Friday, May 2, 2014

Người Mỹ không muốn dùng hàng Việt ? !



Published on May 2, 2014   ·   No Comments
detmay
Hàng hiệu cao cấp gia công tại Việt Nam xuất sang Mỹ
Các mặt hàng tương tự, thậm chí cùng một thương hiệu, nhập khẩu vào Mỹ giá luôn thấp hơn từ 1/5 đến thậm chí 1/2 lần.
Chịu đắt để mua đồ sản xuất tại Mỹ
Ngành sản xuất Mỹ đã mất khoảng 6 triệu việc làm trong một thập kỷ kể từ năm 2000 khi hàng chục nước, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam… vào WTO và sản xuất hàng gia công cho Mỹ, theo thống kê của cơ quan Dữ liệu lao động Mỹ.
Năm 2011, chương trình thời sự của đài ABC (Mỹ) đã có một series mang tên “Made in America” truy tìm nguồn gốc thực sự của những hàng hoá đang được dán nhãn sản xuất 100% tại Mỹ, khi rất nhiều trong số đó sản xuất từ Trung Quốc, Mexico, Bangladesh, Haiti hay Việt Nam… và tạo ra một danh sách những hàng hoá người Mỹ yêu thích và kêu gọi tinh thần yêu nước của người Mỹ trong tiêu dùng hàng nội.
Một cuộc khảo sát với quy mô lớn về thói quen tiêu dùng của người Mỹ được công bố vào năm 2013 của trung tâm Nghiên cứu các báo cáo về người tiêu dùng của Mỹ, cho thấy 78% người Mỹ muốn mua sản phẩm 100% sản xuất tại Mỹ hơn.
Trong đó 80% cho rằng tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại Mỹ giúp tạo ra việc làm và giúp nền sản xuất Mỹ giữ được sức mạnh của nó – vốn đã từng là nơi cung cấp tới 40% hàng hoá cho toàn thế giới vào những năm 1950 sau Thế chiến 2.
60% nói rằng họ không muốn sử dụng hàng nhập từ các thị trường giá rẻ do liên quan tới lạm dụng lao động trẻ em, lao động giá rẻ, chất lượng thấp.
Họ sẵn sàng mua sản phẩm quần áo, linh kiện… sản xuất tại Mỹ dù giá có cao hơn 10% so với hàng nhập khẩu. Nhưng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quan điểm của người tiêu dùng Mỹ về vấn đề tiêu dùng hàng nhập khẩu, vẫn là chuyện công ăn việc làm cho người Mỹ.
Tẩy chay hàng Trung Quốc
Trong vòng một tháng, 17 trên tổng số 28 sản phẩm bị Uỷ ban An toàn sản phẩm Tiêu dùng Mỹ thu hồi có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có những thực phẩm chứa chất gây ung thư cho người lớn, đồ chơi nguy hiểm cho trẻ em và thậm chí thức ăn cho thú cưng cũng bị nhiễm độc. WND còn vạch trần một đường dây Trung Quốc chuyên cung cấp bằng lái xe và ID giả mạo cho người Mỹ.
Từ nhiều năm nay, các công ty Trung Quốc bán được số hàng hóa tại Hoa Kỳ cao nhiều hơn so với số hàng hóa mà các công ty Mỹ bán được tại Trung Quốc. Mức thâm hụt mậu dịch này lên tới 318 tỉ vào năm 2013.
Thế nhưng, bà Rosemary Coates thuộc công ty cố vấn Bluesilk, người từng giúp các công ty Mỹ gia công ra nước ngoài, nói bà đã chứng kiến một số thay đổi: “Thực ra, giá giày dép có thể tăng, nếu chúng được sản xuất tại Hoa Kỳ, sử dụng các vật liệu Mỹ, nhưng chúng tôi dự kiến trong phần lớn trường hợp sẽ có thể điều chỉnh để giá cả chỉ xê dịch trong vòng từ 10% tới 15% so với giá quốc tế. Cho nên với tư cách là người tiêu dùng Mỹ, quý vị phải quyết định liệu mình có muốn trả giá cao hơn từ 10% tới 15% để mua một sản phẩm sản xuất ngay tại nước Mỹ, hay không”.
Các công ty lớn của Mỹ như Apple sản xuất tại Trung Quốc, nhưng bán sản phẩm tại Hoa Kỳ. Các công ty như GE, Dell và các công ty khác cũng thế. Tại Washington, giữa lúc tỷ lệ thất nghiệp lên tới mức 6,7%, vấn đề sản xuất và công ăn việc làm đã trở thành một vấn đề chính trị.
Thị trường Việt cũng lao đao
Hàng sản xuất tại Mỹ chiếm khoảng 3/4 lượng hàng hoá nước này tiêu thụ, số còn lại là hàng từ nhiều quốc gia khác ở châu Á, Mỹ, Phi… nơi nhân công đông và giá rẻ.
Trong số đó, Việt Nam nổi lên như một thị trường nhập khẩu vào Mỹ nổi bật trong khoảng năm năm qua, kể từ năm 2010 khi xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ vượt quá 10 tỉ USD.
Hàng xuất sang Mỹ chủ yếu là dệt may, điện thoại và linh kiện, các mặt hàng nông sản như càphê, gỗ, thuỷ sản…
Trước khi gia nhập WTO năm 2007, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường gia công lớn nhất cho Mỹ và con số xuất siêu có thể không dừng ở mức mười mấy tỉ.
Bên cạnh đó, giá thuê đất ở khu công nghiệp, giá nhiên liệu phục vụ sản xuất, lượng nhân công dồi dào, trẻ và trình độ ngày càng cao… của Việt Nam, cùng bối cảnh chính trị tương đối ổn định cũng là những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng như Mỹ chọn Việt Nam như một thị trường để đầu tư, gia công sản xuất và xuất sang các thị trường Âu, Mỹ…
So với hàng hoá sản xuất tại Mỹ, các mặt hàng tương tự, thậm chí cùng một thương hiệu, nhập khẩu vào Mỹ giá luôn thấp hơn từ 1/5 đến thậm chí 1/2 lần.
Tại hội nghị tham tán Thương mại diễn ra ở TP.HCM ngày 25/12, ông Đào Trần Nhân, tham tán Công sứ Hoa Kỳ cho biết 11 tháng đầu năm 2013 VN đang xuất siêu qua thị trường Hoa Kỳ hơn 20 tỷ USD với các mặt hàng chủ yếu là giày dép, thủy hải sản, quần áo.
Tuy nhiên, vị tham tán Hoa Kỳ cũng đưa ra cảnh báo xuất khẩu sang thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn thời gian tới.
THEO ĐẤT VIỆT


No comments:

Post a Comment