Không
nơi nào lực lượng hàng rong đông như ở Sài Gòn. Hàng rong từ chỗ mưu sinh nay
đã thành một nghề nghiêm túc của nhiều người. Từ những vùng quê nghèo khó, nhất
là miền Trung “cát trắng gió Lào”, người bán hàng rong đổ về thành phố với bao
nỗi lo toan, từ cơm áo nợ nần đến chữ nghĩa cho con cái đều trông chờ vào việc
góp nhặt những đồng tiền lẻ ở vỉa hè, quán nhậu.
Một ngày tháng 8 Sài Gòn mưa sụt sùi, theo chân những người bà, người chú, người chị bán hàng rong dọc ngang phố xá tôi mới thấm thía nỗi vất vả nhọc nhằn, cả những hiểm nguy của họ trong cuộc mưu sinh.
Một ngày tháng 8 Sài Gòn mưa sụt sùi, theo chân những người bà, người chú, người chị bán hàng rong dọc ngang phố xá tôi mới thấm thía nỗi vất vả nhọc nhằn, cả những hiểm nguy của họ trong cuộc mưu sinh.
Hàng
rong Sài Gòn
Theo chân người bán rong
Hình ảnh đôi gánh hàng rong, những chiếc xe đạp với lỉnh kỉnh bánh kẹo, cá viên chiên đã không còn quá xa lạ với người Sài Gòn. Bất kể nắng hay mưa, từ hẻm sâu đến đường lớn, những bước chân phụ nữ, đàn ông đầy lam lũ vẫn lặng lẽ quẩy đôi quang gánh kĩu kịt trên vai, lội bộ cùng đôi dép mòn vẹt gót giữa dòng xe cộ tấp nập.
Sống ở Sài Gòn gần chục năm, tôi đã gặp không biết bao nhiêu đôi quang gánh, đã nghe kể những câu chuyện đời, chuyện người sau mớ cóc, ổi, xoài… buồn, vui lẫn lộn nhưng đều có điểm chung là thấm đẫm mồ hôi, nước mắt dọc dài năm tháng đời bán rong.
Hình ảnh đôi gánh hàng rong, những chiếc xe đạp với lỉnh kỉnh bánh kẹo, cá viên chiên đã không còn quá xa lạ với người Sài Gòn. Bất kể nắng hay mưa, từ hẻm sâu đến đường lớn, những bước chân phụ nữ, đàn ông đầy lam lũ vẫn lặng lẽ quẩy đôi quang gánh kĩu kịt trên vai, lội bộ cùng đôi dép mòn vẹt gót giữa dòng xe cộ tấp nập.
Sống ở Sài Gòn gần chục năm, tôi đã gặp không biết bao nhiêu đôi quang gánh, đã nghe kể những câu chuyện đời, chuyện người sau mớ cóc, ổi, xoài… buồn, vui lẫn lộn nhưng đều có điểm chung là thấm đẫm mồ hôi, nước mắt dọc dài năm tháng đời bán rong.
Nhiều người trong số họ còn chọn buôn thúng bán bưng ngay cả vào thời điểm nửa đêm về sáng dù biết nguy hiểm luôn chực chờ mình. Bị cấm, nơm nớp lo chạy đội trật tự, nhưng lời rao da diết đến não lòng từ những gánh hàng rong vẫn khiến không ít người xúc động. Để hiểu hơn về cuộc sống của những phận đời ấy, tôi đã theo chân họ nhiều ngày, rảo qua không biết bao nhiêu con đường Sài Gòn mùa mưa.
Dù
trời mưa tầm tã nhưng các chị vẫn lặn lội đi bán hàng rong
Sáng
nào cũng vậy, mặt trời chưa ló dạng, khu vực Nhà điều hành xe buýt Bến Thành
(Q.1) đã đông nghẹt người. Hành khách già, trẻ, nam, nữ vội vã chen chân lên
tuyến xe sớm nhất. Người đi làm, đi học, người tung tăng đi chơi. Không ai còn
thời gian để tâm đến cái dáng lầm lũi, bơ phờ của các bà, các chị đang quẩy
gánh hàng rong đi qua phía đối diện, trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1). Đằng sau
gánh hàng với không quá 400.000 - 500.000 đồng tiền vốn là bao phận đời éo le,
cơ cực.
