Le Monde nhận thấy ngay từ trước vòng công du châu Á của Tổng thống Obama đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines lần này, dư luận quốc tế đã dấy lên tranh luận về tính khả thi của chủ trương tái cân bằng chính sách Mỹ đối với châu Á, một khu vực đầy tiềm năng phát triển. Đến lúc này khi chuyến công du của Tổng thống Mỹ đã kết thúc, giới quan sát nhận thấy quyết tâm của Washington muốn tăng cường sự hiện diện ở châu Á thì không có gì phải nghi ngờ, nhưng những trở ngại để đạt được mục đích đó giờ cũng càng thấy rõ hơn.
Theo tờ báo, vấn đề luôn đặt ra cho Hoa Kỳ đó là làm sao dung hoà được giữa việc tái cân bằng chiến lược Hoa Kỳ ở châu Á với việc thiết lập một quan hệ « đối tác siêu cường » mà cả Mỹ và Trung Quốc đều mong muốn, và với việc tăng cường các mối liên minh quân sự trong vùng, điều sẽ khiến Bắc Kinh rất khó chịu và trong khi bản thân các đồng minh Nhật-Hàn cũng đang lủng củng vì những bất đồng trong quá khức cũng như hiện tại ?
Tại khu vực Đông Bắc Á này, những lời kêu gọi đối thoại của Tổng thống Obama không được lắng nghe nhiều dù ông đã cố gắng dùng những lời lẽ xoa dịu bên này hay bên kia sao cho cân bằng.
Le Monde ghi nhận, chỉ có điểm đến cuối cùng Philippines đánh dấu được sự tiến bộ có ý nghĩa nhất trong chuyến công du châu Á của ông Obama. Đó là việc ký hiệp định quốc phòng kéo dài 10 năm có thể triển hạn. Thoả thuận này cho phép Mỹ có thể đưa quân và trang thiết bị quân sự đến tập trung tạm thời tại Philippines, nơi mà trước năm 1992 Mỹ vẫn còn các căn cứ không quân và hải quân.
Hiệp định này, cùng với những lời khẳng định sự hỗ trợ với quần đảo Philippines đang có các tranh chấp với Bắc Kinh về biển đảo là một bằng chứng cụ thể của chiến lược « tái cân bằng » tại châu Á của Mỹ. Tuy nhiên Tổng thống Obama vẫn giữ ý khi tuyên bố trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Bengnino Aquino rằng : « Mục đích của chúng tôi không nhằm chống lại Trung Quốc cũng không phải để kiềm chế Trung Quốc » và « chúng tôi ủng hộ sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Thái Bình Dương ». Nhưng ông Obama cũng xa xôi gửi đến Bắc Kinh một thông điệp : « Trên khía cạnh luật pháp quốc tế, chúng tôi không nghĩ rằng hành động cưỡng bức hay đe doạ lại là cách giải quyết xung đột ».
Le Monde nhận thấy, không như với trường hợp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà ông Obama khẳng định nằm trong phạm vi bảo vệ của hiệp ước an ninh Nhật –Mỹ, trong các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với nhiều nước khác trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài loan và Brunei, Hoa Kỳ không bao giờ đưa ra quan điểm về chủ quyền lãnh thổ mà chỉ nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo đảm quyền « tự do lưu thông hàng hải ».
Dù sao thì tất cả những gì ông Obama thể hiện qua chuyến đi châu Á lần này đều được Bắc Kinh ghi nhận Washington đang gia tăng chính sách kiềm chế Trung Quốc.
Le Monde còn ghi nhận thấy điểm không thành công của chuyến đi là Tổng thống Obama đã không hàn gắn được quan hệ của các đồng minh Nhật-Hàn bị rạn nứt bởi những bất đồng do lịch sử để lại. Những phát biểu của tổng thống Mỹ về hồ sơ « phụ nữa giải sầu » tại Hàn Quốc khiến chính quyền của ông Shinzo Abe không hài lòng.
Với Tokyo, chính trị và các vấn đề an ninh phải tách ra khỏi lịch sử. Đây là điều mà các nước láng giềng của Nhật hay ngay cả đồng minh Mỹ cũng không đồng ý.
Pháp : Lo ngại mất dần một biểu tượng công nghiệp
Trang nhất của Le Monde dành toàn bộ cho tình hình nội tình nước Pháp với các chủ đề đang gây tranh cãi nhiều, đó là vụ tập đoàn công nghiệp hàng đầu chuyên chế tạo xe lửa và động cơ phát điện hạng nặng của Pháp Alstom phải bán đi một phần công ty cho tập đoàn Mỹ General Motor với giá trên 12 tỷ euro nhằm cứu vãn tương lai của tập đoàn.
