Wednesday, February 19, 2014

Hiện tượng thời tiết "cực đoan" trên thế giới!

Hoa Thịnh Đốn tháng Giêng 2014
Hoa Thịnh Đốn tháng Giêng 2014
AFP
RFA- 19/02/2014 
Giới khoa học môi trường lâu nay đưa ra nhận định tình hình biến đổi khí hậu Trái đất dẫn đến những hiện tượng thời tiết cực đoan khắp nơi trên thế giới.
Mọi người nay đã chứng kiến thực tế đó và đang phải trả giá cho chính tác động của con người đối với môi trường thiên nhiên.
Chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này mời quí thính giả cùng điểm lại những thiên tai ở một số nơi trên thế giới trong thời gian gần đây.
Tuyết nặng ở Nhật
Tại khu vực Châu Á, Nhật Bản hôm thứ sáu sang sáng thứ bảy vừa qua lại chịu thêm một trận tuyết dày đến 26 centimet. Trước đó chỉ một tuần, hồi ngày thứ bảy 8 tháng 2 vừa tuyết phủ dày 22 centimet ở khu vực thủ đô Tokyo và nhiều vùng khắp nước Nhật.
Đây là đợt tuyết được ghi nhận dày nhất tại Xứ Phù Tang trong vòng hai thập niên qua. Lần tuyết rơi dày đến 20 centimet ghi nhận được tại đây là hồi năm 1994.
Anh Âu Minh Dũng, một người Việt ngụ tại nước Nhật gần 40 năm qua, cho biết ý kiến của anh về đợt tuyết vừa rồi ở nơi anh ở như sau:
Trong 13 năm mới có trận tuyết lớn như vậy tại Tokyo, và nguyên cả vùng gọi là kanto gồm Tokyo và 6 vùng trong 47 năm mới có một đợt tuyết lớn như vậy.
Lần đầu tiên trong 13 năm, Cơ quan Khí tượng phải ra cảnh báo tuyết rơi dày tại khu vực thủ đô Tokyo, yêu cầu dân chúng không nên ra khỏi nhà trừ trong trường hợp hết sức cấp thiết mà thôi.
Thông tin cho biết đợt tuyết hôm thứ bảy tuần trước ở Nhật khiến hơn 740 chuyến bay bị hủy. Sân bay tại các thành phố ở mạn tây nước Nhật là Hiroshima và Kagawa phải tạm thời đóng cửa để tiến hành công tác dọn tuyết đường băng.
Tuyến xe lửa cao tốc Shinkansen ở phía tây nước Nhật phải tại thời ngưng phục vụ khiến hơn 100 ngàn hành khách bị tác động. Một số đoạn xa lộ chủ yếu ở trung bộ nước Nhật phải đóng cửa vì tuyết.
Trong 13 năm mới có trận tuyết lớn như vậy tại Tokyo, và nguyên cả vùng gọi là kanto gồm Tokyo và 6 vùng trong 47 năm mới có một đợt tuyết lớn như vậy
Anh Âu Minh Dũng
Hơn 40 ngàn căn hộ bị mất điện. Có ba người thiệt mạng và gần 500 người bị thương do tai nạn vì đợt tuyết dày hôm thứ bảy gây nên.
Khói và tro từ vùng rừng cháy bao  phủ đường chân trời thành phố Sydney vào ngày 17 tháng 10 năm 2013. AFP
Khói và tro từ vùng rừng cháy bao phủ đường chân trời thành phố Sydney vào ngày 17 tháng 10 năm 2013. AFP
Hãng thông tấn NHK loan tin có 3200 vụ tai nạn xe cộ xảy ra do đường đông đá gây nên. Một số trường đại học ở thủ đô Tokyo phải hoãn thời điểm các kỳ thi tuyển sinh cho năm học mới sẽ bắt đầu vào tháng tư tới đây.
Đợt tuyết mới hôm thứ sáu và thứ bảy ngày 14 và 15 vừa rồi khiến thêm 3 người chết và 850 người khác bị thương.
Bão tuyết ở Iran
Một trận bão tuyết được đánh giá là nặng nhất trong vòng năm thập niên qua đã quét qua nhiều tỉnh ở khu vực phía bắc Iran hồi cuối tháng giêng sang đầu tháng hai vừa qua. Tuyết đổ dày đến hai mét khiến cho nguồn cung ứng năng lượng bị cắt đứt, nhiều làng mạc bị cô lập.