Tôi biết chị Trần Thị Trang cách đây bốn năm. Hồi đó, chị quẩy gánh hàng rong với lỉnh kỉnh cóc, ổi, xoài, bánh tráng trộn… đi bán ở công viên 23.9 (Q.1). Chị người Bình Định, mới 47 tuổi mà tóc đã bạc nhiều, gương mặt đen sạm và hai mắt lúc nào cũng thâm quầng vì mất ngủ.
Chị thuê trọ, mà nói thuê trọ cũng chưa đúng, chẳng qua chỉ là “mua” chỗ ngủ đêm giá 8.000 đồng/đêm. 3 giờ sáng, chị tất tả ra chợ mua bánh, trái rồi gánh bán đến tận 1 giờ sáng hôm sau mới về. Ăn vội phần cơm nguội, tắm, giặt, chưa kịp ngả lưng đã lại quầy quả đi. Thành ra, trông chị lúc nào cũng như kiệt sức tới nơi. Dạo đó, tôi hay ghé công viên chơi, thăm chị. Hai chị em ngồi nói đủ thứ chuyện. Chị khoe 2 đứa con ở nhà học giỏi, ngoan ngoãn, khoe tháng vừa rồi chị bán được, chắt chiu gửi về nhà cho chồng, con cả triệu.
Tôi biết chị Trần Thị Trang cách đây bốn năm. Hồi đó, chị quẩy gánh hàng rong với lỉnh kỉnh cóc, ổi, xoài, bánh tráng trộn… đi bán ở công viên 23.9 (Q.1). Chị người Bình Định, mới 47 tuổi mà tóc đã bạc nhiều, gương mặt đen sạm và hai mắt lúc nào cũng thâm quầng vì mất ngủ.
Chị thuê trọ, mà nói thuê trọ cũng chưa đúng, chẳng qua chỉ là “mua” chỗ ngủ đêm giá 8.000 đồng/đêm. 3 giờ sáng, chị tất tả ra chợ mua bánh, trái rồi gánh bán đến tận 1 giờ sáng hôm sau mới về. Ăn vội phần cơm nguội, tắm, giặt, chưa kịp ngả lưng đã lại quầy quả đi. Thành ra, trông chị lúc nào cũng như kiệt sức tới nơi. Dạo đó, tôi hay ghé công viên chơi, thăm chị. Hai chị em ngồi nói đủ thứ chuyện. Chị khoe 2 đứa con ở nhà học giỏi, ngoan ngoãn, khoe tháng vừa rồi chị bán được, chắt chiu gửi về nhà cho chồng, con cả triệu.
Hôm rồi gặp lại, chị cười hiền, khoe: “Hai đứa nhỏ nhà chị vô đại học hết rồi đó em”. Tôi mừng cho chị. Mừng những nhọc nhằn của chị đã được đền bù xứng đáng. Nhưng, hình như con càng học lên cao, chị càng cực. Bằng chứng là bữa cơm trắng quẹt với muối ới, mấy năm rồi vẫn vậy, không có gì khá hơn. Đôi dép lào mòn vẹt, cái nón lá rách bươm ngày xưa thấy chị ghi số điện thoại của con lên đó giờ chị còn đội trên đầu.
Tôi ngỏ ý xin theo chị bán hàng rong vài buổi. Chị lắc đầu nguây nguẩy, nói: “Thôi, thôi, sức đâu mà bán hả em. Sài Gòn đang mùa mưa, đường sá ngập nước tùm lum hết à, cái gánh này dòm vậy chớ nặng lắm, em kham không nổi đâu”. Tôi kham không nổi thật. Vừa kề vai vào, chực đứng dậy đã ngã nháo nhào. Mấy chị em cười ứa nước mắt. Chị Trang xuýt xoa: “Khổ chưa. Thôi, nếu muốn biết thì cứ theo chị, khỏi gánh gồng gì hết”. Đi cả buổi chiều, mưa không ngớt. Khách vắng, lạnh và đói meo.
