Tuesday, February 25, 2014

Hỗ trợ cho các nhà tranh đấu trong nước như thế nào?

Anh Vũ, thông tín viên RFA 2014-02-25
000_Hkg9497764-600.jpg
Công an ngăn cản đám đông ủng hộ đòi tự do, công bằng cho LS Lê Quốc Quân bên ngoài Tòa án nhân dân Hà Nội sáng 18 tháng hai năm 2014. Ảnh minh họa.
Đa số những người tranh đấu ở trong nước thường hoạt động đơn lẻ và có tâm lý ngại liên kết với các tổ chức. Do vậy họ luôn vấp phải các hành động cản trở hoặc đàn áp của chính quyền trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để giúp họ tồn tại để tranh đấu.
Chính quyền liên tục đàn áp
Trong hoàn cảnh chính trị Việt nam với một thể chế chính trị toàn trị do một đảng chính trị duy nhất có quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, điều đó khó thể tránh khỏi các tồn tại và nhược điểm.
Sự phản ứng của các nhân vật tranh đấu dưới danh nghĩa các nhà hoạt động xã hội, các bloggers, hay dân oan… xuất hiện chống các bất công, phê phán các tồn tại của xã hội để đòi công lý là những việc làm cần thiết, nhằm từng bước điều chỉnh quyền lực nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên các việc làm này bị chính quyền cho rằng là các hành động xấu, nhằm chống phá nhà nước. Và họ luôn tìm cách cản trở và gây khó khăn cho cuộc sống của những người này. Ở mức cao hơn những người tranh đấu có thể bị ghép vào tội âm mưu lật đổ chính quyền với những bản án hết sức nặng nề.
Blogger Nguyễn Văn Thạnh một kỹ sư ở Đà nẵng, người từng khởi xướng nhiều chương trình hoạt động xã hội và có các bài viết phản biện trên mạng internet, cho chúng tôi biết hoàn cảnh cuộc sống của ông hiện tại đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ trong công việc làm ăn bị cản trở, mà cả việc cư trú của ông cũng bị chính quyền luôn gây áp lực lên các chủ nhà cho thuê để không cho ông thuê nhà. Và khi ông Thạnh đi tá túc nhờ nhà bạn bè thì bị các lực lượng công an, dân phòng gây khó dễ trong việc đăng ký tạm trú. Và ông Thạnh đã nhiều lần bị nhân viên công lực hành hung gây thương tích.
Trao đổi với chúng tôi trong lúc đang nằm điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Đà nẵng, ông Nguyễn Văn Thạnh cho biết:
“Cuộc sống của tôi hiện nay hết sức khó khăn, khó khăn ở đây không phải là vấn đề tiền bạc. Vì cuộc sống của tôi không có nhu cầu nhiều và bằng tích lũy của tôi tôi vẫn có thể sống được. Khó khăn thứ nhất là tôi bị xáo trộn người thân và gia đình, khó khăn thứ hai là thuê nhà không được và bị làm khó trong việc đăng ký tạm trú, tạm vắng. Hiện tại tôi đang bị thương tích ở mặt, ở đầu và đang nằm điều trị tại BV Đa khoa Đà nẵng ”
Khó khăn thứ nhất là tôi bị xáo trộn người thân và gia đình, khó khăn thứ hai là thuê nhà không được và bị làm khó trong việc đăng ký tạm trú, tạm vắng.
- Blogger Nguyễn Văn Thạnh 
Ông Lê Thiện Nhân là một thành viên của Hội Bầu bí tương thân, một tổ chức thiện nguyện ở Việt nam cho biết: Hội Bầu bí tương thân tuy mới ra đời được 02 tháng, nhưng Hội đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo bà con trong, ngoài nước và các tổ chức về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần. Trong vòng hơn 2 tháng qua, Hội Bầu bí tương thân đã tiến hành thăm hỏi, hỗ trợ hơn 60 trường hợp các nhà đấu tranh, các bà con dân oan thực sự gặp khó khăn trong cuộc sống.
Trao đổi với chúng tôi, từ Hà nội ông Lê Thiện Nhân nói:
“Theo quan điểm của Hội Bầu bí tương thân thì đây là một Qũy để hỗ trợ cho tù nhân lương tâm, những người dân oan đấu tranh mà bị oan khuất. Những người nào được xác định là bị oan khuất trong cuộc sống do đấu tranh đòi công lý cho bản thân thì đều được chúng tôi giúp đỡ ”
