Hàng chục ngàn người đã đi tuần hành qua đường phố thủ đô Campuchia đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức. Việc công chúng ồ ạt bày tỏ cảm tưởng trong những tháng gần đây chống lại nhà lãnh đạo lâu năm là sự kiện chưa từng xảy ra trước đây và đã quy tụ các ủng hộ viên của đảng đối lập cùng nhiều người trong hàng ngũ 400,000 công nhân ngành dệt may. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael gửi về bài tường thuật sau đây.
Trước khi dẫn đầu một cuộc tuần hành khổng lồ qua các đường phố ở Phnom Penh, thủ lãnh phe đối lập Sam Rainsy nói với đám đông ở Công viên Tự do tại trung tâm thành phố rằng đây là một ngày lịch sử và ý chí của nhân dân Campuchia sẽ thắng thế.
Ông Rainsy nói toàn thể dân chúng Campuchia tin rằng chính phủ của ông Hun Sen là bất hợp pháp. Ông nói thêm rằng thủ tướng sẽ nghe tiếng nói của họ. Ông nói mọi người muốn nhìn thấy một sự thay đổi trong giới lãnh đạo và ông kêu gọi các cuộc bầu cử mới.
Ðảng Cứu Quốc Campuchia CNRP do ông Sam Rainsy lãnh đạo đã khiến đảng cầm quyền sững sờ hồi tháng 7 khi suýt thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Kể từ khi đó phe đối lập đã tuyên bố là cuộc bầu cử bị đánh cắp.
Thọat đầu đảng đối lập đòi mở một cuộc điều tra độc lập về cuộc bầu cử.
Nhưng Thủ tướng Hun Sen - người đã nắm quyền gần 3 thập niên – bác bỏ yêu cầu đó và các cuộc đàm phán giữa hai bên mau chóng khựng lại.
55 dân biểu tân cử của phe đối lập đã không chịu nhận ghế trong Quốc hội 123 đại biểu. Họ muốn ông Hun Sen phải từ chức và tổ chức một cuộc bầu cử thứ hai vào năm tới. Ông Hun Sen cũng đã bác bỏ cả hai yêu cầu này.
Do đó trong hai tuần lễ vừa qua, phe đối lập đã tổ chức các cuộc tụ tập và tuần hành hàng ngày ở Phnom Penh, thu hút từ vài ngàn người ủng hộ, và hôm chủ nhật tuần trước, số người tham dự đã lên đến ước chừng 40.000.
Cuộc tuần hành hôm chủ nhật tuần này còn đông hơn thế. Ðếm người trong đám đông là một công việc rất khó khăn, nhưng cuộc tuần hành kỳ này rõ ràng là đông đảo hơn tuần trước nhiều. Một lần nữa, điệp khúc vẫn là ông Hun Sen phải ra đi.
Công khai bày tỏ tình cảm ở Campuchia chỉ cách đây 1 năm thôi sẽ là chuyện không ai có thể nghĩ tới, và sự kiện này chứng tỏ bối cảnh chính trị ở nước này đã biến chuyển.
Phe đối lập đã được tăng cường bởi nhiều thành phần trong xã hội: từ công nhân viên chức chán ngán với mức lượng thấp, cho đến người dân bình thường ê chề vì tham nhũng, những nhà sư Phật giáo lên tiếng chống lại các cấp cao hơn trong giáo hội dể dãi với đảng cầm quyền, và các công nhân dệt may phẫn nộ trước thông báo của chính phủ hôm thứ ba tuần trước nâng mức lương tối thiểu từ 80 đôla lên có 95 đôla một tháng.
Công nhân dệt may nói mức tăng như thế là không đủ, với tình hình giá cả thị trường cũng như tiền thuê nhà tăng nhanh. Nhiều người buộc phải làm giờ phụ trội để có đủ tiền trang trải.
Touch là một trong những người biểu tình đòi tăng mức lương tối thiểu lên tới 160 đôla. Người công nhân 35 tuổi này đã làm việc cả chục năm trong một nhà máy sản xuất quần jean cho hãng Levi-Strauss. Hai vợ chồng bà có thể gửi về nhà mỗi tháng một khoản tiền nhỏ cho cha mẹ ở làng quê để chăm sóc cho hai đứa con.
Bà này nói có hai lý do bà tham gia cuộc biểu tình. Thứ nhất là muốn tăng mức lương tối thiểu lên tới 160 đôla. Và thứ hai là muốn ông Hun Sen từ chức.
