28/02/2014 - 00:11
Theo kết quả khảo sát mới nhất của OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) thì Việt Nam đứng thứ 5/68 quốc gia về đầu tư thời gian học thêm, nhưng lại xếp cuối về sự cởi mở, linh hoạt trong giải quyết vấn đề xếp 67/68. Còn theo kết quả 2 khảo sát PASEC 10 thì học sinh tiểu học Việt Nam cũng đang ở mức “quá giỏi”.
Theo kết quả khảo sát PASEC 10 tiến hành khảo sát trên 180 trường (được chọn lựa ngẫu nhiên) thuộc 55 tỉnh, thành Việt Nam. Đối tượng khảo sát là 5 lớp 2, lớp 5; giáo viên dạy lớp 2, lớp 5 và hiệu trưởng trường tiểu học tham gia khảo sát. Theo kết quả khảo sát này thì trình độ học sinh của Việt Nam cũng ở mức khá cao: lớp 2 đề kiểm tra khá dễ, lớp 5 cũng có trình độ… quá giỏi.
Tương tự với kết quả khảo sát này thì kết quả khảo sát PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) do OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) năm 2012 được công bố thì học sinh Việt Nam cũng được xếp hạng khá cao tại Đông Nam Á và so với 65 quốc gia tham gia đánh giá: thành tích về khoa học đứng thứ 8 với 528 điểm, toán học đứng thứ 17 với 511 điểm và đọc hiểu đứng thứ 19 với 508 điểm trong bảng khảo sát PISA 2012.
Đồng thời trong kết quả của PISA 2013 cũng cho thấy học sinh Việt Nam xếp thứ 5/68 về đầu tư thời gian học thêm. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi học sinh Việt đang phải học thêm từ khi chuẩn bị vào lớp 1 đến khi vào đại học. Thậm chí lịch học thêm còn dày và áp lực nhiều hơn cả học chính khóa. Dường như quá đầu tư thời gian vào học tập nên học sinh Việt cũng dần trở nên cứng nhắc và chỉ xếp 67/68 về khả năng linh hoạt trong giải quyết vấn đề.
Kết quả khảo sát PISA về mối quan hệ giáo viên- học sinh thì Việt Nam cũng chỉ xếp thứ 45/68. Điều này phần nào cho thấy mối quan hệ giữa thầy và trò ở nước ta còn khá lỏng lẻo. Sau hàng loạt những sự kiện buồn của ngành giáo dục vừa qua như việc “thầy tát liên tục, trò lên gối”, việc thầy giáo tát thủng màng nhĩ học sinh hay việc học sinh chặn đánh thầy đến nhập viện thì cũng có thể thấy mối quan hệ gắn kết, tôn trọng giữa thầy và trò đang dần bị tụt dốc.
Tuy những kết quả khảo sát đều đánh giá học sinh Việt ở mức khá cao. Tuy nhiên, không ít các phụ huynh cũng đã nghi ngại về kết quả khảo sát này có thực sự tương ứng với trình độ của học sinh Việt? Bởi nếu ngành giáo dục chỉ tự ru ngủ bằng những kết quả hào nhoáng và mang bệnh thành tích thì khó có thể nâng cao được chất lượng ngành giáo dục.
Nếu xét trên thực tế, học sinh thì giỏi nhưng sao các những giải thưởng, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế của Việt Nam vẫn gần như không có. Học sinh giỏi từ nhỏ nhưng nguồn lao động chất lượng cao vẫn quá thiếu, thậm chí thạc sỹ vẫn không tìm được việc hoặc nhận vào rồi thì nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vẫn phải đào tạo lại do thiếu những kiến thức căn bản. Dù có trình độ học sinh xếp hàng top cao trên thế giới, số lượng thạc sỹ, tiến sỹ “nhiều như nấm sau mưa” nhưng đất nước vẫn nghèo thì… có lẽ nền giáo dục Việt cũng nên tự hỏi lại mình, chẳng nhẽ chúng ta đang làm "thui chột" tài năng, hay đang biến học sinh chỉ là những cái máy sao chép công thức, câu văn sáo rỗng, học tủ, học vẹt, luyện gà nòi... mà nếu thế thật thì chuyện có thành tích như trên cũng chẳng có gì tự hào cho lắm.
Vĩ Thanh
Tổng hợp
No comments:
Post a Comment