Những
người bán hàng rong trong đêm Sài Gòn
Chúng
tôi ngang qua đường Nguyễn Thông (Q.3), trời bỗng đổ mưa ào ào. Trong mái hiên
nhỏ, người đàn ông tóc bạc ngồi bó gối, không biết vì mệt hay vì lạnh. Tôi lân
la hỏi chuyện, ông Huỳnh Văn Khương (61 tuổi, người Phú Yên) trải lòng: “Tôi vô
Sài Gòn bán đậu phộng luộc 5 năm nay. Nhà có 4 đứa con, mần ruộng không đủ ăn
nên phải đi thôi. Tôi thuê trọ dưới quận Bình Thạnh, chừng 4 giờ sáng là dậy
nhận đậu đi bán đến 9-10 giờ đêm. Ngày nào cũng như ngày nào, lội bộ riết nên
hai bàn chân từ chỗ sưng, đau thành ra chai luôn rồi”.
Ngoài thúng đậu phộng, bọc ni-lông, trong túi ông Khương còn có mớ thuốc Tây. Thấy lạ, hỏi mang theo thuốc chi vậy? Ông Khương bộc bạch: “Bệnh nhiều lắm cô à. Tôi bị tăng-xông, mệt trong người, phải mang theo thuốc đề phòng lỡ lên cơn đau đột ngột giữa đường thì còn biết xử trí”.
Ngoài thúng đậu phộng, bọc ni-lông, trong túi ông Khương còn có mớ thuốc Tây. Thấy lạ, hỏi mang theo thuốc chi vậy? Ông Khương bộc bạch: “Bệnh nhiều lắm cô à. Tôi bị tăng-xông, mệt trong người, phải mang theo thuốc đề phòng lỡ lên cơn đau đột ngột giữa đường thì còn biết xử trí”.
Chập chờn giấc ngủ đêm
Dì Tám (bán hàng rong tại công viên 23.9) tình thiệt: “Ôi, ăn còn không dám nói chi thuê phòng hả cô! Tụi tui chỉ mướn một chỗ ngủ vài ba giờ đồng hồ thôi. Hồi xưa giá có 6.000- 8.000 đồng/đêm, giờ thì 10.000- 15.000 đồng/đêm rồi. Nếu muốn sạc pin điện thoại thì phải trả thêm tiền. Nói chung, hở ra là tiền nên tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó”.
Theo dì Tám, mấy xóm trọ trên đường Rạch Bùng Binh (Q.3), Cầu Ông Lãnh (Q.1) và cả dưới quận Bình Thạnh, Thủ Đức đều có những ngôi nhà cho người bán rong “mua ngủ” qua đêm. Bất kể già, trẻ, nam, nữ gì cũng có thể đi mua ngủ bởi giá thuê phòng trọ ở những quận này rất mắc. Hơn nữa, tâm lý chung của người bán hàng rong là “mỗi ngày ngủ chừng 2, 3 tiếng đồng hồ là nhiều, thuê phòng chi cho tốn kém”.
Phải năn nỉ mãi, chị Trang mới chịu đưa tôi về chỗ trọ mà chị đã tá túc mấy năm qua. Cái lý của chị nghe thương lắm: “Em là con gái, chỗ đó chẳng thích hợp cho em đâu. Đàn ông, phụ nữ, già, trẻ gì cũng chen vô ngủ, không có khoảng cách, không chăn, màn chi cả, đến cựa mình cũng khó khăn. Sợ vừa thấy cảnh đó, em lại nằng nặc đòi ra thì khổ. Đi bán như chị, miễn có được chỗ nằm nghỉ tí là mừng rồi, không dám đòi hỏi gì thêm”. Tôi quả quyết, dù thế nào cũng sẽ ngủ với chị một đêm.
Vậy là lại lẽo đẽo theo chị về khu vực Cầu Ông Lãnh. Chúng tôi dừng chân trong một căn nhà tối bưng, ẩm thấp và nồng nặc những mùi gián, chuột, thuốc lá. Nhà vệ sinh, nhà tắm dùng chung. 1 giờ sáng mà có cả chục người đứng, ngồi chờ đến lượt “giải quyết nhu cầu”. Chị Trang phân bua: “Đi bán cũng gặp nhà vệ sinh công cộng nhưng mình vô là mất 2.000 đồng/lượt chứ ít gì. Bởi vậy, ai cũng ráng nhịn em à, chừng nào chịu không thấu mới bấm bụng bỏ ra 2.000 đồng thôi. Riêng tắm, giặt thì chờ về đây, tắm phải dè xẻn từng ca nước.
