DVO- 05/02/2014 -Sau ngày tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 2/2 vừa qua, tình hình Thái Lan lại thêm bê bối khi Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) báo cáo về tổng tài sản và nợ phải trả của 491 thành viên của quốc hội sau khi cơ quan này bị giải tán vào tháng 12/2013.
Ông Suthep nợ chồng chất
Ngày 4/2, Bộ trưởng Lao động kiêm Giám đốc Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự (CMPO) Chalerm Yubamrung cảnh báo sẽ bắt giữ mà không cần cảnh báo trước đối với những người biểu tình bao vây văn phòng chính phủ hay nhà ở của những nhân vật quan trọng.
“Từ ngày hôm nay (4/2), các biện pháp pháp lý nghiêm ngặt theo sắc lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ được thực thi để bắt giữ những người cản trở cơ quan chính phủ hoặc đột kích nhà của người khác. Cảnh sát có thể bắt giữ những kẻ gây rối ngay lập tức” – ông Chalerm Yubamrung cho biết.
Bộ trưởng Lao động khẳng định không có động thái nào nhằm chống lại những người tụ tập tại các địa điểm biểu tình vì ông tin cuối cùng họ sẽ mệt mỏi, hết tiền của và chấm dứt các cuộc biểu tình. Ngoài ra, ông Chalerm Yubamrung nói rằng lãnh đạo biểu tình không bị bắt vì lo ngại động thái đó châm ngòi đụng độ dẫn đến nhiều tổn hại.
Lãnh đạo biểu tình không bị bắt vì quan chức Thái Lan lo ngại động thái đó châm ngòi đụng độ dẫn đến nhiều tổn hại. |
Cùng ngày, Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) báo cáo về tổng tài sản và nợ phải trả của 491 thành viên của quốc hội sau khi cơ quan này bị giải tán vào tháng 12/2013.
Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra có 603 triệu baht xét về tài sản và 28 triệu baht nợ nần. Số tài sản của bà Yingluck tăng hơn 50 triệu baht kể từ khi nhậm chức. Còn tài sản của thủ lĩnh PDRC Suthep Thaugsuban là 210 triệu baht nhưng các khoản nợ lên đến 323 triệu baht.
Trung Quốc ủng hộ ai?
Trong một diễn biến khác, ngày 4/2, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan cho biết Trung Quốc đã hủy một hợp đồng mua 1,2 triệu tấn gạo từ quốc gia Đông Nam Á này do vụ điều tra liên quan tới việc Chính phủ Bangkok trợ giá cho những người trồng lúa.
Ông Niwattumrong cho biết 1 công ty quốc doanh Trung Quốc đã hủy bỏ hợp đồng trên do quan ngại sẽ gặp rắc rối trước cuộc điều tra này của Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Thái Lan.
Giới phân tích cho rằng chính sách mua gạo từ những người trồng lúa với mức giá cao hơn thị trường đã làm thua lỗ ít nhất 4,46 tỷ USD và kéo theo nạn tham nhũng. Trong khi đó, hàng nghìn nông dân đã phong tỏa các tuyến đường chính ở các tỉnh thành để đòi chính phủ chi trả các khoản chậm thanh toán.
Ngày 4/2, Đảng Dân chủ (DP), đảng đối lập chính ở Thái Lan, đã đệ đơn kiến nghị lên Tòa án Hiến pháp đòi hủy bỏ cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 2/2 vừa qua theo quy định của Hiến pháp.
Phe đối lập Thái Lan đòi hủy kết quả bầu cử
Trong đơn kiến nghị, DP cho rằng cuộc bầu cử trên là vi hiến xét trên một số quy định.
Cử tri bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Bangkok ngày 2/2 vừa qua. |
Ngoài ra, DP còn muốn đảng cầm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải bị giải tán.
Bà Yingluck kêu gọi thực hiện cuộc bầu cử đó trong nỗ lực xoa dịu các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng phát từ ba tháng trước và hiện vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Tuy nhiên, DP đã tẩy chay cuộc bầu cử này và những người biểu tình lại ngăn cản hàng triệu cử tri đi bỏ phiếu.
No comments:
Post a Comment