Từ
lâu một số người Việt quốc gia chống cộng theo khuynh hướng bảo thủ,
cực đoan, thường đưa những lời tuyên bố của các lãnh tụ cộng sản "phản
tỉnh" như một dẫn chứng cho một định kiến rằng "Cộng sản không thể cải
sửa mà chỉ bị hủy diệt".
Thế rồi căn cứ trên định kiến này đưa ra và thực hiện "chủ
trương giải thể đảng cộng sản Việt Nam, bằng lật đổ tiêu diệt đảng và
chê độ cộng sản Việt Nam, chứ không có cái chuyện hòa hợp, hòa giải",
Đối thoại" hay "đối luận" với đảng cộng sản Việt Nam…". Nhưng nếu
có ai hỏi họ làm thế nào thực hiện chủ trương này khi thực tế đảng Cộng
sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam ) đã và đang nắm quyền suốt 38 năm qua,
có chính quyền, có lãnh thổ, có quân đội công an và có tư thế quốc tế là
một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc?- Tất nhiên họ sẽ ú ớ không trả
lời được và lập tức phản ứng theo kiểu "cả vú lấp miệng em", hô hoán tấn
công kẻ đã giám hỏi họ, bằng cách chụp nón cối ""hòa hợp hòa giải' lên
dầu và còn vu khống là "nhận tiền của Việt cộng" để thực hiện
cái gọi là "Nghị Quyết 36 của đảng cộng sản Việt Nam ", có khi sử dụng
mọi ngôn từ thiếu văn hóa để nhục mạ người đã đặt câu hỏi với họ.
Định
kiến "Cộng sản không thể cải sửa mà chỉ bị hủy diệt" là một võ đoán
mang tính cực đoan, có phần đúng và có phần sai: Đúng là chế độ cộng
sản, bao gồm cơ chế đảng và bộ máy nhà nước của chế độ cộng sản là
"không thể cải sửa mà chỉ bị hủy diệt hay thay thế". Nhưng sai là "những
con người cộng sản thì hoàn toàn có thể cải sửa, không thể hủy diệt
được".
Thật vậy, vì chế độ cộng sản (hay chế độ xã hội chủ nghĩa) là
một mô hình chế độ chính trị không thể cải sửa được sau một thời gian
vận dụng vào thực tiễn,nên các "chế độ độc đảng, độc tài toàn trị cộng
sản" ở Liên Xô cũ và ở các nước Đông Âu mới bị tiêu diệt và được thay
thế bằng các "chế độ đa đảng, dân chủ pháp trị". Thế nhưng đối với các
cán bộ đảng viên cộng sản lớn bé ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng như
Việt Nam bao lâu nay, thì hoàn toàn có thể cải sửa cách này hay cách
khác. Chẳng hạn, cải sửa một cách tự giác bằng sự "phản tỉnh" từ nhận
thức cá nhân (thấy được những sai lầm quá khứ khi vào đảng, theo đảng) và thực tiễn khách quan (sự
thất bại trong việc thực hiện chủ nghĩa xã hội theo lý tưởng công sản,
với những hậu quả tai hại nhiều mặt, lâu dài cho nhân dân, dân tộc và
đất nước…).Vì những con người cộng sản không phải là gỗ đá, cũng là
những con người biết nhận thức suy tư , đã đam mê theo một lý tưởng
nghĩ rằng cao đẹp, dù thực chất cũng như thực tế chỉ là "không tưởng" (lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, dù cao đẹp nhưng không thể thực hiện được).Vì
có nhận thức và suy tư, nên cũng biết phân biệt đúng sai, phải trái để
"phản tỉnh" và "điều chỉnh" hành động của mình sao cho thích hợp.Tất
nhiên có người cộng sản phản tỉnh sớm hay trễ, hoặc đã phản tỉnh song
còn giấu mặt vì quyền lợi cá nhân và tập đoàn thống trị nên ngoan cố bám
lấy cơ chế, không chịu chuyển đổi chế độ cộng sản. Đó là tình cảnh của
hầu hết các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hiện nay dù "đã phản tỉnh"
về mặt nhận thức (phản tỉnh nửa vời) song vẫn "chưa giám công khai nói lên sự phản tỉnh"bằng hành động cụ thể của mình (Phản tỉnh hoàn toàn).
