TOKYO 2-3 (NV) - Một tờ báo tại Nhật loan báo, cảnh sát Nhật đang tìm kiếm một nhân viên của Vietnam Airlines sau khi có những dấu hiệu cho thấy, ít nhất, người này tiêu thụ đồ gian và buôn lậu.
Từ khi xác định người Việt cư trú tại Nhật là thủ phạm nhiều vụ trộm cắp, các siêu thị ở Nhật có thêm bảng cảnh báo bằng tiếng Việt như trong ảnh. (Hình: Internet) |
Trong quá trình thẩm vấn những người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp mỹ phẩm, quần áo trong các siêu thị tại Nhật, cảnh sát phát giác hàng hóa bị đánh cắp được chuyển qua bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita, nơi các thành viên thuộc phi hành đoàn của Vietnam Airlines trú ngụ sau các chuyến bay đến Nhật.
Một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi đã chuyển tiền qua ngân hàng trả cho những kẻ trộm cắp. Khám xét phòng khách sạn, cảnh sát tìm thấy rất nhiều mỹ phẩm hiệu Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo còn nguyên nhãn của những siêu thị bị trộm cắp.
Nhật là quốc gia gần như không có trộm cắp. Tình trạng này chỉ rộ lên từ khoảng đầu thập niên 2000 – thời điểm có nhiều người Việt được đưa sang Nhật làm thuê. Cảnh sát Nhật cho biết, năm 1998, họ phát giác 247 vụ ăn cắp do người Việt thực hiện. Đến năm 2012, con số này tăng lên hơn bốn lần (999 vụ). Ðầu năm nay, sau khi bắt giữ một nhóm 5 người Việt trộm cắp, cảnh sát Nhật đã trục xuất, trả họ lại cho Việt Nam.
Trò chuyện với báo chí Nhật, cảnh sát cho biết họ sẽ nhổ tận gốc tình trạng ăn cắp hàng hóa tại các siêu thị rồi chuyển về Việt Nam bán. Vụ vừa kể không phải là scandal đầu tiên. Các nhân viên của Vietnam Airlines lâu nay đã gây tai tiếng khắp thế giới.
Phi công của Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp chuyển hàng hóa ăn cắp bị cảnh sát Nhật tống xuất về nước ngày 7 Tháng Tư, 2009 sau khi nộp số tiền phạt khoảng $5,000 kèm theo bản án tù treo. (Hình: Chunichi) |
Phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ, trên các đường bay quốc tế, liên tục gây ra tai tiếng làm nhục quốc thể ở cả Nhật, lẫn Nam Hàn, Úc,… Ngoài tổ chức trộm cắp, tiêu thụ đồ gian, nhân viên của Vietnam Airlines còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn bán ma túy.
Tháng Tư, 2009, sau khi đưa ông Đặng Xuân Hợp, một phi công của Vietnam Airlines, ra tòa và phạt ông này 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm, phạt tiền 500,000 yen (hay khoảng $5,000), chính phủ Nhật đã trục xuất ông này, giao lại cho Việt Nam.
Ông Hợp bị bắt, phải ra tòa, bị phạt tù vì được xác định là thành viên trong một tổ chức chuyên trộm cắp tại nhiều cửa hàng, siêu thị ở nhiều tỉnh trên đất Nhật rồi vận chuyển số hàng hóa đã trộm cắp được về bán ở Việt Nam.
Ông Hợp bị bắt, phải ra tòa, bị phạt tù vì được xác định là thành viên trong một tổ chức chuyên trộm cắp tại nhiều cửa hàng, siêu thị ở nhiều tỉnh trên đất Nhật rồi vận chuyển số hàng hóa đã trộm cắp được về bán ở Việt Nam.
Người ta tin rằng ông Hợp không phải là nhân viên duy nhất của Vietnam Airlines dính líu đến những tổ chức chuyên trộm cắp hàng hóa rồi vận chuyển chúng về bán tại Việt Nam. Theo tờ Sankei Shimbun, tại Hà Nội, mỹ phẩm và quần áo của Nhật được bày bán ở nhiều nơi quanh… trụ sở của Vietnam Airliners, giá bán một số loại còn rẻ hơn giá bán tại Nhật. Nhiều sản phẩm còn nguyên tem ghi giá của các siêu thị ở Nhật.
No comments:
Post a Comment