Thursday, February 6, 2014

Gương trồng cây thời @...


Đảng Còm Sỹ Lề Dân (Danlambao) “... Chút thắc mắc mong được bạn đọc cả hai lề khắp bốn phương trời gở rối tơ lòng: Phải chăng bí quyết trồng cây XHCN thời @ là Bứng một gốc cây to đùng nơi này, rồi đem Trồng lại ở một nơi khác và không bao giờ quên chôn sâu hay gắn kỹ 1 tấm biển “lưu niệm” đầy đủ lý lịch trích ngang của vai chính - y trang tươm tất, giày da bóng lộn, son phấn như nhồi - loay hoay xới xới như con gì bờ ươi, tưới tưới như con gì đờ ái?”

*

Cái cây mà biết nói năng,
Quý bác tưới, xới hàm răng răng hè?

Đăng đẳng hơn 50 năm trước, ở Việt Nam nói riêng người người đều đinh ninh như đinh đóng cột câu “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” là do bác Hồ của người ta lập ngôn; thế rồi mươi năm trở lại đây - Internet bùng nổ, thiên hạ mới té ngửa ra rằng gốc danh ngôn này vốn đã xuất hiện bên Tàu từ 2.500 trước, thời Xuân Thu, và tác giả trồng ra nó là tướng quốc Quản Di Ngô, nguyên văn:

["Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc,
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhất thu bách hoạch giả, nhơn dã."

Tạm dịch:

"Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người."(1)

Ngày 28-11-1959, bác Hồ của người ta phát động phong trào “Tết trồng cây”, và ngày 11-01-1960 (Tết Canh Tý) bác Hồ của người ta trồng 1 gốc đa đầu tiên nhỏ cỡ bắp tay trong Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất); gốc đa cuối cùng Người ta trồng tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) nhằm ngày 16-02-1969 (mồng một Tết Kỷ Dậu), cách mấy tháng trước ngày Người ta đi xa, 02-09-1969. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, hiện nay (2014) riêng gốc đa trong Công viên Thống Nhất, tục gọi “cây đa bác Hồ” của người ta đã xum xuê, tán cây rợp bóng và là nơi núp lý tưởng của nhiều thế hệ Cuội kế thừa. 

“Cây đa bác Hồ” trồng năm 1960

“Cây đa bác Hồ” năm 2014

Từ đó, cương quyết duy trì mỹ tục này, mỗi mùa Tết Nguyên Đán, các lãnh tụ đảng và lãnh đạo chính quyền cấp cao nhất của người ta thường tổ chức những pha trồng cây cực kỳ ngoạn mục. Trong bài này, Đảng Còm Sỹ Lề Dân chỉ lược sơ vài hình ảnh “Tết trồng cây”, liên tục hai năm 2013 và 2014, với chút thắc mắc mong được bạn đọc cả hai lề khắp bốn phương trời gở rối tơ lòng: Phải chăng bí quyết trồng cây XHCNthời @ là Bứng một gốc cây to đùng nơi này, rồi đem Trồng lại ở một nơi khác và không bao giờ quên chôn sâu hay gắn kỹ 1 tấm biển “lưu niệm” đầy đủ lý lịch trích ngang của vai chính - y trang tươm tất, giày da bóng lộn, son phấn như nhồi - loay hoay xới xới như con gì bờ ươi, tưới tưới như con gì đờ ái?

*

Tết Quý Tỵ 2013

Bác TBT Nguyễn Phú Trọng 
(SN 1944, 69 tuổi) trồng lại cây con độ… 34 năm 6 tháng tuổi!

Bác Chủ tịch nước Trương Tấn Sang 
(SN 1949, 64 tuổi) trồng lại cây con độ… 32 năm tuổi!

Bác Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 
(SN 1949, 64 tuổi, áo trắng) trồng lại cây con độ… 32 năm tuổi!

Bác Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 
(SN 1946, 67 tuổi) trồng lại cây con độ… 33 năm 6 tháng tuổi!

Bác Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân 
(1954, 59 tuổi, mặc áo vét) trồng lại cây non độ… 29 năm 6 tháng tuổi!

Tết Giáp Ngọ 2014


Bác TBT Nguyễn Phú Trọng lại trồng cây con!


Bác Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại trồng cây con!

Bác Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan 
(SN 1951, 63 tuổi - giữa, quàng khăn đỏ) trồng lại cây con mấy tháng tuổi?

Bác Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại trồng cây con!

Bác Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa) lại trồng cây con!

Bác Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại trồng cây con!

Thành tích quá trình vận dụng sáng tạo việc 
học và làm theo gương trồng cây của bác Hồ của người ta 

- Hoan hô các bác trồng cây:
Mười cây chết chín một cây gật gù!
- Các cháu có mắt như mù,
Mười cây chết cả gật gù cây nao?
- Các bác giờ thật là "cao":
Bứng cây cổ thụ trồng vào bồn hoa!
- Các cháu đừng có điêu ngoa,
Cổ thụ mọc sẵn bồn hoa mới làm!

(Vè Bút Thép)

(Tổng hợp từ Internet)

No comments:

Post a Comment