Điển hình là những lãnh tụ cộng sản hàng đầu của Nga (Liên Xô cũ)
và môt số nước cộng sản Đông Âu sau khi "Phản tỉnh" đã đưa ra những
nhận định chung, cô đọng từ kinh nghiệm quá khứ đã lỡ tin vào lý tưởng
cộng sản và làm theo cơ chế của chế độ cộng sản là "không thể cải sửa",
còn "những con người cộng sản,thì hoàn toàn có thể cải sửa". Vì chính họ
là hiện thân của sự cải sửa, từ những đảng viên cộng sản cao cấp đã "Tự
cải sửa" góp phần làm tiêu vong chế độ cộng sản nơi đất nước của họ.
Tại
Liên Xô trước đây, sau khi nỗ lực cá nhân Ông Gorbachev và phe cải cách
trong đảng Cộng Sản Liên Xô thực hiện chương trình cải tổ "glasnost" và
cởi mở "Perestroika" cứu nguy chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô bị thất
bại đã phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị đa đảng.(Tiếc
rằng tại Việt Nam sau khi đảng cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách
đổi mới bị thất bại hoàn toàn (1986-1995) vẫn không dám công khai chuyển
đổi qua chế độ dân chủ pháp trị đa đảng như Liên Xô, mà vẫn giữa cái vỏ
"Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa" trong khi thực tế không phải như vậy. Chúng
tôi đã có lần viết đó chẳng khác gì cách làm ăn của gian thương "treo
đầu dê bán thịt chó"). Ông Mikhail Gorbachov, là Tổng bí thứ cuối cùng của đảng Cộng Sản Liên Xô trong chế độ độ độc tài toàn trị Liên Xô (Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết),
và là vị Tổng Thống đầu tiên trong chế độ Cộng Hòa Liên Bang Nga hình
thành sau khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ. Chính Ông Mikhail
Gorbachev là một trong những lãnh tụ hàng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô
đã "Phản tỉnh", góp phần quyết định cho sự chuyển đổi từ chế độ độc tài
toàn trị Liên Xô qua chế độ dân chủ pháp trị Cộng Hòa Liên Bang Nga ngày
nay. Ông nói: "Tôi đã bỏ quá nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản.
Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng:Đảng cộng sản chỉ biết tuyên
truyền và dối trá…"( I have devoted half of my life for
communism.Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads
propaganda and deceives…).
Ông
Boris Yeltsin, một đảng viên cộng sản "phản tỉnh", kế nhiệm Ông Mikhail
Gorbachev là vị Thổng thống thứ hai của nước Nga dân chủ thì nói "Cộng sản không thể nào sửa chữa, chúng phải bị đào thải" (Communists are incurable, they must be eradicated…)
Tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin, từng cầm đầu KGB cơ quan tình báo trung ương Liên Xô, cũng từng tuyên bố "Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim.( He who believes the communists has no brain. He who follows the communists has no heart).
Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas cũng đã từng tuyên bố: "20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim.40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cái đầu" (At 20, if you are not a communist, you are heartless.At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless…).
Tất
cả những lời tuyên bố được trích dẫn trên đây của các lãnh tụ cộng sản
hàng đầu của các đảng cộng sản đều có ý nghĩa chung là phê phán, lên án
các chế độ thực hiện chủ nghĩa cộng sản về mặt cơ cấu tổ chức điều hành,
chủ trương chính sách cai trị đã gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện,
di hại lâu dài cho nhân dân và đất nước. Tuy nhiên cung cách chung của
các lãnh tụ cộng sản này đều làm ra vẻ đứng ngoài cơ cấu đó để phê phán,
lên án và làm như họ cũng như các đảng viên cộng sản sau khi "phản
tỉnh" không có trách nhiệm gì về những hậu quả mà bộ máy cơ cấu đảng và
nhà nước gây ra cho nhân dân và đất nước (có lẽ đây là một tính chất
cao ngạo chung của những đảng viên cộng sản khó cải sửa,còn tồn tại như
một cá tính dù họ đã phản tỉnh thực sự song vẫn tìm cách trốn tránh
trách nhiệm quá khứ). Thậm chí họ không dám công khai nhận lỗi hay
tỏ ra đôi chút ân hận gì về quá khứ vào đảng, theo đảng để thực hiện chủ
nghĩa cộng sản không tưởng, mà còn tìm cách biện minh cho việc tham dự
vào guồng may cơ cấu đảng và nhà nước cộng sản trong quá khứ một cách tự
hào, như một "sự sai lầm chính đáng" mang tính tất yếu, không thể làm
khác trước hấp lực của chủ nghĩa cộng sản có tính mê hoặc thời tuổi trẻ
vốn đầy ắp những hoài bão ước mơ về một xã hội công bằng "không còn cảnh
người áp bức, bóc lột người", xã hội "Xã hội chủ nghĩa", trong đó mọi
người cư xử với nhau trong tình hữu ái, một xã hội tuy còn giai cấp,
nhưng mọi người lao động theo năng lực hưởng theo sức lao động bỏ ra để
tiến đến một xã hội viên mãn trong viễn tưởng: "xã hội cộng sản" hay
"Thiên đường cộng sản", không còn giai cấp, mọi người lao động theo năng
lực và hưởng theo nhu cầu. Nghĩa là một xã hội tài hóa dư thừa thỏa mãn
được mọi như cầu vật chất cũng như tình thần của nhân dân, không còn bộ
máy Nhà nước (công cụ áp bức của giai cấp thống trị) mọi người lao động tự giác, guồng máy xã hội vận hành tự động…(!?!?).
