Trong bài trả lời tờ BấmQuân đội Nhân dân hôm 2/02/2014, ông Trọng tổng kết lại công tác phòng chống tham nhũng năm 2013, năm nhà chức trách đưa ra xử một loại vụ 'đại án tham nhũng' bị lưu cữu lâu.
TBT Nguyễn Phú Trọng nói về công tác lập các đoàn công tác liên ngành để kiểm tra công tác thanh tra, phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tham nhũng.
"Kinh nghiệm năm 2013 đây là việc làm tốt, thành lập 7 đoàn kiểm tra có tác dụng tốt, vừa đôn đốc, nhắc nhở, tăng cường phối hợp, vừa răn đe, đồng thời phát hiện vụ việc tiêu cực đưa vào chỉ đạo..."
'Địa phương còn chưa rõ'
Tuy thế, ông cho rằng công tác này cần đẩy mạnh ở các địa phương:
"Năm vừa qua, Trung ương làm tương đối tốt, ở địa phương thì chưa rõ lắm."
Theo Giáo sư Trọng thì từ nay, "cấp ủy đảng, đồng chí bí thư cấp ủy ở địa phương phải trực tiếp lo công việc phòng chống tham nhũng".
Tuy thế, ông không nói rõ trong trường hợp nếu chính các cán bộ Đảng tham nhũng ở các cấp cả trung ương và địa phương thì giải pháp cụ thể là gì.
Các báo Việt Nam có vẻ không đồng nhất khi đánh giá đâu là nơi tham nhũng nhiều nhất và cách chống là gì.
Có tờ báo chạy tít như "Tham nhũng chủ yếu trong các doanh nghiệp lớn", nhưng cũng có báo lại cho rằng sự hợp tác của các quan chức chính quyền tỉnh, huyện với báo chí về chuyện tố cáo tham nhũng còn rất thấp.
TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nói đến nhu cầu tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế để "bắt lại những người bỏ trốn ra nước ngoài" dù không nêu cụ thể vụ bắt ông Dương Chí Dũng tại Campuchia để xem về Việt Nam xét xử trong vụ Vinalines.
Đảng Cộng sản Việt Nam hồi cuối năm 2012, đầu năm 2013 đã đưa Bí thư Đà Nẵng ông Nguyễn Bá Thanh ra trung ương để nắm chức Trưởng ban Nội chính Trung ương nhằm thúc đẩy chống tham nhũng.
Hồi năm 2013, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng Việt Nam ở mức 116 trên 177 quốc gia về cảm nhận chỉ số tham nhũng.
No comments:
Post a Comment