Có đến chừng nửa triệu người tại khu vực bão tuyết không có điện và gas để sử dụng kể từ ngày thứ bảy 1 tháng 2.
Nhiệt độ xuống âm 7 độ C vào ngày đầu tháng hai tại thủ đô Tehran; những nơi khác có nơi xuống âm 18 độ C. Các đội cứu hộ trong vòng 4 ngày cứu được chừng 11 ngàn người bị kẹt trong tuyết.
Một trận bão tuyết được đánh giá là nặng nhất trong vòng năm thập niên qua đã quét qua nhiều tỉnh ở khu vực phía bắc Iran hồi cuối tháng giêng...Tuyết đổ dày đến hai mét khiến cho nguồn cung ứng năng lượng bị cắt đứt, nhiều làng mạc bị cô lập
Cháy rừng ở Úc
Trong khi đó tại Úc, hôm chủ nhật ngày 9 tháng 2 vừa qua, gió khô hanh và nhiệt độ tăng cao khiến xảy ra hằng chục vụ cháy rừng lớn khắp mạn đông nam nước này. Tình trạng cháy đợt này được cho là tồi tệ nhất ở xứ này kể từ năm 2009 đến nay. Lúc bấy giờ có 173 người bị thiêu cháy.
Đợt này trước hết có hơn 30 căn nhà bị thiêu rụi. Bang Victoria phải ban hành tình trạng khẩn cấp đúng sau năm năm nơi này cũng chịu một đợt ‘bão lửa’ tàn phá nhiều thị trấn tại đó. Đợt cháy đó được đánh giá là thảm họa dữ dội nhất trong lịch sử đương đại của Úc.
Một quan chức phụ trách cháy rừng tại bang Victoria đưa ra nhận định đợt cháy hôm chủ nhật 9 tháng 2 vừa qua là một đợt ghê rợn, lửa lan mạnh và cháy đến nhà cửa.
Bão tuyết ở Iran hồi đầu tháng Hai, 2014. AFP
Bão tuyết ở Iran hồi đầu tháng Hai, 2014. AFP
Thủ tướng Úc, Tony Abbott lên tiếng cho biết chính quyền Úc sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể để bảo đảm mọi người dân cần giúp đỡ khi hỏa hoạn xảy đến đều được hỗ trợ trong lúc khó khăn đó.
Có sáu đám cháy lớn vẫn tiếp tục cháy ở mức được cho là khẩn cấp sang đến ngày thứ hai 10 tháng 2.Trong sáu đám cháy này có một đám cháy ở khu vực ngoại ô thành phố Melbourne với hằng chục ngàn hecta bị đốt cháy.
Lực lượng chữa cháy cho biết họ cứu được chừng 550 cơ sở khỏi bị thiêu hủy bởi đám cháy tại khu ngoại ô Keilor, gần phi trường Melbourne. Tuy nhiên theo các nhân viên chữa cháy thì công tác của họ gặp trở ngại rất lớn vì gió to. Trở ngại khác nữa đối với nhân viên chữa cháy là vì những đám cháy rừng thường xảy ra ở những khu vực địa hình hiểm trở như đồi núi, thung lũng hẻm vực hay những nơi núi đá.
Tình trạng cháy rừng lớn thường xảy ra tại Úc vào thời điểm từ tháng 12 năm trước cho đến tháng hai năm sau. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng các đợt nắng nóng kéo dài hơn và trở nên thường xuyên hơn là do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên.
Lũ lụt tại Châu Âu
Tại miền đông nam nước Anh vào ngày thứ ba 11 tháng 2 vừa qua lũ lụt đe dọa nhấn chìm thêm hằng trăm ngôi nhà sau khi bờ kè sông Thames bị vở.
Tin cho hay những làng mạc trù phú giàu có dọc theo sông Thames ở mạn tây London đã biến thành hồ.
Dân chúng Xứ Sương Mù chỉ trích mạnh mẽ chính quyền thiếu chuẩn bị để ứng phó sau cả một tháng trời lũ lụt xảy ra trên khắp nước Anh.