Công nghiệp dệt may của Campuchia là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu của nước này – thu về hơn 5 tỷ đôla trong năm nay, phần lớn là nhờ số hàng xuất khẩu qua Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu. Khu vực này cũng là khu vực chính thức tuyển dụng nhiều nhân công nhất, với lực lượng 400 ngàn công nhân.
Nhưng mức lương đã không theo kịp đà lạm phát và qua nhiều năm, đã xảy ra hàng trăm cuộc đình công gây thiệt hại cho công nghiệp này. Năm ngoái số ngày công bị mất vì đình công lơn tới nửa triệu; và năm nay có phần chắc sẽ lên tới 1 triệu, tính đến nay là mức tệ hại nhất trong lịch sử 20 năm.
Vì thế không có gì là lạ khi thông báo tăng lương 15 đôla đã khiến hàng chục ngàn công nhân dệt may lãn công. Ðể đáp lại, cơ quan thương mại đại diện cho các chủ nhà máy đã khuyến cáo khoảng 470 thành viên đóng cửa, viện cớ nguy cơ bạo động. Nhiều thành viên đã làm như vậy.
Mặc dầu các công đoàn trực thuộc đảng cầm quyền ủng hộ việc tăng lương, các công đoàn độc lập và những người liên hệ với phe đối lập đã phản đối. Hôm thứ sáu, những người lãnh đạo hai nhóm đã gặp các giới chức cấp cao của Bộ Lao động để thảo luận các điều kiện về lương bổng mới, trong khi 2.000công nhân phong tỏa con đường ở bên ngoài. Họ đã không đạt được một thỏa thuận và dự kiến sẽ họp lại trong ngày hôm nay.
Bà Touch tính rằng việc đạt được một thỏa thuận ở một điểm nào tất yếu sẽ xảy ra, nhưng bà cam kết là cho tới khi đó, bà và các công nhân bạn sẽ tiếp tục đình công.
Bà nói bà trông đợi chính phủ sẽ tìm ra một giải pháp cho giới công nhân, nhưng không biết sẽ phải mất bao lâu.
Phe đối lập tiếp tục gặt hái kết quả chính trị nhờ vụ tranh chấp về mức lương tối thiểu. Hồi đầu tuần trước, ông Sam Rainsy nói với các công nhân là họ nên tiếp tục đình công cho đến khi nào được trả lương 160 đôla/thán
g
Trước khi dẫn đầu một cuộc tuần hành khổng lồ qua các đường phố ở Phnom Penh, thủ lãnh phe đối lập Sam Rainsy nói với đám đông ở Công viên Tự do tại trung tâm thành phố rằng đây là một ngày lịch sử và ý chí của nhân dân Campuchia sẽ thắng thế.
Ông Rainsy nói toàn thể dân chúng Campuchia tin rằng chính phủ của ông Hun Sen là bất hợp pháp. Ông nói thêm rằng thủ tướng sẽ nghe tiếng nói của họ. Ông nói mọi người muốn nhìn thấy một sự thay đổi trong giới lãnh đạo và ông kêu gọi các cuộc bầu cử mới.
Ðảng Cứu Quốc Campuchia CNRP do ông Sam Rainsy lãnh đạo đã khiến đảng cầm quyền sững sờ hồi tháng 7 khi suýt thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Kể từ khi đó phe đối lập đã tuyên bố là cuộc bầu cử bị đánh cắp.
Thọat đầu đảng đối lập đòi mở một cuộc điều tra độc lập về cuộc bầu cử.
Nhưng Thủ tướng Hun Sen - người đã nắm quyền gần 3 thập niên – bác bỏ yêu cầu đó và các cuộc đàm phán giữa hai bên mau chóng khựng lại.
55 dân biểu tân cử của phe đối lập đã không chịu nhận ghế trong Quốc hội 123 đại biểu. Họ muốn ông Hun Sen phải từ chức và tổ chức một cuộc bầu cử thứ hai vào năm tới. Ông Hun Sen cũng đã bác bỏ cả hai yêu cầu này.
Do đó trong hai tuần lễ vừa qua, phe đối lập đã tổ chức các cuộc tụ tập và tuần hành hàng ngày ở Phnom Penh, thu hút từ vài ngàn người ủng hộ, và hôm chủ nhật tuần trước, số người tham dự đã lên đến ước chừng 40.000.
