Cập nhật: 04:34 GMT - thứ
năm, 13 tháng 2, 2014
"Chuyến công du này là một phần trong cam kết không ngừng của tổng thống về tăng cường gắn kết ngoại giao, kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương," thông cáo ngày 12/2 viết.
Nhà Trắng cho biết tại Nhật Bản, ông Obama sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe để bàn về hai chủ đề trọng tâm là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và "một loạt các thách thức ngoại giao ở châu Á và trên toàn cầu" - cho thấy nghị trình chuyến thăm có thể sẽ bao gồm cả vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Trung-Nhật trên Biển Hoa Đông.
Tại Hàn Quốc, cuộc gặp của ông Obama với Tổng thống Park Geun-hye sẽ bàn về "những diễn biến gần đây ở Bắc Triều Tiên", những nỗ lực giữa hai nước nhằm thúc đẩy phi hạt nhân hóa", và việc thực thi hiệp định FTA Hàn Quốc-Hoa Kỳ.
Tại Malaysia, ông Obama sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Najib Razak nhằm thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế và quốc phòng giữa Hoa Kỳ với quốc gia mà Washington gọi là "một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á".
Điểm dừng cuối cùng của Tổng thống Hoa Kỳ trong chuyến công du châu Á là quốc gia đồng minh Philippines, nơi cuộc gặp của ông với Tổng thống Benigno Aquino sẽ bàn về vấn đề "hiện đại hóa liên minh quốc phòng của hai nước" và nỗ lực mở rộng quan hệ kinh tế.
Hôm 9/2, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ thực hiện chuyến công du sáu ngày, từ 13-18/2 tới bốn quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nam Hàn, Indonesia và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Nội dung chuyến đi của ông Kerry sẽ tập trung vào các vấn đề về kinh tế, an ninh, biến đổi khí hậu, chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và những tuyên bố chủ quyền gần đây của Trung Quốc.
Chuyến đi của ông John Kerry được cho là nhằm gây áp lực với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên biển, cũng như thúc giục nước này có thêm nỗ lực để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn trước thềm chuyến công du của Tổng thống Obama.
Trọng tâm châu Á
Các chuyến công du châu Á của Tổng thống Obama
2009: Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, Singapore (hội nghị APEC)
2010: Ấn Độ, Indonesia, Nam Hàn, Nhật Bản (hội nghị APEC)
2011: Indonesia (hội nghị cấp cao Đông Á)
2012: Nam Hàn (hội nghị an ninh hạt nhân), Thái Lan, Miến Điện, Campuchia (hội nghị cấp cao Đông Á)
2010: Ấn Độ, Indonesia, Nam Hàn, Nhật Bản (hội nghị APEC)
2011: Indonesia (hội nghị cấp cao Đông Á)
2012: Nam Hàn (hội nghị an ninh hạt nhân), Thái Lan, Miến Điện, Campuchia (hội nghị cấp cao Đông Á)
Vào năm 2011, ông tuyên bố Hoa Kỳ sẽ chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại từ khu vực Trung Đông sang châu Á, cùng với việc tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này trong khu vực.
Hồi tháng Bảy năm 2013, Hoa Kỳ và Viêt Nam chính thức xác lập 'quan hệ đối tác toàn diện', sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang với Tổng thống Obama.
Cũng trong cuộc gặp này, ông Sang đã có lời mời ông Obama sang thăm Việt Nam. Đáp lại đề xuất này, ông Obama nói ông sẽ "cố gắng" đến Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam hiện đang là một trong những chướng ngại vật chính đối với nỗ lực nâng cấp quan hệ giữa hai nước.
Hoa Kỳ hiện là thành viên thường trực duy nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chưa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
No comments:
Post a Comment