Wednesday, February 12, 2014

Trung Quốc bị Nhật kiện!

DVO- 13/02/2014      -Chính phủ Nhật Bản ngày 12/2 đã đệ đơn kiện ra Toà án quận Naha đòi thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bồi thường thiệt hại do hành vi đâm tàu cá vào tàu của Lực lượng bảo an biển Nhật Bản (JCG) trên vùng biển quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2010.

Thuyền trưởng 44 tuổi Chiêm Kỳ Hùng  của Trung Quốc đã không đáp lại yêu cầu lặp đi lặp lại về khoản thiệt hại 14,29 triệu yen mà Trụ sở JCG phải bỏ ra để khắc phục.

Thuyền trưởng trên tàu cá Trung Quốc được trao cho các công tố Nhật vào ngày 9/9/2010.
Thuyền trưởng trên tàu cá Trung Quốc được trao cho các công tố Nhật vào ngày 9/9/2010.
Ông Akihiro Ota, Bộ trưởng Giao thông và Xây dựng Nhật Bản , cho biết cũng trong ngày 12/2, JCG đã công bố đoạn video về cú va chạm giữa tàu cá Trung Quốc và tàu của JCG.
Nhà chức trách đã quyết định tiến hành động thái về pháp lý trước khi quyền bồi thường thiệt hại về mặt pháp lý kết thúc ngày 20/2.

Theo nội dung đơn kiện, tàu cá Trung Quốc đã hoạt động trên hải phận Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 7/9/2010. Sau đó, tàu Trung Quốc đã húc và gây thiệt hại cho hai tàu tuần tra của lực lượng bản an biển có tên Mizuki và Yonakuni sau khi JCG đã lên tiếng cảnh báo.

Chính phủ Nhật Bản đã 11 lần yêu cầu thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng chi trả cho những thiệt hại nêu trên nhưng ông Chiêm đã không đáp lại.

Phản ứng trước vụ việc trên, Trung Quốc cùng ngày đã bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Nhật Bản yêu cầu thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng bồi thường.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố quần đảo Điếu Ngư thuộc chủ quyền Trung Quốc và chính Nhật Bản mới là bên phải bồi thường trong vụ việc này.
Trả lời họp báo thường kỳ, bà nêu rõ: "Vụ va chạm năm 2010 ở vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nghiêm trọng, phá hoại quyền lợi hợp pháp của các ngư dân Trung Quốc... Việc Nhật Bản bắt giữ ngư dân, các tàu đánh cá Trung Quốc cũng như việc điều tra và các biện pháp pháp lý đều là trái phép và không có hiệu lực".

Không chỉ đối mặt với vụ kiện của Nhật, Trung Quốc còn bị Phlippines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa án Liên hợp quốc.

Ngoại trưởng Philippines ngày 22/1/2013 cho biết, nước ông đã đưa Trung Quốc lên tòa án Liên hợp quốc, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của nước này đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

“Philippines sẽ dùng gần như mọi cách thức chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc theo phương thức đàm phán hòa bình… chúng tôi hi vọng rằng các tiến trình của tòa án sẽ đem vấn đề tranh chấp này tới một giải pháp lâu dài”, Ngoại trưởng Del Rosario cho biết trong cuộc họp báo.
Ngoại trưởng Del Rosario cũng cho biết Manila đã thông báo cho đại sứ Bắc Kinh về quyết định đưa Trung Quốc ra tòa án phân xử theo Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc, được cả 2 nước ký năm 1982.

Theo Ngoại trưởng Philippines, trong bản đệ trình, Philippines cho biết cái gọi là “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh, vẽ tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có cả vùng biển, đảo nằm sát bờ biển các nước láng giềng, là bất hợp pháp.

Bản đệ trình cũng kêu gọi Trung Quốc “rút lại các hoạt động phi pháp, vi phạm quyền tối cao và tài phán của Philippines theo Công ước 1982 UNCLOS”, ông cho biết thêm.

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của các nước gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ động thái của Philippines, đổi lại Bắc Kinh luôn khăng khăng đối thoại trực tiếp để giải quyết những xung đột về chủ quyền với Manila. Đây là biện pháp mà giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ được lợi thế vì họ là nước lớn. Song, Philippines đã thẳng thừng từ chối đề nghị áp dụng cách này của Trung Quốc.

Thảo My (Tổng hợp)

No comments:

Post a Comment