Tim kiếm máy bay Malaysia mất tich. Ảnh chụp trên biển Andaman, ngày 15/03/2014.-Reuters
Sau gần 10 ngày mất tích, giới điều tra vẫn chưa xác định
được vị trí của chiếc máy bay Malaysia. Cảnh sát Malaysia cho biết một
kỹ sư không lưu có mặt trong số hơn 200 hành khách của chuyến bay nối
liền Kuala Lumpur với Bắc Kinh. Tuy nhiên mọi chú ý đang tập trung về cơ
trưởng và phi công phụ. Pháp điều chuyên gia đến Kuala Lumpur. 26 nước
tham gia việc tìm kiếm tại hai khu vực được khoanh vùng ở phía bắc và
phía nam Ấn Độ Dương.
Từ thủ đô Malaysia, đặc phái viên RFI Carrie Nooten gửi về bài tường trình :
« 26 quốc gia tham dự vào công cuộc tìm kiếm. Mọi công tác được tập trung ở hai địa điểm đã được Malaysia khoanh vùng. Kuala Lumpur yêu cầu tất cả 26 quốc gia cung cấp thông tin thu thập được từ vệ tinh và radar. Chuyên gia Pháp, Jean Paul Troadec nguyên là giám đốc Cơ quan Điều tra và phân tích về an toàn của ngành hàng không dân sự (BEA) vừa được điều tới Malaysia để phân tích những dữ liệu thu thập được tới nay. Theo ông, khác biệt rất lớn giữa vụ máy bay Malaysia mất tích lần này với tai nạn máy bay của hãng hàng không Pháp AF447 lâm nạn năm 2009 đó là chiếc máy bay nối liên Rio với Paris của hãng Air France đã được định vị. Lần này, máy bay Malaysia hoàn toàn bặt vô âm tín.
Chuyên gia Pháp lưu ý : hình ảnh chụp từ vệ tinh tương đối mờ và không chính xác, nhưng nếu như radar quân sự của Malaysia đã phát hiện được chiếc Boeing 777 thì đó phải là những hình ảnh khá chính xác. Dù vậy ông Troadec cho rằng, ngày nào mà các nhà điều tra còn chưa biết rõ là máy bay rơi ở đâu hay hiện đang ở khu vực nào thì tìm kiếm trên biển hay ở dưới lòng đại dương đều hoài công.
Vào hôm nay chính quyền Malaysia vừa quyết định tiếp tục tìm kiếm máy bay ở ngoài khơi Biển Đông và Ấn Độ Dương. Dường như kể từ đầu, Kuala Lumpur đã đưa ra nhiều quyết định không hợp lý » !
Họp báo sáng nay 17/03/2014, chủ tịch tổng giám đốc hãng hàng không Malaysia Airlines chính thức thông báo phi công phụ trên chuyến bay MH370, Fariq Abdul Hamid, là người đã nói câu « Chúc ngủ ngon ». Đây là câu nói cuối cùng phát đi từ buồng lái chiếc máy bay mất tích. Câu nói này được phát đi 12 phút sau khi hệ thống ACARS phát liên lạc với các đài kiểm soát không lưu dưới mặt đất của máy bay « cố tình bị vô hiệu hóa ».
Riêng về câu hỏi then chốt đó là ai đang làm chủ tình hình chiếc Boeing 777 của Malaysia khi máy bay biến mất khỏi màn hình rada hôm 08/03/2014. Câu hỏi này vẫn chưa có giải đáp.
« 26 quốc gia tham dự vào công cuộc tìm kiếm. Mọi công tác được tập trung ở hai địa điểm đã được Malaysia khoanh vùng. Kuala Lumpur yêu cầu tất cả 26 quốc gia cung cấp thông tin thu thập được từ vệ tinh và radar. Chuyên gia Pháp, Jean Paul Troadec nguyên là giám đốc Cơ quan Điều tra và phân tích về an toàn của ngành hàng không dân sự (BEA) vừa được điều tới Malaysia để phân tích những dữ liệu thu thập được tới nay. Theo ông, khác biệt rất lớn giữa vụ máy bay Malaysia mất tích lần này với tai nạn máy bay của hãng hàng không Pháp AF447 lâm nạn năm 2009 đó là chiếc máy bay nối liên Rio với Paris của hãng Air France đã được định vị. Lần này, máy bay Malaysia hoàn toàn bặt vô âm tín.
Chuyên gia Pháp lưu ý : hình ảnh chụp từ vệ tinh tương đối mờ và không chính xác, nhưng nếu như radar quân sự của Malaysia đã phát hiện được chiếc Boeing 777 thì đó phải là những hình ảnh khá chính xác. Dù vậy ông Troadec cho rằng, ngày nào mà các nhà điều tra còn chưa biết rõ là máy bay rơi ở đâu hay hiện đang ở khu vực nào thì tìm kiếm trên biển hay ở dưới lòng đại dương đều hoài công.
Vào hôm nay chính quyền Malaysia vừa quyết định tiếp tục tìm kiếm máy bay ở ngoài khơi Biển Đông và Ấn Độ Dương. Dường như kể từ đầu, Kuala Lumpur đã đưa ra nhiều quyết định không hợp lý » !
Họp báo sáng nay 17/03/2014, chủ tịch tổng giám đốc hãng hàng không Malaysia Airlines chính thức thông báo phi công phụ trên chuyến bay MH370, Fariq Abdul Hamid, là người đã nói câu « Chúc ngủ ngon ». Đây là câu nói cuối cùng phát đi từ buồng lái chiếc máy bay mất tích. Câu nói này được phát đi 12 phút sau khi hệ thống ACARS phát liên lạc với các đài kiểm soát không lưu dưới mặt đất của máy bay « cố tình bị vô hiệu hóa ».
Riêng về câu hỏi then chốt đó là ai đang làm chủ tình hình chiếc Boeing 777 của Malaysia khi máy bay biến mất khỏi màn hình rada hôm 08/03/2014. Câu hỏi này vẫn chưa có giải đáp.
No comments:
Post a Comment