Từ Úc châu ông Phùng Mai đại diện cho Qũy Tù nhân Lương tâm, một tổ chức phi chính trị trong nhiều năm qua đã có nhiều hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân đấu tranh ở trong nước cho biết về hoạt động của tổ chức này. Theo ông Phùng Mai, Qũy Tù nhân Lương tâm của ông sẵn sàng chia sẻ về vật chất cũng như tinh thần đối với tất cả các nhà tranh đấu trong nước, mà không dừng lại chỉ ở các đối tượng là tù nhân lương tâm đang thi hành án. Trao đổi với chúng tôi, ông Phùng Mai cho rằng:
“Qũy Tù nhân Lương tâm không phải là một đảng phái chính trị, vì thế nếu chúng tôi trực tiếp hỗ trợ những người tranh đấu họ sẽ nghĩ chúng tôi đi vào con đường chính trị hóa tư tưởng của họ. Cho nên chúng tôi dành sự ủng hộ và đặt sự tin tưởng vào những nơi, những anh em trẻ ở trong nước. Và chúng tôi đã hỗ trợ cho các tổ chức trong nước không phải là một.”
Chưa có tổ chức đáng tin cậy?
Mục sư Nguyễn Trung Tôn từ Thanh hóa cho rằng lý do để một người đấu tranh dân chủ không tham gia vào một tổ chức nào là do chưa có tổ chức nào đủ sức hút để họ tin tưởng tham gia và vì họ sợ. Họ nghĩ rằng nếu tham gia vào một tổ chức cụ thể nào đó sẽ bị công an quan tâm gây khó khăn hơn cho họ, như vậy họ chọn lựa đứng một mình. Như vậy họ vô tình bị mắc lừa và đã đánh mất khả năng đấu tranh của bản thân.
Trao đổi với chúng tôi, MS. Nguyễn Trung Tôn nhận định:
“Thực ra những người đứng một mình vào thời điểm hiện này là không nên. Tốt nhất họ nên gia nhập hoặc liên kết với một tổ chức dân sự nào đó để làm việc hiệu quả hơn. Việc giúp đỡ họ bây giờ là khuyến khích họ liên kết với những anh em khác tuy nhiên nếu họ chưa muốn gia nhập trở thành thành viên chính thức thì cũng nên tạo mối quan hệ gân gũi để có thể được trang bị thêm khả năng tranh đấu và sự quan tâm lẫn nhau”
Tuy nhiên ông Phùng Mai cũng nhấn mạnh rằng việc làm của Qũy Tù Nhân Lương tâm là một việc làm tế nhị, nhằm hỗ trợ cho công việc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy công việc này không được khuếch trương rộng rãi để tránh hiểu lầm của một số người khi cho rằng: đấu tranh dân chủ vì tiền và tạo cơ hội cho chính quyền ra tay đàn áp. Trao đổi với chúng tôi, từ Úc châu ông Phùng Mai cho biết:
Trên thực tế có rất nhiều người lợi dụng đấu tranh để nhập nhèm chuyện tiền nong, rất nhiều trường hợp bị lợi dụng, những cái đó không muốn nhắc đến.
- Ông Lê Thiện Nhân thành 
“Nên hiểu công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam khó khăn vô cùng chứ họ đấu tranh không phải vì tiền. Chúng tôi chỉ góp một phần rất là bé nhỏ để giúp đỡ họ, cho nên chúng tôi không muốn nó mang một tính cách trả tiền hoặc là kêu gọi họ đi chống cộng mướn cho chúng tôi.”
Ông Lê Thiện Nhân thành viên Hội Bầu bí tương thân cũng cho biết trong các hoạt động hỗ trợ cho các người tranh đấu đôi lúc còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Đó là sự thiếu minh bạch của một số người lợi dụng việc làm này để trục lợi. Điều đó dẫn tới sự mất lòng tin đối với những người và tổ chức hảo tâm. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thiện Nhân nói:
“Trên thực tế có rất nhiều người lợi dụng đấu tranh để nhập nhèm chuyện tiền nong, rất nhiều trường hợp bị lợi dụng, những cái đó không muốn nhắc đến. Nhưng dù sao mục đích của người ủng hộ, người chia sẻ phải đến đúng được  cần được phải thực hiện để lấy lại lòng tin của mọi người”
Công cuộc vận động đấu tranh vì dân chủ cho Việt nam sẽ còn phải trải qua một thời gian tương đối dài với nhiều khó khăn. Song động lực cũng như tinh thần của những người tranh đấu luôn cần được hỗ trợ về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần của mọi tổ chức, cá nhân để giúp họ tồn tại và để tiếp tục đấu tranh.

No comments:

Post a Comment