Dù
đã khuya nhưng những người phụ nữ bán hàng rong vẫn miệt mài với công việc của
mình
Dạo
này mưa, đi lang thang ngoài đường, người hết ướt rồi lại khô. Ngày mấy bận như
vậy rất dễ bị cảm lạnh. Mà cảm thì cảm, hôm sau vẫn gắng dậy đi bán chứ không
dám nghỉ”. Đứng cạnh chúng tôi, chị Phạm Thị Tâm (người Quảng Ngãi) xắn quần
ống thấp, ống cao, mặt mũi bơ phờ. Chị thủ thỉ: “Nhiều khi, 2- 3 người phải vô
nhà vệ sinh chung một lượt. Biết sao giờ, mình đi mua ngủ mà, có chỗ tắm táp,
giặt giũ là may lắm rồi”.
Căn phòng mấy chục mét vuông mà cả trăm người chen chúc. Tiếng thở dài, tiếng ngáy, ho và cả những tiếng rì rầm chẳng rõ nghĩa vọng lại trong đêm. Tôi hỏi, có ngủ được không? Chị Trang cười: “Chập chờn thôi em. Từ ngày vô Sài Gòn đến giờ, chị chưa biết cảm giác ngả lưng xuống giường, chiếu, có gối, có mền nó thế nào. Thời gian đầu, buồn và tủi thân dữ lắm. Nhiều lúc muốn bỏ hết, về quê với chồng con, nhưng nghĩ đến cảnh ruộng ít, nhà lụp xụp, về thì tiền đâu đóng học phí, mua sách vở cho con, vậy là đành ở lại”.
Căn phòng mấy chục mét vuông mà cả trăm người chen chúc. Tiếng thở dài, tiếng ngáy, ho và cả những tiếng rì rầm chẳng rõ nghĩa vọng lại trong đêm. Tôi hỏi, có ngủ được không? Chị Trang cười: “Chập chờn thôi em. Từ ngày vô Sài Gòn đến giờ, chị chưa biết cảm giác ngả lưng xuống giường, chiếu, có gối, có mền nó thế nào. Thời gian đầu, buồn và tủi thân dữ lắm. Nhiều lúc muốn bỏ hết, về quê với chồng con, nhưng nghĩ đến cảnh ruộng ít, nhà lụp xụp, về thì tiền đâu đóng học phí, mua sách vở cho con, vậy là đành ở lại”.
Trong
những ngày theo chân các bà, các chị bán hàng rong, tôi ngỡ ngàng nhận
ra, đối với họ, mua chỗ ngủ qua đêm xem như vẫn còn may. Nhiều người vì
không “xí” được một khoảng nền bé tẹo trong các nhà trọ đành ra quán cóc
vỉa hè thuê võng, ghế ngủ ngồi. Có dịp ghé chợ đầu mối Bình Điền, Thủ
Đức hay chợ Bình Tây lúc nửa đêm về sáng, sẽ không khó bắt gặp những
phận đời ngủ ngồi giữa tiếng xe cộ ồn ào, khói thuốc lá nặng mùi và
tiếng ngáy o o của cánh đàn ông.
Người xa quê, chọn nghề buôn thúng bán bưng giữa Sài Gòn là vậy. Họ luôn cố gắng tiết kiệm đến hết mức có thể. Ví như chị Trang, chị Tâm mỗi ngày chỉ ăn đúng một bữa. Thức ăn thường trực của họ là muối ớt, năm khi mười họa mới dám mua hộp cơm có thịt, cá. Không thuê phòng trọ, giấc ngủ luôn trong cảnh “thiếu trước hụt sau”.
