ĐẤT VIỆT- 20/02/2014 -Theo thống kê mới nhất từ báo cáo thường niên Open Doors 2013 của Viện Giáo dục Quốc tế IIE có trụ sở tại New York, Việt Nam với hơn 16.000 sinh viên, đang xếp thứ 8 trên thế giới về số sinh viên đang theo học đại học ở Mỹ.
Việt Nam là thị trường mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á về lượng sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ, với con số tăng trưởng là 7,2% trong thập kỷ qua.
Trong khi đó, con số chi phí để du học ở Mỹ không hề nhỏ. Nếu học Cao đẳng Cộng đồng, bạn có thể mất tới 20.000 USD cho một năm. Nếu muốn theo tiếp bậc đại học, con số này sẽ tăng lên gấp ba lần.
Việt Nam có số lượng sinh viên du học Mỹ lớn
|
Học phí có thể dao động từ 10.000 đến 55.000 đôla Mỹ một năm. Chi phí ở thường dao động từ 3.000 đến 8.000 đô-la Mỹ một năm. Như vậy, chi phí bình quân cho một năm học tại Mỹ bao gồm học phí và sinh hoạt phí khoảng 60.000 đô la Mỹ.
Thế nhưng, trong top 10 nước có số lượng sinh viên (SV) đi du học nhiều nhất thế giới đã có tên Việt Nam. Đây cũng là thị trường mạnh nhất khu vực Đông Nam Á về lượng SV quốc tế theo học tại Mỹ.
Bất chấp những nỗ lực của các trường Đại học (ĐH) trong nước tổ chức chương trình đào tạo liên kết quốc tế, số lượng HS-SV Việt Nam du học khắp nơi trên thế giới ngày càng tăng.
Du học Mỹ là lựa chọn hàng đầu khi con số tăng trưởng rất ấn tượng, gấp gần 7 lần trong thập kỷ qua. Trong khi đó, theo số liệu thống kế của Bộ GD trong năm học 2011 – 2012 có hơn 106. 000 học sinh, sinh viên đi học tập ở nước ngoài.
Nhân con số này với chi phí một suất du học sẽ cho thấy mỗi năm, người Việt Nam phải chuyển ra nước ngoài ít nhất 1 - 1,5 tỷ USD.
Theo nhận định của các nhà giáo dục, đây là một con số quá lớn, nó tương đương với một nửa lượng lúa gạo xuất khẩu của hơn 10 triệu nông dân quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Theo nhận định của các nhà giáo dục, đây là một con số quá lớn, nó tương đương với một nửa lượng lúa gạo xuất khẩu của hơn 10 triệu nông dân quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Bến đỗ thương hiệu siêu sang
Mặt khác, theo một nghiên cứu mới nhất do Kantar Worldpanel Vietnam (một công ty con thuộc Tập đoàn WPP - Mỹ) vừa cho thấy, nhu cầu tiêu dùng của người Việt đã thay đổi mạnh mẽ. Trong 10 năm tới, khu vực thành thị vẫn là điểm đến tiềm năng cho các sản phẩm tiêu dùng tiện lợi, hàng cao cấp, sản phẩm làm đẹp.
Ông Matthew Collier, Giám đốc điều hành công ty Y & R Việt Nam nhận định, tiêu dùng xa xỉ theo quan niệm của người Việt Nam là giá và chất lượng. Các thương hiệu cao cấp hàng đầu ở Việt Nam được coi là xa xỉ với mức giá thấp nhất từ 480 USD trở lên.
Theo khảo sát của công ty này, có tới 64% người tham gia cho rằng xa xỉ phẩm chính là sự trải nghiệm mới. Bốn thương hiệu cao cấp hàng đầu được nhắc đến là Apple, Sony, Toyota và Honda.
Kinh tế khó khăn, người Việt đổ tiền chơi xe sang
|
Giữa bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn thì hàng loạt nhãn hiệu xe hơi hạng sang của thế giới lại đổ xô về Việt Nam. Thị trường nhập khẩu cũng dồn dập xuất hiện các “siêu xe” lừng danh, nổi tiếng xa xỉ có giá vài trăm ngàn tới hàng triệu USD/chiếc, như Mini, Porche, Bentley, Lamborghini, Jaguar…
Hãng tin Bloomberg cũng cho biết, Rolls-Royce đặt mục tiêu tăng số lượng đại lý từ 105 lên 120 trong vòng 5 năm tới, nhằm tiếp cận giới triệu phú ở các thị trường như Chilê, Thái Lan và Việt Nam.
Sau khi chạm đỉnh 3.538 xe vào năm 2011, thì Việt Nam cũng có trên dưới 60 chiếc, và đặc biệt, có tới 4 trong tổng số 33 chiếc phiên bản Rồng trên toàn thế giới. Cũng giống Rolls-Royce, Hermes đã mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam nhằm cung cấp mặt hàng của thương hiệu này.
Điều này, cho thấy, xe hơi hạng sang đang tìm thấy một “miền đất hứa” mới mẻ, đầy tiềm năng tại Việt Nam. Rất có thể từ năm 2014 trở đi, các thương hiệu xe sang sẽ phải cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần tại thị trường mới nổi nhưng được dự báo là hết sức “béo bở” này.
Thái Linh
No comments:
Post a Comment