Đến tháng 2 có hơn 1 ngàn người buộc phải rời nhà đi lánh lụt. Tháng giêng năm nay ở Anh được cho là tháng mưa gió nhiều nhất kể từ năm 1766. Tình hình tiếp tục tổi tệ hơn kể từ ngày thứ sáu 7 tháng 2 khi mà mưa lớn và bão tiếp tục thổi đến.
Indonesia ngày 14 tháng Giêng 2014, núi lửa Sinabung phun lửa bất ngờ. AFP
Indonesia ngày 14 tháng Giêng 2014, núi lửa Sinabung phun lửa bất ngờ. AFP
Hằng chục ngàn nhân viên đi làm việc bằng phương tiện tàu điện công cộng gặp trở ngại đi lại tuyến đường ray giữa thị trấn Reading và nhà ga Paddington London bị ngập nước.
Dân chúng Xứ Sương Mù chỉ trích mạnh mẽ chính quyền thiếu chuẩn bị để ứng phó sau cả một tháng trời lũ lụt xảy ra trên khắp nước Anh
Thủ tướng Anh David Cameron đích thân chứng kiến đường ray xe lửa ở thị trấn Dawlish, hạt Devon ở khu vực bờ biển tây nam nước Anh, bị hư hại không phục vụ hành khách được. Thủ tướng Cameron nói phải mất thời gian trước khi sửa chữa để mọi hoạt động trở lại bình thường. Ông này cho rằng đây là một thách thức lớn và khởi đầu một năm ướt át  nhất trong suốt 250 năm. Dạng thức thời tiết cực đoan nhất được chứng kiến tại Anh trong nhiều thập niên.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc Philip Hammond lên tiếng nói rằng chính quyền đã có kiểm soát tình hình; tuy nhiên không thể nào có thể ngăn chặn dòng chảy thiên nhiên. Phát biểu với BBC, ông Philip Hammond nói rằng phải đối phó với sức mạnh tự nhiên, chống chọi với lượng nước mênh mông, hình thái thiên nhiên chưa từng xảy ra. Ông thừa nhận dù cơ quan chức năng đã làm hết sức có thể nhưng ông e rằng có những việc không thể nào làm được.
Miền cực tây nước Pháp hồi ngày 6 tháng 2 vừa qua được đặt trong tình trạng báo động đỏ về nguy cơ lũ lụt vào khi thủy triều dâng cao và bão mạnh gây thiệt hại dọc vùng bờ biển Đại Tây dương mạn Châu Âu.
Mức độ báo động cao nhất được đưa ra chẳng bao lâu sau khi cơ quan dự báo khí tượng đặt 12 khu từ Brittany đến Paris ở mức báo động màu cam về gió mạnh và mưa lớn đến mức có thể làm gãy đổ cây cối và trụ điện cũng như việc lái xe sẽ rất nguy hiểm.
Sóng lớn, gió to kết hợp với mưa như trút nước đánh mạnh vào tuyến đê biển từ vùng Basque ở biên giới Pháp giáp với Tây Ban Nha lên đến tận hạt Devon và Cornwall ở khu vực tây nam nước Anh.
Hạn hán- bão tuyết ở Hoa Kỳ
Cơ quan chức năng tại bang California cho biết tình trạng hạn hán tại bang này hiện nay được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử. Do hạn hán, nông dân tại khu vực thung lũng màu mỡ lâu nay ở khu vực trung bộ của bang California phải bỏ hoang hằng ngàn acre đất trồng trọt lâu nay. Có đến 17 thị trấn nông thôn thiếu nước uống có thể cần đến nguồn cung cấp bằng xe tải chở đến.
Do hạn hán, nông dân tại khu vực thung lũng màu mỡ lâu nay ở khu vực trung bộ của bang California phải bỏ hoang hằng ngàn acre đất trồng trọt lâu nay
Các hồ chứa trong bang chỉ còn 60% mức trung bình do lượng mưa thấp ở mức kỷ lục. Thống đốc Jerry Brown phải lên tiếng kêu gọi 38 triệu dân trong bang phải tiết kiệm nước. Ông này cũng lên tiếng cảnh báo có thể sẽ có những giới hạn bắt buộc về việc sử dụng nước được ban hành nhằm tiết kiệm nước khi hạn hán như thế. Hồi ngày 17 tháng giêng vừa qua, thống đốc Jerry Brown phải ban hành tình trạng khẩn cấp về nguồn nước tại bang California.
