Wednesday, March 12, 2014

Trung Quốc thừa cơ hội hay tạo cơ hội để cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam?

Thứ ba, 11/03/2014, 13:15 (GMT+7)
(Biển Đảo) - Khi sự việc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia mất tích bí ẩn, một phụ nữ Trung Quốc bức xúc: “Chúng tôi hy vọng chính phủ Trung Quốc gửi đội tìm kiếm càng sớm càng tốt. Chúng tôi không tin người Việt Nam. Họ không có khả năng lắm”.
Lúc vừa mới nghe, người Việt có phiền lòng nhưng thông cảm vì nghĩ đơn giản “họ đang bấn loạn vì không biết người thân sống chết ra sao”. Nhưng sự việc không thể dùng hai từ “thông cảm” để nghĩ về Trung Quốc khi Tướng Trung Quốc Doãn Trác ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”.
Ngay khi vừa nhận được tin dữ về chiếc máy bay mất tích bí ẩn, Việt Nam điều máy bay, tàu của Cảnh sát biển, Hải quân và tìm kiếm cứu nạn 113 quần đảo 24/24 với hy vọng sớm xác định dấu viết máy bay MH370. Hình ảnh thân thiện này của Việt Nam đã được báo chí nước ngoài tham gia tác nghiệp đánh giá cao.
Trên máy bay không có người nào mang quốc tịch Việt Nam, nhưng Việt Nam đã nhiệt tâm ra sức giúp đỡ, không vì cái khoảng cách “biên giới” mà đắn đo, suy nghĩ. Còn Trung Quốc viện cớ: “Hiện nay hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần”. Lãnh đạo Trung Quốc không chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm người dân mất tích (có 2/3 trong số 227 hành khách trên chuyến máy bay bị mất tích là người Trung Quốc) mà còn thừa cơ hội, phơi bày trắng trợn dã tâm đòi “xây dựng một sân bay ở Trường Sa và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực”.
Cùng thời điểm với vụ máy bay Malaysia mất tích thì một vụ việc khác tại vùng biển Hoàng Sa cũng xảy ra khi tàu Trung Quốc cướp phá vô nhân đạo đối với tàu cá Khánh Hòa KH 90746-TS của ông Phan Quang. Lời nói của ông Doãn cho thấy tư tưởng vô nhân đạo của Trung Quốc đối với người dân các nước mà còn mượn cái cớ người dân mình mất tích để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Rất nhiều câu hỏi đặt ra sau bức rèm sự kiện máy bay Boeing 777-200 này.
Lính Trung Quốc đồn trú trên công sự nhà nổi kiên cố xây dựng trái phép tại Đá Chữ Thập, Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Đá Chữ Thập, Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và cắm bia "chủ quyền" phi pháp tại đây. Mọi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa trong hình ảnh này đều là phi pháp, vô hiệu.
Thay vì ra sức tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn thì Trung Quốc dường như chỉ đứng bên ngoài xỉa xói và ra lệnh, đẩy hết trách nhiệm cho phía Malaysia. Tờ China Daily của Trung Quốc khẳng định: “Hành động khủng bố không thể bị loại trừ” và chỉ trích mạnh mẽ Malaysia, hãng hàng không quốc gia của 
nước này trong việc xử lý vụ máy bay mất tích, yêu cầu phải có câu trả lời bất chấp cuộc điều tra mới đang ở giai đoạn đầu, và đề nghị có các nỗ lực nhanh chóng hơn. Câu hỏi đặt ra là: “Hành động khủng bố không thể bị loại trừ” mà Trung Quốc đề cập đến là ý gì? Phải chăng là Trung Quốc muốn nói đến không tặc hay có kẻ phá hoại? Nếu như Trung Quốc muốn dìu dắt dư luận đi đến suy nghĩ rằng “có kẻ khủng bố” thì người mà cộng đồng nghi ngờ đầu tiên chính là người Ngô Duy Nhĩ hoặc người đã tung ra câu nói đầy “đanh thép” này.
Vì sao vậy? Vì không một vị lãnh đạo thương dân nào lại nghĩ nhiều hơn đến việc xâm lược đất nước người khác hơn là nghĩ cách tìm ra những người dân của mình đang không biết sống chết ra sao? Trong lúc cả thế giới hướng tình thương về những người dân bạc mệnh của mình thì mình lại mượn cớ cứu hộ để bành trướng, xây dựng trái phép trên lãnh thổ của người khác. Phải chăng là lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng người dân của mình là “bình phong”, lợi dụng tình thương của cộng đồng để phục vụ cho dã tâm của mình. Đến nỗi đã có nhiều thành viên mạng xã hội đặt câu hỏi nghi vấn không thể loại trừ khả năng chính lãnh đạo Trung Quốc đã “khủng bố” máy bay Boeing 777-200 để thực hiện mưu đồ?
Điều tệ hại nhất ở Trung Quốc là, để thực hiện dã tâm của mình, Trung Quốc đã không đưa các thông tin tốt đẹp mà người Trung Quốc nhận định về Việt Nam trong việc tham gia cứu hộ. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ “khuyến khích” đăng tải thông tin có lợi cho mình và những nhận định từ Phóng viên Wang Shuang của CCTV thường trú tại Việt Nam, là đầu mối quan trọng để phóng viên Trung Quốc khai thác thông tin: “Giới truyền thông quốc tế đang được tạo điều kiện để tiếp cận thông tin khá tốt. Phía Việt Nam đã hỗ trợ khá tốt các cơ quan báo chí… Tôi là một người Trung Quốc và tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn chân thành sự nỗ lực của các bạn trong vụ này” thì người Trung Quốc có biết điều này không?
Trung Quốc đang thừa cơ hội hay tạo ra cơ hội, giở chiêu trò đi thẳng vào trái tim, lấy tình thương của cộng đồng để làm bàn đạp từng bước tiến xa trong vấn đề bành trướng lãnh thổ? Câu trả lời có lẽ là ở các bạn thông qua những phản ảnh trong từng hành động mà lãnh đạo Trung Quốc hành xử!

No comments:

Post a Comment