Cuộc tuần hành hôm chủ nhật tuần này còn đông hơn thế. Ðếm người trong đám đông là một công việc rất khó khăn, nhưng cuộc tuần hành kỳ này rõ ràng là đông đảo hơn tuần trước nhiều. Một lần nữa, điệp khúc vẫn là ông Hun Sen phải ra đi.
Công khai bày tỏ tình cảm ở Campuchia chỉ cách đây 1 năm thôi sẽ là chuyện không ai có thể nghĩ tới, và sự kiện này chứng tỏ bối cảnh chính trị ở nước này đã biến chuyển.
Phe đối lập đã được tăng cường bởi nhiều thành phần trong xã hội: từ công nhân viên chức chán ngán với mức lượng thấp, cho đến người dân bình thường ê chề vì tham nhũng, những nhà sư Phật giáo lên tiếng chống lại các cấp cao hơn trong giáo hội dể dãi với đảng cầm quyền, và các công nhân dệt may phẫn nộ trước thông báo của chính phủ hôm thứ ba tuần trước nâng mức lương tối thiểu từ 80 đôla lên có 95 đôla một tháng.
Công nhân dệt may nói mức tăng như thế là không đủ, với tình hình giá cả thị trường cũng như tiền thuê nhà tăng nhanh. Nhiều người buộc phải làm giờ phụ trội để có đủ tiền trang trải.
Touch là một trong những người biểu tình đòi tăng mức lương tối thiểu lên tới 160 đôla. Người công nhân 35 tuổi này đã làm việc cả chục năm trong một nhà máy sản xuất quần jean cho hãng Levi-Strauss. Hai vợ chồng bà có thể gửi về nhà mỗi tháng một khoản tiền nhỏ cho cha mẹ ở làng quê để chăm sóc cho hai đứa con.
Bà này nói có hai lý do bà tham gia cuộc biểu tình. Thứ nhất là muốn tăng mức lương tối thiểu lên tới 160 đôla. Và thứ hai là muốn ông Hun Sen từ chức.
Công nghiệp dệt may của Campuchia là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu của nước này – thu về hơn 5 tỷ đôla trong năm nay, phần lớn là nhờ số hàng xuất khẩu qua Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu. Khu vực này cũng là khu vực chính thức tuyển dụng nhiều nhân công nhất, với lực lượng 400 ngàn công nhân.
Nhưng mức lương đã không theo kịp đà lạm phát và qua nhiều năm, đã xảy ra hàng trăm cuộc đình công gây thiệt hại cho công nghiệp này. Năm ngoái số ngày công bị mất vì đình công lơn tới nửa triệu; và năm nay có phần chắc sẽ lên tới 1 triệu, tính đến nay là mức tệ hại nhất trong lịch sử 20 năm.
Vì thế không có gì là lạ khi thông báo tăng lương 15 đôla đã khiến hàng chục ngàn công nhân dệt may lãn công. Ðể đáp lại, cơ quan thương mại đại diện cho các chủ nhà máy đã khuyến cáo khoảng 470 thành viên đóng cửa, viện cớ nguy cơ bạo động. Nhiều thành viên đã làm như vậy.
Mặc dầu các công đoàn trực thuộc đảng cầm quyền ủng hộ việc tăng lương, các công đoàn độc lập và những người liên hệ với phe đối lập đã phản đối. Hôm thứ sáu, những người lãnh đạo hai nhóm đã gặp các giới chức cấp cao của Bộ Lao động để thảo luận các điều kiện về lương bổng mới, trong khi 2.000công nhân phong tỏa con đường ở bên ngoài. Họ đã không đạt được một thỏa thuận và dự kiến sẽ họp lại trong ngày hôm nay.
Bà Touch tính rằng việc đạt được một thỏa thuận ở một điểm nào tất yếu sẽ xảy ra, nhưng bà cam kết là cho tới khi đó, bà và các công nhân bạn sẽ tiếp tục đình công.
Bà nói bà trông đợi chính phủ sẽ tìm ra một giải pháp cho giới công nhân, nhưng không biết sẽ phải mất bao lâu.
Phe đối lập tiếp tục gặt hái kết quả chính trị nhờ vụ tranh chấp về mức lương tối thiểu. Hồi đầu tuần trước, ông Sam Rainsy nói với các công nhân là họ nên tiếp tục đình công cho đến khi nào được trả lương 160 đôla/thán
g
No comments:
Post a Comment