Alstom là một trong những tập đoàn có truyền thống lâu đời và là một biểu tượng tinh hoa của ngành công nghiệp nặng Pháp, bởi vậy mà khi chủ nhân tập đoàn này thông báo phải bán đi một phần không nhỏ tài sản cho nước ngoài đã khiến dư luận chính giới Pháp không khỏi lo ngại một ngày nào đó biểu tượng của nền công nghiệp Pháp sẽ không còn nữa.
Chủ tịch tổng giám đốc của tập đoàn ông Patrick Kron đã dành cho Le Monde bài phỏng vấn dài để biện hộ cho quyết định bán một phần Alstom và lý giải tại sao lại chọn nhà khổng lồ Mỹ General Motor chứ không phải là tập đoàn Đức Siemens. Trong bài phỏng vấn ông Patrick Kron khẳng định quyết định bán tài sản này là vì tương lai lâu dài của tập đoàn vốn từ hàng chục năm qua phải chống chọi với những khó khăn về tài chính và tập đoàn đã phải xoá đi gần một nửa số lao động.
Cuba lo ngại chế độ Chavez để lại sụp đổ
Một thời sự khác cũng được Le Monde chú ý đó là cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tại Venezuela đang làm lung lay chế độ hậu Chavez ở đất nước Trung Mỹ này. Tuy nhiên, Le Monde nhìn vào cuộc khủng hoảng từ Cuba qua mối quan ngại của nước đồng minh thất thiết nhất với Venezuela.
Tờ báo nhận thấy « Cuba đang muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Venezuela ». Những khó khăn của chính quyền Caracas hiện nay đang thúc đẩy La Habana tìm cách đa dạng hoá quan hệ với các đối tác.
Theo đặc phái viên của Le Monde tại La Habana, khi làn sóng phản kháng chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro lên cao trào ở Venezuela, các lãnh đạo Cuba cũng cảm thấy choáng váng và hoang mang không kém người trong cuộc.
Mặc dù người dân Cuba thì vẫn được theo dõi diễn tiến của cuộc khủng hoảng chính trị gần như trực tiếp qua đài truyền hình Telesur (Kênh truyền hình thân cận của chế độ Caracas), thế nhưng báo chí chính thức của Cuba vẫn hạn chế tối đa đề cập đến tình hình tại đất nước « anh em ».
Lý do là bởi vì, theo Le Monde, sự chấm dứt chế độ theo Chavez sẽ là một tai hoạ đối với chính quyền cộng sản duy trì từ 55 năm qua trên hòn đảo Cuba.
Ngoài tác động về mặt chính trị từ sự sụp đổ có thể xảy ra của chế độ Caracas, nền kinh tế của Cuba cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi sự lệ thuộc nặng nề vào nguồn dầu mỏ của Venezuela (Caracas cung cấp mỗi ngày cho Cuba 80 nghìn thùng dầu) và nhất là nguồn năng lượng ưu đãi này lại được đổi bằng hàng chục ngàn chuyên gia hợp tác của Cuba đến làm việc tại Venezuela, chủ yếu trong lĩnh vực y tế. Xin lưu ý là việc đổi công này với Venezuela chiếm tỷ trọng 20% GDP của Cuba.
Nguy cơ chế độ do Hugo Chavez lập lên ở Caracas có thể sụp đổ đã nhắc lại cho chính quyền Cuba về những kỷ niệm buồn về Liên Xô sụp đổ và các nước trong phe cộng sản tan vỡ. Sự kiện diễn ra trong thập niên 1990 đó đã đẩy nền kinh tế Cuba rơi vào tình trạng xơ xác cho đến tận bây giờ. Nền kinh tế Cuba hầu như không còn sức sản xuất để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân. Chính phủ của Raul Castro không hề muốn kịch bản tan rã như vậy sẽ lặp lại với trường hợp Venezuela. Vì thế mà Cuba ủng hộ tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hết sức có thể, đồng thời La Habana cũng tính đến chuyện lên kế hoạch B để đối phó với những hậu quả trong trường hợp chế độ Caracas thay đổi.