Những ngày dọc ngang qua mấy công viên, thỉnh thoảng tôi lại gặp một bà, chị ngồi ngủ gật ngay bên gánh hàng của mình. Đến chừng giật mình dậy, gương mặt của họ hãy còn phảng phất cái sự “thèm ngủ”. Vậy mà, chẳng thấy ai than vãn điều gì. Họ cứ lặng lẽ đi, về như con ong chăm chỉ. Chị Trang bảo người bán rong dù là nam hay nữ gì cũng vậy, giấc ngủ luôn luôn thiếu.
Và những hiểm nguy
“Đã nghèo còn gặp eo” là câu nói tôi hay nghe các bà, các chị rỉ tai trong những ngày theo chân họ. Nào bị cụt vốn vì khách ăn quỵt, xin đểu, nào cướp giật, móc túi, đủ cả những điều bất an. Thế nhưng, lỡ có gặp nạn cũng cắn răng chịu chứ không biết cầu cứu ai. “Đã chọn nghề này thì phải chấp nhận rủi ro”- chị Trang kết luận.
Mấy bận trước cũng thế này, tỉnh dậy thì không chỉ bánh, trái mất mà ngay cả tiền bọc trong túi cũng mất sạch”. Nói rồi, chị lại khẽ thờ dài. Chị tên Dinh, người Quảng Ngãi, 45 tuổi, tóc đã bạc và đôi mắt rất buồn. Chị bảo, hành trình buôn thúng bán bưng của mình mới đó mà đã ngót chục năm. Chị Dinh cho biết: “Mình phụ nữ chân yếu tay mềm, đi bán ban đêm nguy hiểm lắm. Có lần, một nhóm 5, 6 thanh niên tóc đỏ, tóc vàng ghé lại kêu tôi làm bánh tráng trộn. Tôi mừng quá chừng vì nghĩ mình gặp mánh, bán được nhiều. Ai dè, đang lúi húi thì một cậu đâu 20, 21 tuổi gì đó, kề dao sát cổ tôi, kêu có nhiêu tiền đưa ra, im thì sống. Vậy là, tôi có dám ú ớ câu nào đâu. Bao nhiêu vốn liếng bay hết chỉ trong vòng một phút.
Đau lắm! Tụi nhỏ bỏ đi, tôi ngồi khóc như mưa. Thấy thương mình quá!”. Ngồi gần chị Dinh, chị Nguyễn Thị Gái (người Bình Định) góp chuyện: “Làm nghề này, ngoài vất vả ra, rủi ro cũng rất nhiều. Hôm rồi, tôi ngồi bán bên công viên 23/9, có hai thanh niên tới mua cóc, xoài và bánh tráng trộn. Vừa làm xong, chưa kịp nói gì thì cả hai hè nhau giật phăng mấy gói bánh bỏ chạy. Vậy là mất tiền. Tôi đâu thể chạy theo, phần biết sức mình đuổi không kịp, phần lo, lỡ hớ ra, mấy đứa có đồng bọn đằng sau chạy tới trút luôn cái gánh thì cụt đường buôn bán chứ chẳng chơi”.
Bán hàng rong ban đêm, giá có nhỉnh hơn ban ngày 1.000- 2.000 đồng/loại hàng. Không chỉ vậy, ban đêm, khách ghé công viên chơi, ra bờ kè nhậu nhẹt nên các loại trái cây, đậu phộng, trứng cút, trứng gà bán được nhiều. Do dó, người bán hàng rong thường chấp nhận cảnh đi sớm, về khuya những mong có thêm ít tiền lời. Theo tìm hiểu của tôi, không chỉ cánh phụ nữ mà đàn ông cũng gặp phải cảnh xin đểu, trấn lột giữa đêm như thường.
Bán cá viên chiên, trứng cút chiên ngót 8 năm, anh Ngô Văn Thành (30 tuổi) không thể nhớ hết số lần mình bị ăn quỵt, xin đểu. Anh Thành kể: “Nhiều khi do đông khách, mình lơ là nên mấy tên choai choai ghé mua rồi bỏ chạy khi chưa trả tiền, nhưng phần lớn là chúng đi thành nhóm, 3- 4 tên, kề dao, kim tiêm vào cổ mình xin "chút đỉnh". Những lúc như vậy, rất khó phản ứng kịp”.
Nhật Nguyệt
No comments:
Post a Comment