Tương
tự tại Việt Nam, một số đảng viên cộng sản sau khi "phản tỉnh" vẫn tự
biện minh theo kiểu cao ngạo, không tỏ ra hối hận vì những sai lầm quá
khứ, không chia xẻ trách nhiệm về những hậu quả do đảng và chế độ cộng
sản Việt Nam gây ra trong đó có phần tham gia của họ.
Nhận
định nêu trên mọi người có thể kiểm chứng qua một số những bài viết,
lời nói, hành động của một số những khuôn mặt "phản tỉnh" nổi bật trọng
thời gia qua. Điển hình gần nhất là cố cựu đảng viên cộng sản Lê Hiếu
Đằng, trong bài "Viết trong những ngày nằm bịnh" tiểu mục "1. Vì sao tôi
đi kháng chiến, vào Đcộng sản Việt Nam?" cũng đã biện minh cho việc
theo Việt cộng là vì"khát vọng xây dựng một xã hội bác ái, tự do, bình đẳng…" ; vì "Chủ
nghĩa Marx, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản chẳng những lôi cuốn,
làm say mê nhiều thế hệ trí thức phương Tây mà ở Việt Nam cũng vậy" ; Vì "lòng
yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do dân chủ cho Tổ quốc
để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông
dân, người lao động, những người hi sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc
sống ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc chúng tôi lên đường".. Thế
nhưng toàn bài viết tuyệt nhiên không thấy ông "phản tỉnh" Lê Hiếu Đằng
tỏ ra ân hận, nhận sai lầm quá khứ khi đi theo Việt cộng và nhận chia xẻ
trách nhiệm về những hậu quả tàn hại nhiều mặt, di hại lâu dài cho nhân
dân, đất nước và dân tộc do đảng cộng sản Việt Nam gây ra trong hàng
nửa thế kỷ qua.
Nói
tóm lại phải hiểu cho đúng ý nghĩa những câu nói của những lãnh tụ cộng
sản phản tỉnh để có nhận thức đúng đắn rằng cơ cấu tổ chức nhân sự điều
hành và các chủ trương chính sách cai trị của đảng cộng sản nói chung
và đảng cộng sản Việt Nam nói riêng (chứ không phải những con người cộng sản) là "không thể cải sửa mà chỉ bị hủy diệt hay thay thế". Nhưng đối với những con người cộng sản (đảng viên hay quần chúng tin theo chủ nghĩa cộng sản) thỉ hoàn toàn có thể cải sửa tự giác bằng sự "phản tỉnh" (qua thời gian và thực tế khách quan nhận thức được những cái sai trong quá khứ đi theo và làm theo đảng cộng sản ) để tự "Điều chỉnh" (bỏ cái sai làm theo cái đúng). Đó
là tình cảnh thực tế tại Việt Nam mà người Việt quốc gia chân chính
chống cộng vì tự do dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam cần nhận thức đúng đắn
để điều chỉnh hành động và phương thức chống cộng cá nhân cũng như đoàn
thể một cách phù hợp để có hiệu quả, có lợi cho dân, cho nước.
Thiện Ý (nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston).
Nguồn: VOA tiếng Việt
Nguồn: VOA tiếng Việt
No comments:
Post a Comment