Giám đốc của Cơ quan Nguồn nước bang California, ông Mark Cowin thì lên tiếng nói rằng đây không phải là một cuộc khủng hoảng nguồn nước sắp đến, mà là cuộc khủng hoảng đang tiến triển hiện tại.
Bang California là tiểu bang sản xuất nông nghiệp hàng đầu của nước Mỹ với tổng trị giá lên đến gần 45 tỷ đô la, nên cần nước để sản xuất từ sữa cho đến, thịt, rượu vang cũng như nhiều loại trái cây và rau quả khác nữa.
Vào tối thứ tư sang ngày thứ năm 12 và 13 tháng hai vừa qua, trận bão tuyết mới đổ xuống khu vực đông nam nước Mỹ khiến cho gần 20 người thiệt mạng. Đường đi của bão từ bang Alabama đến bang Virginia, ước có đến 100 triệu dân nằm trong phạm vi đường đi cũa bão tuyết có tên Pax này.
Tình trạng khẩn cấp bão tuyết được tổng thống Barack Obama ban hành tại hai tiểu bang Georgia và South Carolina với mục đích nguồn lực liên bang sẽ được điều động đến giúp cho hai bang này đối phó với trận bão tuyết mà mấy ngày trước đó Cơ quan Khí Tượng Quốc gia cảnh báo sẽ là trận bão đá gây tê liệt.
Do trận bão tuyết trong hai ngày thứ tư và thứ năm có 6500 chuyến bay phải hủy, hơn 3800 chuyến bị hoãn giờ bay. Gần 800 ngàn gia đình và cơ sở thương mại thuộc 11 tiểu bang dọc bờ biển miều đông bị mất điện.
Vào tối thứ tư sang ngày thứ năm 12 và 13 tháng hai vừa qua, trận bão tuyết mới đổ xuống khu vực đông nam nước Mỹ khiến cho gần 20 người thiệt mạng. Đường đi của bão từ bang Alabama đến bang Virginia, ước có đến 100 triệu dân nằm trong phạm vi đường đi cũa bão tuyết
Các công sở tại thủ đô Washington phải đóng cửa trong ngày thứ năm.
Chính quyền các nơi trong thời gian qua phải chi phí nhiều cho công tác cào dọn tuyết. Giá muối rải đường để làm tuyết tan đã lên vùn vụt do cầu quá lớn. Tại các khu nông trại, giá khí đốt cũng tăng vì phải dùng nhiều để sưởi ấm.
Lâu nay giới khoa học môi trường, đặc biệt  Ủy Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu cho biết chính nền công nghiệp thải ra nhiều loại khí độc hại dẫn đến hiện tượng nhà kính làm Trái Đất ấm dần lên và các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện. Chính con người phải gánh chịu những hậu quả do chính họ gây nên.
Tại một số nước như Nhật Bản, cơ quan chức năng nước này đã có một số biện pháp để cải thiện tình trạng vừa nói. Anh Âu Minh Dũng, cư dân ở Nhật bản cho biết:
Nếu tôi tính không lầm thì Nhật Bản đã làm cách đây hơn 20 năm rồi. Như họ cấm thải khí, cấm đốt rác như plastic, và tại thủ đô Tokyo nếu các xe chạy bằng diesel mà không có bộ lọc theo đúng qui định của Bộ Khoa học thì không được chạy.
Đại diện các quốc gia tham gia Công ước Khung Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu hằng năm đều tham dự kỳ họp của Liên hiệp quốc bàn về việc giới hạn khí thải công nghiệp để giữ cho nhiệt độ Trái Đất không gia tăng nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, những thỏa thuận đạt được rất khiêm tốn.
Nhà báo Kiều Tiến Dũng từ Australia nói đến thái độ của các quốc gia về quyết định cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính:
Úc nói riêng và cả thế giới nói chung cũng chưa có qui mô để có thể cứu vãn được tình thế nếu như thực sự bầu khí quyển bị hâm nóng. Lý do là vì ảnh hưởng đến kinh tế quá nhiều nên các chính trị gia và các nước không muốn nước họ đi tiên phong vì không muốn để nước họ bị thiệt thòi về kinh tế so với những nước khác.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ. Gia Minh chào tạm biệt.

No comments:

Post a Comment