Sự cố xảy ra vào năm 2007 là một trong những tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.
Cuộc điều tra chính thức sau đó không quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân hay đơn vị nào. Đây là công trình dựa trên vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của Nhật Bản và do ba công ty Nhật làm nhà thầu chính.
"Tôi thay mặt Chính phủ Nhật Bản xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình nạn nhân. Trong tương lai, tôi sẽ nỗ lực không để sự cố như vậy xảy ra", Đại sứ Hiroshi Fukada được dẫn lời trên Vnexpress.
Công ty xây dựng Nhật Bản Taisei, một trong những nhà thầu chính, cũng có mặt trong đoàn Nhật Bản lần này.
Tại thời điểm xây dựng, cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng có nhịp dài nhất Đông Nam Á, với tổng chi phí hoàn thành lên đến 342 triệu đô la.
Hỗ trợ hạ tầng
Nhật Bản hiện là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam với gần 20 tỷ USD vốn ODA cam kết trong giai đoạn 1993 – 2012, theo website Chính phủ Việt Nam.
Vốn từ quốc gia này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, chiếm đến 39% tổng vốn, báo Vnexpress cho biết.
Vào ngày 15/2 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa cắt băng khởi công dự án cầu vượt biển dài nhất Việt Nam mang tên Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng, cũng do Nhật Bản hỗ trợ vốn.
Dự án cầu Cần Thơ từ nguồn viện trợ phát triển của Nhật Bản, do các công ty Taisei Corp., Kajima Corp. và Nippon Steel Corp làm nhà thầu chính. Một công ty Nhật khác là Nippon Koei-Chodai đóng vai trò tư vấn giám sát.
Vụ sập cầu Cần Thơ xảy ra trong lúc có khoảng 250 người đang thi công hôm 26/09/2007.
Theo thống kê chính thức, vụ tai nạn khiến 55 người chết và hàng trăm người khác bị thương. Toàn bộ người thiệt mạng trong vụ cầu Cần Thơ đều là người Việt.
Theo Bộ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, người đứng đầu Ủy ban điều tra vụ cầu Cần Thơ, được trích lời nói trong một phiên điều trần tại Văn phòng Chính phủ năm 2007 rằng "sự cố xảy ra là do lún lệch đài móng trụ tạm thượng lưu T13U theo hướng dọc cầu từ phía bờ ra phía sông."
No comments:
Post a Comment