Bên cạnh với việc cân bằng lại các quan hệ quốc tế để tìm kiếm đối tác đầu tư đa dạng hơn, trước mắt là các nước lân cận trong vùng, chính quyền Cuba đang đứng trước đòi hỏi cấp bách là phải đẩy mạnh tốc độ cải cách kinh tế. Nhiều chuyển biến bên trong nước theo hướng này đã được ghi nhận, điển hình là một bộ luật đầu tư nước ngoài vừa được thông qua. Tuy nhiên những bước đi cải cách của chính quyền Cuba vẫn còn rất rón rén và thận trọng.
Theo tờ báo, vấn đề luôn đặt ra cho Hoa Kỳ đó là làm sao dung hoà được giữa việc tái cân bằng chiến lược Hoa Kỳ ở châu Á với việc thiết lập một quan hệ « đối tác siêu cường » mà cả Mỹ và Trung Quốc đều mong muốn, và với việc tăng cường các mối liên minh quân sự trong vùng, điều sẽ khiến Bắc Kinh rất khó chịu và trong khi bản thân các đồng minh Nhật-Hàn cũng đang lủng củng vì những bất đồng trong quá khức cũng như hiện tại ?
Tại khu vực Đông Bắc Á này, những lời kêu gọi đối thoại của Tổng thống Obama không được lắng nghe nhiều dù ông đã cố gắng dùng những lời lẽ xoa dịu bên này hay bên kia sao cho cân bằng.
Le Monde ghi nhận, chỉ có điểm đến cuối cùng Philippines đánh dấu được sự tiến bộ có ý nghĩa nhất trong chuyến công du châu Á của ông Obama. Đó là việc ký hiệp định quốc phòng kéo dài 10 năm có thể triển hạn. Thoả thuận này cho phép Mỹ có thể đưa quân và trang thiết bị quân sự đến tập trung tạm thời tại Philippines, nơi mà trước năm 1992 Mỹ vẫn còn các căn cứ không quân và hải quân.
Hiệp định này, cùng với những lời khẳng định sự hỗ trợ với quần đảo Philippines đang có các tranh chấp với Bắc Kinh về biển đảo là một bằng chứng cụ thể của chiến lược « tái cân bằng » tại châu Á của Mỹ. Tuy nhiên Tổng thống Obama vẫn giữ ý khi tuyên bố trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Bengnino Aquino rằng : « Mục đích của chúng tôi không nhằm chống lại Trung Quốc cũng không phải để kiềm chế Trung Quốc » và « chúng tôi ủng hộ sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Thái Bình Dương ». Nhưng ông Obama cũng xa xôi gửi đến Bắc Kinh một thông điệp : « Trên khía cạnh luật pháp quốc tế, chúng tôi không nghĩ rằng hành động cưỡng bức hay đe doạ lại là cách giải quyết xung đột ».
Le Monde nhận thấy, không như với trường hợp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà ông Obama khẳng định nằm trong phạm vi bảo vệ của hiệp ước an ninh Nhật –Mỹ, trong các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với nhiều nước khác trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài loan và Brunei, Hoa Kỳ không bao giờ đưa ra quan điểm về chủ quyền lãnh thổ mà chỉ nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo đảm quyền « tự do lưu thông hàng hải ».
Dù sao thì tất cả những gì ông Obama thể hiện qua chuyến đi châu Á lần này đều được Bắc Kinh ghi nhận Washington đang gia tăng chính sách kiềm chế Trung Quốc.
Le Monde còn ghi nhận thấy điểm không thành công của chuyến đi là Tổng thống Obama đã không hàn gắn được quan hệ của các đồng minh Nhật-Hàn bị rạn nứt bởi những bất đồng do lịch sử để lại. Những phát biểu của tổng thống Mỹ về hồ sơ « phụ nữa giải sầu » tại Hàn Quốc khiến chính quyền của ông Shinzo Abe không hài lòng.
Với Tokyo, chính trị và các vấn đề an ninh phải tách ra khỏi lịch sử. Đây là điều mà các nước láng giềng của Nhật hay ngay cả đồng minh Mỹ cũng không đồng ý.
Pháp : Lo ngại mất dần một biểu tượng công nghiệp
Trang nhất của Le Monde dành toàn bộ cho tình hình nội tình nước Pháp với các chủ đề đang gây tranh cãi nhiều, đó là vụ tập đoàn công nghiệp hàng đầu chuyên chế tạo xe lửa và động cơ phát điện hạng nặng của Pháp Alstom phải bán đi một phần công ty cho tập đoàn Mỹ General Motor với giá trên 12 tỷ euro nhằm cứu vãn tương lai của tập đoàn.
