1.
Tình huống này, tướng Ngọ chết. Thật hay là giả, tự nhiên hay bắt chết, đều không có lợi cho đảng.
Tình huống này, tướng Ngọ chết. Thật hay là giả, tự nhiên hay bắt chết, đều không có lợi cho đảng.
Thứ nhất, nhân dân nghĩ đảng giết.
Thứ hai, nhân dân càng muốn đảng phải làm cho ra lẽ.
Trước đây đảng chỉ có trách nhiệm “diệt trừ tham nhũng” qua đại án Vinalines. Nay đảng phải gánh thêm bổn phận chứng minh đảng không phải là “kẻ giết người bịt miệng.”
Cả hai đều là tội ác!
Ðảng đang bị đem ra ánh sáng công lý, ở đó không cần có công an nhân dân, quân đội nhân dân, không cần tòa án nhân dân giả hiệu. Ở đó chỉ có nhân dân là nhân dân với niềm tin công lý. Không có đảng nào tồn tại nếu nhân dân không còn tin tưởng để trông cậy.
2.
Tình huống này, tướng Ngọ đột tử, biến đại án tham nhũng Vinalines thành nghi án Ðảng cộng sản Việt Nam.
Tình huống này, tướng Ngọ đột tử, biến đại án tham nhũng Vinalines thành nghi án Ðảng cộng sản Việt Nam.
Ðọc Cung Tích Biền, tôi nhớ có đoạn:
Chữ nghĩa. Nó cũng có hồn linh. Có nghìn rủi ro ám vào mệnh người. Nguyễn Hữu Chỉnh thuở nhỏ, có mấy câu thơ vịnh trái pháo: Xác không vốn những cậy tay người / Khôn khéo làm sao xác cũng rơi / kêu lắm lại càng tan tác lắm / chung quy chỉ một tiếng mà thôi. Về sau Chỉnh đã bị Huệ ngầm ra lịnh cho kẻ dưới xé xác bằng cách buộc mỗi tay mỗi chân Chỉnh vào mỗi con ngựa. Ngựa tung vó ra bốn hướng. Quả là cái chết nát tan của xác pháo. Tan tành không kịp tiếng thét kêu thứ hai.Nhạc sĩ Y Vân có một bản nhạc nổi tiếng, ngày nay vẫn còn nhiều người yêu thích. Y Vân đã ngậm ngùi kể lể một vòng tử sinh sáu mươi năm cuộc đời “em ơi sung sướng là bao”. Sáu mươi năm ngắn ngủi đời người, ác nhơn Y Vân chia làm ba khúc. Hai mươi năm đầu thơ ngây, hai mươi năm sồn sồn, hai mươi năm cuối lất lây. Khúc nào cũng tưng tưng, theo điệu twist, cà giựt, nồng cháy. Một nồng cháy của nỗi buồn, cố thiêu hủy nhưng chẳng bao giờ tan. Có điều trùng khớp, Y Vân người nhạc sĩ tài hoa, đã qua đời đúng cuối khúc thứ ba, vừa tròn 60 tuổi.Nguyễn Nho Sa Mạc một nhà thơ nổi tiếng ngay từ thuở còn là anh học trò tại một trường trung học tỉnh lẻ Tam Kỳ, qua một bài thơ đăng ở tap chí Bách Khoa, Sàigòn. Lạ lùng, tuổi mười bảy đã cưu mang nỗi buồn thời thế, đã thấy ra hình như mình sẽ buồn chết trên nấm mồ vàng lạnh đôi mươi. Năm 1963, Mạc đã chết đúng tuổi 20.
Xưa nay đảng cứ vơ “nhân dân” vào mọi chuyện đảng làm, bất luận sai quấy. Nay, cái mà đảng mượn để hoa ngôn xảo ngữ, là “tòa án nhân dân.” Ứng nghiệm rồi đó.
Nhưng lần này không phải là nhân dân giả hiệu đâu nhé. Nhân dân thật đấy, đảng liệu mà trả lời.
Ngày 18 tháng Hai, 2014
UYÊN NGUYÊN
UYÊN NGUYÊN
No comments:
Post a Comment