Comment