Alstom là một trong những tập đoàn có truyền thống lâu đời và là một biểu tượng tinh hoa của ngành công nghiệp nặng Pháp, bởi vậy mà khi chủ nhân tập đoàn này thông báo phải bán đi một phần không nhỏ tài sản cho nước ngoài đã khiến dư luận chính giới Pháp không khỏi lo ngại một ngày nào đó biểu tượng của nền công nghiệp Pháp sẽ không còn nữa.
Chủ tịch tổng giám đốc của tập đoàn ông Patrick Kron đã dành cho Le Monde bài phỏng vấn dài để biện hộ cho quyết định bán một phần Alstom và lý giải tại sao lại chọn nhà khổng lồ Mỹ General Motor chứ không phải là tập đoàn Đức Siemens. Trong bài phỏng vấn ông Patrick Kron khẳng định quyết định bán tài sản này là vì tương lai lâu dài của tập đoàn vốn từ hàng chục năm qua phải chống chọi với những khó khăn về tài chính và tập đoàn đã phải xoá đi gần một nửa số lao động.
Cuba lo ngại chế độ Chavez để lại sụp đổ
Một thời sự khác cũng được Le Monde chú ý đó là cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tại Venezuela đang làm lung lay chế độ hậu Chavez ở đất nước Trung Mỹ này. Tuy nhiên, Le Monde nhìn vào cuộc khủng hoảng từ Cuba qua mối quan ngại của nước đồng minh thất thiết nhất với Venezuela.
Tờ báo nhận thấy « Cuba đang muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Venezuela ». Những khó khăn của chính quyền Caracas hiện nay đang thúc đẩy La Habana tìm cách đa dạng hoá quan hệ với các đối tác.
Theo đặc phái viên của Le Monde tại La Habana, khi làn sóng phản kháng chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro lên cao trào ở Venezuela, các lãnh đạo Cuba cũng cảm thấy choáng váng và hoang mang không kém người trong cuộc.
Mặc dù người dân Cuba thì vẫn được theo dõi diễn tiến của cuộc khủng hoảng chính trị gần như trực tiếp qua đài truyền hình Telesur (Kênh truyền hình thân cận của chế độ Caracas), thế nhưng báo chí chính thức của Cuba vẫn hạn chế tối đa đề cập đến tình hình tại đất nước « anh em ».
Lý do là bởi vì, theo Le Monde, sự chấm dứt chế độ theo Chavez sẽ là một tai hoạ đối với chính quyền cộng sản duy trì từ 55 năm qua trên hòn đảo Cuba.
Ngoài tác động về mặt chính trị từ sự sụp đổ có thể xảy ra của chế độ Caracas, nền kinh tế của Cuba cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi sự lệ thuộc nặng nề vào nguồn dầu mỏ của Venezuela (Caracas cung cấp mỗi ngày cho Cuba 80 nghìn thùng dầu) và nhất là nguồn năng lượng ưu đãi này lại được đổi bằng hàng chục ngàn chuyên gia hợp tác của Cuba đến làm việc tại Venezuela, chủ yếu trong lĩnh vực y tế. Xin lưu ý là việc đổi công này với Venezuela chiếm tỷ trọng 20% GDP của Cuba.
Nguy cơ chế độ do Hugo Chavez lập lên ở Caracas có thể sụp đổ đã nhắc lại cho chính quyền Cuba về những kỷ niệm buồn về Liên Xô sụp đổ và các nước trong phe cộng sản tan vỡ. Sự kiện diễn ra trong thập niên 1990 đó đã đẩy nền kinh tế Cuba rơi vào tình trạng xơ xác cho đến tận bây giờ. Nền kinh tế Cuba hầu như không còn sức sản xuất để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân. Chính phủ của Raul Castro không hề muốn kịch bản tan rã như vậy sẽ lặp lại với trường hợp Venezuela. Vì thế mà Cuba ủng hộ tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hết sức có thể, đồng thời La Habana cũng tính đến chuyện lên kế hoạch B để đối phó với những hậu quả trong trường hợp chế độ Caracas thay đổi.
Bên cạnh với việc cân bằng lại các quan hệ quốc tế để tìm kiếm đối tác đầu tư đa dạng hơn, trước mắt là các nước lân cận trong vùng, chính quyền Cuba đang đứng trước đòi hỏi cấp bách là phải đẩy mạnh tốc độ cải cách kinh tế. Nhiều chuyển biến bên trong nước theo hướng này đã được ghi nhận, điển hình là một bộ luật đầu tư nước ngoài vừa được thông qua. Tuy nhiên những bước đi cải cách của chính quyền Cuba vẫn còn rất rón rén và thận trọng.
No comments:
Post a Comment