Thứ Hai, ngày 10/02/2014, 21:19 PM (GMT+7)
Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh cho trẻ.
Không thích nghi “kịp” thời tiết nóng sang lạnh
Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết thay đổi thất thường, số trẻ em nhập viện cũng đông hơn những ngày trước đó.
Chị Hải Yến ở quận Hoàng Mai đưa con trai 6 tháng tuổi đến Khoa Nhi, Bệnh Viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, co giật, thở khò khè. Chị Yến cho biết, hôm trước trời nắng nóng, cháu ra mồ hôi nhiều, gia đình không kịp lau nên ngấm vào và nhiễm bệnh.
Một trường hợp khác, chị Mai ở Đống Đa, Hà Nội cũng đưa con gái 15 tháng tuổi vào bệnh viện trong tình trạng tiêu chảy, nôn ói kèm theo sốt nhẹ và tiêu chảy. Chị Mai cho biết, mỗi lần ăn xong tự nhiên cháu nôn trớ, sờ bụng thấy căng cứng, đầy bụng, đi cầu phân sống. Sau gần 1 tuần, thấy bệnh của con có biểu hiện nặng hơn chị hốt hoảng đưa con đi viện. Bác sĩ kết luận, cháu bé bị tiêu chảy rất nặng.
Thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị viêm đường hô hấp
Trao đổi với chúng tôi, PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ hôm qua (9/2), bệnh nhi nhập viện do thay đổi thời tiết tăng 10% so với thời điểm trước đó. Bệnh nhi nhập viện chủ yếu là viêm đường hô hấp cấp, viêm phế quản, viêm phổi nặng, một số cháu sốt cao, sốt virus co giật hoặc biến chứng viêm màng não.
Bác sĩ Dũng cho biết, do sức đề kháng của trẻ non yếu nên các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công trẻ,
Viêm đường hô hấp dễ biến chứng
Theo BS Dũng, bệnh viêm đường hô hấp do virus rất nguy hiểm, dễ gây biến chứng, không được điều trị kịp thời có thể để lại những biết chứng ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến các bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.
BS Dũng cho biết, thời tiết thay đổi cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Các biểu hiện thường gặp là trẻ đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi cầu phân sống, tiêu chảy, táo bón. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường do chế độ ăn không phù hợp, mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc trẻ vô tình ăn phải thức ăn bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu.
Theo bác sĩ Dũng, việc phòng bệnh cho bé cũng là một điều hết sức quan trọng.
Khi trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu và lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý phòng bệnh tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé sử dụng khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ. Việc nên làm là cha mẹ hãy đưa bé tới các cở sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị cho bé để tránh được những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Theo bác sĩ Dũng, việc phòng bệnh cho bé cũng là một điều hết sức quan trọng. Cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm, thật hợp lý.
“Cha mẹ cũng nên chú ý tới giấc ngủ của bé, một giấc ngủ sâu sẽ khiến bé khỏe mạnh hơn, sức đề kháng được cải thiện”, BS Dũng lưu ý.
PGS-TS-BS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, các bậc phụ huynh, nếu thấy trẻ bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc thở nhanh, thấy rõ 2 cánh mũi phập phồng thì cần đưa đi khám sớm. Thậm chí, kể cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, không nhanh nhẹn như mọi ngày cũng có thể là dấu hiệu của bệnh.
Với trẻ bị sốt virus thông thường, có thể chăm tại nhà sau khi có hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu trẻ sốt, phụ huynh nên chườm khăn ấm vào trán, cổ, bẹn cho con, cho bé mặc thoáng mát, tuyệt đối lưu ý khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, quạt vào khoảng thời gian này. Nếu trẻ sốt, phụ huynh nên chườm khăn ấm vào trán, cổ, bẹn cho con, cho bé mặc thoáng mát, tuyệt đối lưu ý khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, quạt vào khoảng thời gian này.
Diệu Thu
No comments:
Post a Comment