Ông Dũng khai, khi bị đưa vào trại giam ở Lạng Sơn, gặp nhiều thanh niên bặm trợn trong phòng nên đã lo sợ cho sự an toàn tính mạng.
Trong ảnh là trại tạm giam Công an tỉnh Lạng Sơn.
"Cũng may cho tôi không bị đánh, tôi đã tử tế, nhún nhường với nhóm cùng phòng. Nhưng vẫn chưa yên tâm, sau đó tôi đăng ký với anh quản giáo để được chú ý giúp không để xảy ra chuyện gì", Dương Chí Dũng kể. Trong ảnh là trại tạm giam Yên Trạch, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).
Sau đó, Dương Chí Dũng được chuyển đến trại giam B14 (thuộc Bộ Công an ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cùng các đồng phạm. Đây là nơi giam giữ nhiều phạm nhân hình sự trước khi cho đi cải tạo. Trong ảnh là trại giam B14 nhìn từ bên ngoài.
Tại trại giam này, Dương Chí Dũng đã có đơn kháng cáo. Nội dung của đơn là xin xem xét mức độ trách nhiệm trong việc buộc tội bị cáo Cố ý trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, kêu oan về việc bị buộc tội Tham ô tài sản.
Về phần Dương Tự Trọng, sau khi bị tòa tuyên án 18 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, ông Trọng được đưa về trại giam trong sự nghẹn ngào của nhiều người. Tuy nhiên, ông Trọng vẫn bình thản, "lệnh" cho vợ con: "Không được khóc, cứ bình tĩnh".
Trong trại tạm giam, Trọng vẫn gửi những lời nhắn nhủ đầy lạc quan tới người mẹ của mình: "Ở trong này biệt lập với thế giới bên ngoài nên an toàn hơn, không có xe cộ, hàng ngày không phải lo ra ra đường, xe cộ đông đúc, tai nạn giao thông. Rồi cũng không phải lo những lần đi đánh án, đối mặt với tội phạm nguy hiểm, với súng đạn. Từ ngày vào đây, con có cái rất hay là tránh xa được rượu bia, tránh xa được ăn nhậu nên không lo hại đến sức khỏe".
No comments:
Post a Comment